Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 10 2019 lúc 2:14

Gợi ý làm bài

-     Nhu cầu du lịch sinh thái của du khách (trong và ngoài nước) ngày càng lớn.

-    Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.

-      Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như: các dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp, hệ thống các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các bãi biển đẹp, suối nước nóng,...

Tạo việc làm, cải thiện đời sông nhân dân, tăng nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 3 2019 lúc 15:02

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm:

+ Tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,5°C; Huế: 25,2°C; TP. Hồ Chí Minh: 27,1°C).

+ Nguyên nhân: Càng vào nam, càng gần Xích đạo hơn. Mặt khác, Hà Nội chịu tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất, Huế chịu tác động yếu hơn, TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất:

+ Ở Hà Nội và Huế là tháng VII, do vị trí gần chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn và Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc vào ngày 22/6. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vào tháng IV, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và trùng với mùa khô. Nhiệt độ tháng thấp nhất ở Hà Nội và Huế là tháng I, TP. Hồ Chí Minh là tháng XII, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam và TP, Hồ Chí Minh gần chí tuyến Nam hơn Hà Nội và Huế.

+ Nhiệt độ tháng VII cao nhất ở Huế, tiếp đến là Hà Nội, thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu do ở Huế và Hà Nội chịu tác động cửa gió phơn Tây Nam khô nóng, trong đó Huế chịu tác động mạnh hơn nhiều so với Hà Nội.

+ Nhiệt độ tháng I thấp nhất ở Hà Nội, tiếp đến là Huế, cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở phía bắc nước ta.

- Biên độ nhiệt:

+ Giảm dần từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 12,5°C; Huế: 9,4°C; TP. Hồ Chí Minh: 3,2°C).

+ Nguyên nhân: về mùa hạ, nhiệt độ tương đối đồng nhất trong cả nước. Về mùa đông, ở phía bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, trong đó Hà Nội chịu tác động mạnh hơn ở Huế, phía nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn; từ đó biên độ nhiệt càng vào nam càng nhỏ hơn

- Biến trình nhiệt: Hà Nội và Huế có một cực đại, liên quan đến vị trí gần chí tuyến, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại, liên quan đến thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau (tháng IV và tháng VIII).

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa năm:

+ Lớn nhất ở Huế, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh, thấp nhất là Hà Nội.

+ Mưa nhiều nhất ở Huế do tác động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình dãy Trường Sơn chắn gió, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Tây Nam...

+ TP. Hồ Chí Minh có mưa nhiều hơn Hà Nội, do mưa suốt trong cả mùa mưa và hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam đã làm cho mùa mưa dài thêm, đến hết tháng XI mới kết thúc. Ở Hà Nội, đầu mùa mưa lượng mưa ít do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng và chủ yếu mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; giữa và cuối mùa mưa nhiều nhưng mùa mưa kết thúc trước TP. Hồ Chí Minh 1 tháng. Tuy ở Hà Nội về mùa đông có mưa phùn, nhưng lượng mưa không đáng kể.

- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh là tháng IX, liên quan đến thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. Ở Huế, mưa nhiều vào tháng X liên quan đến tác động của các nhân tố gây mưa như: gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp, bão...; trong đó, có nhiều nhân tố hoạt động cùng lúc gây mưa rất lớn, ví dụ: vừa có áp thấp, gió mùa Tây Nam, vừa có gió mùa Đông Bắc... trong cùng một thời gian.

- Mùa mưa:

+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa từ tháng V - X, do tác động của gió mùa mùa hạ, đặc biệt là gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa kéo dài thêm 1 tháng, liên quan đến hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở đây.

+ Huế có mùa mưa lệch về thu đông (tháng VIII - XII), do đầu mùa hạ có hoạt động của gió phơn Tây Nam khô nóng; cuối mùa do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình chắn gió gây mưa.

Nhã Uyên Đinh Bùi
Xem chi tiết
Hạ Mặc Tịch
19 tháng 2 2021 lúc 19:45

1/ Cây chè trồng khắp các tỉnh ở trung du miền núi bắc bộ, được trồng nhiều trên các đồi núi. Diện tích và sản lượng chè đứng đầu cả nước. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên, Bắc Giang...

- Cây chè phát triển ở vùng này vì: khí hậu lạnh phù hợp với sự phát triển, sinh trưởng của cây; nhiều diện tích đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp; có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh trồng chè; đay là cây truyền thống, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác; chè đc sử dụng khắp cả nc thúc đẩy sự phát triển.

