Những câu hỏi liên quan
thị Đoàn nguyễn
Xem chi tiết
Không Quan Tâm
Xem chi tiết
Kieu Diem
17 tháng 12 2020 lúc 22:45

Gợi ý nhé: Trong "Làng'' chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe làng bị đốt nhẵn .Mới đọc chi tiết này ta tưởng như vô lý bởi vì một căn nhà là cả một tài sản quá lớn.Hơn thế nữa nó còn gắn với biết bao kỉ niêmk thiêng liêng của mỗi con người.Mất bó ai mà không xót xa đau đớn?Thế nhưng ông Hai lại có cử chỉ "múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng,sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường.nếu đặt mình trong hoàn cảnh ông Hai và làng chợ Dầu đang mang hai tiếng "Việt gian" và ông Hai đang ở tâm trạng đau khổ như thế nào mới thấy được sự sung sướng của ông Hai là có lí.ông không vui sươbgs sao được khi nhà ông bị Tây đót là bằng chứng hùng hồn rằng làng Chợ Dầu của ông vẫn theo kháng chiến,theo cách mạng.Đó là một làng quê anh hùng đứng dậy chống thực dân Pháp.chắc hẳn mất nhà ông hai vẫn đau lắm chứ,xót xa lắm chứ.Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được,song danh dự của làng đâu có dễ lấy lại?ông quên mất sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp,sức mạnh chung của làng quê đất nước.Có thể thấy niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của làng Chợ Dầu.Thế mới biết ông Hai yêu làng thiết tha đến chừng nào1Tình yêu làng quê được mử rộng,hòa quyện trong tình yêu tổ qiốc thật dâu nặng và thiêng liêng.

Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Đỗ Thảo Nguyên
16 tháng 9 2021 lúc 22:00

Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thanh Hương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 1 2023 lúc 16:22

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề "sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống".

Mẫu: Để 1 đất nước hưng thịnh, phát triển thì không thể nào thiếu đi sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống.

Thân đoạn:

- Liệt kê những việc làm đóng góp của người dân:

+ Học tập, cống hiến trí tuệ/ sự thông minh/ tài năng của mình buôn bán làm giàu cho đất nước.

+ Dạy dỗ những mầm non của đất nước.

+ Dọn dẹp, giữ sạch sẽ thiên nhiên của đất nước.

+ Bảo vệ đất nước.

+ ..

- Tầm quan trọng:

+ Thúc đẩy nền kinh tế, quân sự,.. của nước nhà phát triển.

+ Giúp đất nước trở nên hùng mạnh hơn bởi "dân giàu thì nước mạnh".

+ ....

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề.

ĐỖ ĐỨC ANH
Xem chi tiết
Dark_Hole
15 tháng 2 2022 lúc 11:13

Tham khảo: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

dương nguyễn
15 tháng 2 2022 lúc 11:13

tham khảo:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “ lời hay, ý đẹp”.

 

banana
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
4 tháng 12 2018 lúc 14:55

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

banana
4 tháng 12 2018 lúc 20:29

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

Quyen Nguyen Tran Thuc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Quy Hang
Xem chi tiết