Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Long Lười
Xem chi tiết
Khinh Yên
17 tháng 7 2021 lúc 14:56

refer

*Về nội dung: phân tích sự phát triển thái độ của bé Thu từ khi gặp cha đến khi bỏ sang bà ngoại. Vì không nhận ra ông Sáu là cha nên bé Thu đã đối xử với ông như với người xa lạ:

- Khi gặp: nó sợ hãi bỏ chạy.

- Những ngày ông Sáu ở nhà: nó tìm mọi cách để không phải gọi ông Sáu là cha.

- Đặc biệt, trong bữa ăn, nó khước từ sự chăm sóc của ông và bỏ sang nhà ngoại.

08-9.4 Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Phương nhi Trần
29 tháng 12 2021 lúc 18:09

Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm hay và nhiều xúc cảm về tình cha con trong thời chiến. Câu chuyện cha con của bé Thu và ông Sáu thực chất không hề lạ lẫm nhưng lại có màu sắc rất riêng. Nguyễn Quang Sáng đã có nhiều dụng công để phân tích nhân vật Thu, điển hình của những cô bé nhỏ nhắn nhưng có sức mạnh phi thường, tuy có chút ngang ngạnh nhưng lại nhiều chiều sâu cảm xúc, sâu sắc vô cùng.

Bé Thu là một nhân vật của văn chương nhưng bé Thu được miêu tả và hiện hữu một cách rất chân thực trong đời sống của Việt Nam ta trong những năm tháng ròng rã của chiến tranh khi đó. Thời kì đó, những em bé có hoàn cảnh như Thu là nhiều vô kể, tất cả đều do chiến tranh, khói lửa bom đạn mà ra. Chiếc lược ngà được kể lại qua sự chứng kiến của anh Ba, người đồng đội của ông Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của anh Ba, người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn tình cảm cha con thiêng liêng, bất tử của hai cha con ông Sáu.

Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do chiến tranh gian khổ và kéo dài. Khi ông Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến ròng rã tám năm mới về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha không giống trong bức ảnh chụp chung với má. Tám năm đã là cả quãng đời của một đứa trẻ như Thu, tám năm trong đời không biết mặt cha, không rõ nổi hình dung, bởi vậy, việc nhận cha một cách đột ngột với Thu quá bất ngờ, không dễ dàng gì để chấp nhận. Em đối xử với ba như người xa lạ. Thu không chịu nhận ông Sáu là ba.

Bé Thu còn rất nhỏ tuổi nhưng rất có cá tính. Một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi nhận ra ba.

Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột của ông Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiếu thốn trong tám năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần.

Thu vẫn cố chấp với suy nghĩ riêng của bản thân. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, dọa đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm ông Sáu đau đớn tột cùng. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi ông Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh.

Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó”. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé tám tuổi mong chờ giây phút gặp ba không kém gì so với nỗi lòng của ông Sáu. Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”. Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra, trong hoàn cảnh này là có chút đau đớn vì sắp phải xa ba.

Bé Thu là một cô bé rất đặc biệt, sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài cũng rất đặc biệt, mới có 8,9 tuổi nhưng lại có chính kiến rất rõ ràng, rất chín chắn và chững chạc so với lứa tuổi. Tình cảm cha con của ông Sáu được bùng nổ mạnh mẽ từ những cảm xúc của Thu. Tình cha con cao đẹp, thiêng liêng và bất diệt

TT
Xem chi tiết
TT
16 tháng 1 2022 lúc 22:09

ad giúp e vs

 

Diệu Hằng Viên
Xem chi tiết
Minh Hồng
15 tháng 2 2022 lúc 21:58

Refer

Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.