2/ - Duyên hải NTB thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế vì: đây là vùng có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng, các địa điểm tham quan du lịch như sở thú, bảo tàng, các di tích lịch sử...; thời tiết mát mẻ, ít bão, thuận lợi cho các hđ du lịch diễn ra trong cả năm; vị trí nằm trên trục giao thông bắc - nam, có nhiều trục đường lớn và cảng biển, thuận lợi thu hút khách du lịch; các cấp lãnh đạo các tỉnh có nhiều chính sách thu hút khách du lịch tỏng và ngoài nc.

- BTB thường có nhiều thiên tai vì:

+ vào mùa đông, gió mùa đông bắc từ cao áp xi bia thổi xuống bị lệch về hướng đông ra biển, mang theo hơi ẩm từ biển vào, thổi vào vùng BTB, hướng của gió vuông góc với hướng của địa hình nên kia gió mùa đông bắc thổi tới thì bị dãy trường sơn bắc chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa, trút hết ở đồng bằng BTB ( phía đông dãy TSB), tạo nên các cơn bão, cơn mưa ở BTB.

+ vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ vịnh ben- gan tới mang theo hơi ẩm từ biển vào. Khi đi qua phần đất liền của thái lan , campuchia, lào đến phía tây dãy trường sơn bắc thì bị chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước, trút hết mưa ở phía tây dãy TSB, khi vượt qua dãy núi thì không còn hơi nước và trở nên khô nóng, làm phía đông TSB (phía đồng bằng) không có mưa, nắng nhiều, thời tiết khô nóng ( hiện tượng foehn).

 

 

 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
21 tháng 9 2017 lúc 16:40

- Những con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất:

    + Con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật: Quang hợp ở thực vật (CO2 trong không khí nhờ quá trình quang hợp ở thực vật tạo thành các chất hữu cơ). Các vật chất đó được trao đổi qua các bậc dinh dưỡng.

    + Con đường cacbon trở lại môi trường không khí và môi trường đất: Hô hấp ở động vật và thực vật, quá trình phân giải chất hữu cơ, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông,… của con người,….

- Không phải lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín vì một phần bị lắng đọng dưới dạng dầu lửa, than đá,…

Lê Gia Thành
Xem chi tiết
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
18 tháng 11 2017 lúc 7:15
Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục
- Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. X  
- Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg. X  
- Gà trống biết gáy.   X
- Gà mái bắt đầu đẻ trứng.   X
- Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. X

Lê Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Vy trần
8 tháng 10 2021 lúc 22:09

câu 2:

Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi rồi mọc đuôi mới gọi là tái sinh một phần cơ thể.

Sinh sản là tạo ra cơ thể mới.

Vy trần
8 tháng 10 2021 lúc 22:10

câu 5:

Cơ thể là một khối những tế bào sống liên kết vs nhau và đòi hỏi những đk thích hợp để duy trì hoạt động của sự sống. Việc hoạt động nhiều sẽ gây nên hiện tượng khát ôxi, não bắt đầu ra hiệu cho hệ hô hấp rằng:"các tế bào chân(tay) hoạt động nhiều quá và chúng cần cung cấp oxi nhiều hơn"(axit lactic làm cơ mỏi do bị thiếu oxi nên não ra lệnh cho hệ hô hấp gia tăng lượng oxi để đáp ứng hoạt động của tế bào)

Lê Thanh Mai
9 tháng 10 2021 lúc 9:55

4. vi trong dieu kien kho rao, da giun bi kho khong con am uot. khi do oi va cacbonic khong kuyech tan qua da, giun ko the ho hap nen bi chet

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 5 2019 lúc 16:33

Gợi ý làm bài

a) Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên

- Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.

+ Đất feralit trên đất badan (diện tích khoảng 2 triệu ha), phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất màu mỡ, có tầng phong hoá sâu, rất thuận lợi để trồng các cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất feralit trên các loại đá khác, phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi nước ta, trong đó nhiều loại sau khi cải tạo có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm.

+ Đất xám trên phù sa cổ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và rải rác ở Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.

+ Một số loại đất khác (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn,...) cũng có thể trồng được cây công nghiệp lâu năm, điển hình là cây dừa.

- Nguồn nước dồi dào do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây công nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng (theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao) nên có thể đa dạng hoá các cây công nghiệp lâu năm (cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới).

* Điều kiện kinh tế- xã hội

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến,...) phục vụ cho việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.

- Việc đảm bảo an toàn về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm nói riêng nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các vùng chuyên canh cây công nghiệp,...

b) Khó khăn

* Điều kiện tự nhiên

- Thiếu nước tưới trong mùa khô, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh quy mô lớn như ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hoá đất ở các vùng đồi núi còn cao,...

- Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão,...) cũng gây ra những thiệt hại nhất định.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phân bố lao động không đồng đều dẫn tới tình trạng thiếu lao động ở các vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm.

- Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu.

- Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động (nhu cầu, giá cả,...).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 2 2018 lúc 7:10

HƯỚNG DẪN

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.