1. Phân tích ngữ pháp câu văn: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta thừa nhận mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới” và gọi tên kiểu câu ấy.
2. Xác định ngữ pháp câu văn: “Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”. Việc sử dụng kiểu câu này có tác dụng gì trong giao tiếp?
3. “Không nên lấy việc ai đó xăm một hình đang thịnh hành làm bằng chứng cho lối sống buông thả, hãy coi đó như một hệ quả hoàn hảo mà quá trình hoàn thiện cuộc sống chúng ta có thể đã tạo ra và trải qua. Vấn đề là khi nào chúng ta có thể nghĩ về nhũng thứ quan trọng hon. Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khi và ngắm nhin quang cảnh nâng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thể giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cám giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình”.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley –
David McCullough)
a. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Tác giả sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu? (0.5 điểm)
b. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Câu văn nào mang nội dung luận điểm? (0.5 điểm)
c. Tại sao tác giả cho rằng: “Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta”? (1 điểm)