Thành Nguyễn Văn
Xem chi tiết
jjliegild
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Sáng
Xem chi tiết
zero
13 tháng 2 2022 lúc 16:54

refer

Rất ít các tác phẩm viết về tình cảm cha con, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công với chủ đề này qua tác phẩm " Chiếc lược ngà" của mình. Tình cảm cha con sâu đậm và cảm động của ông Sáu và bé Thu được bộc lộ rõ nét nhất là trong cảnh chia tay. Sau khi mà bé Thu đã có những điều hỗn láo với ông Sáu vì không nhận được đó là ba. Nhưng khi biết được đó chính là ba của mình thì tác giả là đẩy tình cảm đó lên một bậc nữa thông qua cảnh chia tay. Bé Thu về đến nhà khi thấy ông Sáu sắp lên đường đã chạy lại ôm chầm lấy cha,lúc này cũng nước mắt của bé Thu cũng không ngừng xuống. Bé Thu chắc hẳn không biết rằng đó là lần cuối cùng mà con bé gặp lại được cha của mình. Bé Thu đã không thể không kìm nén cảm xúc của mình ngay lúc này, mà ôm hôn lên vết sẹo trên mặt ba và bật lên những tiếng gọi ba đầu tiên. Nếu không có vết sẹo ấy thì chắc hẳn là bé Thu đó có thời gian ở bên ba ngập tràn sự hạnh phúc. Bé Thu không muốn cho ông Sáu đi ngay lúc này. Nhưng mà vì nhiệm vụ với đất nước chưa hoàn thành vậy nên ông Sáu vẫn phải chào tạm biệt đứa con bé bóng của mình để lên đường. Tình cảm sâu nặng ấy, cảm động của hai cha con khiến cho chúng ta cũng cảm động, thương xót cho hoàn cảnh đó và cũng là lần gặp cuối cùng của cha con ông Sáu. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống và tâm lý nhân vật trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Li An Li An ruler of hel...
13 tháng 2 2022 lúc 16:57

Tham khảo

Rất ít các tác phẩm viết về tình cảm cha con, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công với chủ đề này qua tác phẩm " Chiếc lược ngà" của mình. Tình cảm cha con sâu đậm và cảm động của ông Sáu và bé Thu được bộc lộ rõ nét nhất là trong cảnh chia tay. Sau khi mà bé Thu đã có những điều hỗn láo với ông Sáu vì không nhận được đó là ba. Nhưng khi biết được đó chính là ba của mình thì tác giả là đẩy tình cảm đó lên một bậc nữa thông qua cảnh chia tay. Bé Thu về đến nhà khi thấy ông Sáu sắp lên đường đã chạy lại ôm chầm lấy cha,lúc này cũng nước mắt của bé Thu cũng không ngừng xuống. Bé Thu chắc hẳn không biết rằng đó là lần cuối cùng mà con bé gặp lại được cha của mình. Bé Thu đã không thể không kìm nén cảm xúc của mình ngay lúc này, mà ôm hôn lên vết sẹo trên mặt ba và bật lên những tiếng gọi ba đầu tiên. Nếu không có vết sẹo ấy thì chắc hẳn là bé Thu đó có thời gian ở bên ba ngập tràn sự hạnh phúc. Bé Thu không muốn cho ông Sáu đi ngay lúc này. Nhưng mà vì nhiệm vụ với đất nước chưa hoàn thành vậy nên ông Sáu vẫn phải chào tạm biệt đứa con bé bóng của mình để lên đường. Tình cảm sâu nặng ấy, cảm động của hai cha con khiến cho chúng ta cũng cảm động, thương xót cho hoàn cảnh đó và cũng là lần gặp cuối cùng của cha con ông Sáu. Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống và tâm lý nhân vật trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

 

 

Buồn nhiều lắm
13 tháng 2 2022 lúc 16:59

tham khảo : 

Sau tám năm xa cách gia đình, vợ con để đi chiến đấu lúc nào ông Sáu cũng nuôi trong mình hy vọng là được về thăm nhà. Thế rồi cái ước mơ đó đã trở thành hiện thực, ông được về thăm nhà, thăm vợ con. Lúc về đến nhà ông vô cùng hồi hộp được nhìn thấy đứa con sau bao năm xa cách, nhưng ông càng hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Bé Thu - con gái ông đã không nhận ra cha bởi vì cái vết thẹo dài trên má. Chỉ vì cái vết thẹo mà chiến tranh tàn khốc đã gây nên đã tạo ra những bi kịch đáng buồn, là bức rào ngăn cản cha con. Hành động chạy vụt đi của bé Thu khi ấy cũng chỉ là xuất phát từ tình yêu mà bé dành cho cha, vì người cha trước mặt không giống với người cha trong ảnh mà mẹ đã chỉ. Bé cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh, không được sống gần gũi, yêu thương của cha mà phải xa cha từ nhỏ. Nhưng vết thẹo dài trên mặt ấy chỉ là bức cản tạm thời, nó đã không che lấp được tình cha con. Tình cha con sâu nặng đã vượt lên trên tất cả sự đau thương mất mát để được bên nhau. Tuy chỉ là nhưng giây phút ngắn ngủi nhưng chứa đựng là những kỷ niệm khó quên trong tâm hồn bé Thu và ông Sáu. Mà có lẽ, ta không thể không xúc động trước tình cảm yêu thương tha thiết của ông Sáu dành cho đứa con gái. Ôi ! ta phải thốt lên trước những hành động suy nghĩ của ông Sáu khi ở căn cứ. Vì nỗi nhớ thương con da diết đã khiến ông dồn hết tâm trí và sức lực những lúc dỗi dãi ông chau chuốt làm cho con một chiếc lược thật đẹp bằng ngà voi. Cái hình ảnh ấy cứ thấp thoáng đâu đây: " Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc". Chiếc lược đã trở thành vật thiêng liêng quý giá chứa đựng bao nỗi nhớ thương yêu con của ông Sáu. Ông đã từng tưởng tượng cái giây phút hạnh phúc khi được tận tay trao chiếc lược cho con nhưng tất cả đã trở thành kỷ niệm, ông Sáu đã hy sinh. Một lần nữa người đọc lại thấm thía về sự mất mát hy sinh của chiến tranh. Thật chẳng thể quên về những kỉ niệm này.

Trâm Đây Này
Xem chi tiết
02 -Quốc Anh Lớp 8A2
3 tháng 11 2021 lúc 9:35

Thái Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương
22 tháng 3 2022 lúc 19:29

Mình triển khai ý cho bạn viết nhé

^ Câu chủ đề (câu mở đoạn) - Luận điểm chính: Tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bé Thu chối bỏ mình đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng diễn tả chân thực trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà".

^ Thân đoạn:

* Giới thiệu nhân vật ông Sáu: Ông Sáu là ba của bé Thu, một liệt sĩ đã hi sinh anh dũng trên con đường giải phóng Tổ quốc, đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc.

* Luận điểm 1: Trước hết, tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bé Thu chối bỏ mình được thể hiện qua tâm trạng của chính ông Sáu khi mới gặp bé Thu ở bến xuồng.

- Lúc mới gặp con, ông Sáu nôn nóng, vồ vập, xúc động tận cùng sau 8 năm xa cách, mong nhớ con:

+ Ông không thể chờ xuồng cập bến, nhảy từ xuồng lên bờ, gặp bé Thu - tóc ngang vai, tầm 8 tuổi, mặc áo bông - đang chơi nhà chòi cùng đám bạn.

+ Ông dang hai tay rộng mở, gọi Thu bằng giọng lập bập, run run: "Ba đây con!"

+ Vết thẹo dài bên má phải của ông đỏ ửng, giần giật, trông rất "dễ sợ". 

* Luận điểm 2: Đặc biệt, tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bị bé Thu chối bỏ còn được thể hiện qua chính tâm trạng đau khổ, hụt hẫng nơi ông Sáu khi bé Thu không nhận ông là cha.

- Ông ngạc nhiên và bất ngờ trước thái độ của bé Thu:

+ Đáp lại sự mong nhớ, vồ vập của cha thì Thu lại sững sờ, ngơ ngác, thậm chí phản ứng lại: gọi mẹ 

+ Không chấp nhận cái ôm của ông Sáu

+ "Giật mình tròn mắt nhìn" ông, tỏ ra lạnh nhạt, xa cách

- Ông thất vọng, đau đớn, hụt hẫng trước thái độ của con.

^ Kết đoạn: Tóm lại, bằng hình ảnh truyện chân thực, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã làm sáng tỏ tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bị bé Thu chối bỏ, qua đó lên án chiến tranh và ca ngợi tình phụ tử cao đẹp, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.