Lập bảng kế hoạch cho 8 ngày nghỉ Tết của mk.
Ai nhanh mk tích.
Hãy lập kế hoạch và chương trình hoạt động của chính bản thân em trong những ngày nghỉ tết Quý Mão-2023
Hưởng ứng Tết trồng cây , ngày thứ nhất xã A đã trồng được 3/5 kế hoạch , ngày thứ hai trồng được 1/4 kế hoạch . Hoi xa A còn phải trồng thêm bao nhiêu phần kế hoạch .
Mình sẽ tích cho ai có câu trả lời nhanh và đầy đủ
xã a đã trong lá
3/5+1/4=17= 17/20
vay con phai làm là
1- 17/20= 3/20
đáp số : 3/20
Số phần kế hoạch xã A đã trồng được là:
3/5 + 1/4 = 9/10(kế hoạch)
Số phần kế hoạch xã A còn phải trồng là:
1-9/10=1/10(kế hoạch)
Đ/s: 1/10 kế hoạch.
Cả hai ngày xã A đã trồng được số phần kế hoạch là:
\(\frac{3}{5}+\frac{1}{4}=\frac{17}{20}\)(kế hoạch)
Xã A còn phải trồng thêm số phần kế hoạch là:
\(1-\frac{17}{20}=\frac{3}{20}\)(kế hoạch)
em đã bao giờ lập kế hoạch cho mk trong học tập , trong công việc và sinh hoạt hằng ngày chưa ? em đã lập kế hoạch như nào ? kết quả thực hiện kế hoạch đó của em ra sao ? giúp mk với cần gấp huhu mai nộp rồi
viết một đoạn văn về kế hoạch 2 ngày cuối tuần. 1 ngày thôi cũng được
ai nhanh và đúng mk tik cho
Sau một kì học đầy căng thẳng, mình được bố mẹ cho về quê thăm nội, bỏ lại cuộc sống ồn ào chốn thành thị. Quê nội là một mảnh đất nhỏ bé, thanh bình bên cạnh dòng sông Hồng. Không khí ở đây rất trong lành, không ồn ào, ô nhiễm như ở thành phố mình sống. Hai bên đường là những hàng cây xanh mướt và tiếng chim hót véo von bên tai. Trước sân nhà bà có mộ mảnh vườn nho nhỏ. Mỗi buổi sáng, sau khi quét nhà, mình lại được bà dẫn ra vườn để tưới rau, cho gà ăn. Cảm giác nhìn từng đàn gà nhỏ vàng tơ chạy loanh quanh bên chân thật là thích. Buổi chiều, mình lại được anh dẫn đi thả diều trên chiều đê dài với lũ trẻ con hàng xóm. Bọn trẻ còn bày ra một số trò chơi thú vị như đuổi bắt, bịt mắt bắt dê, ... Đối với mình, mọi thứ ở đây thật mới mẻ và thú vj. Sau chuyến về quê ấy, mình đã biết bơi và còn học được bao điều hay ho khác. Hi vọng hè năm sau bố mẹ sẽ lại cho mình về nội chơi.
Ok nha
bạn thử viết về việc bn đi chs đâu đó xong lập lên một ké hoạch củ thể
Lập dàn ý cho bài văn tả quang cảnh ngày Tết trên quê hương em
Nhanh nhé bn
Cảm ơn nhiều
Ai nhanh mk tick
Cứ trả lời là mk tick cho
1- Mở bài:
Giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em.
2- Thân bài:
Miêu tả chi tiết cảnh chợ hoa xuân:
- Không khí, quang cảnh chung của chợ hoa.
- Cảnh thiên nhiên: nắng, trời, gió…
- Các loài hoa được trưng bày ra sao ? Đặc điểm riêng của từng loài hoa như thế nào? (màu sắc, hương thơm, dáng cây…)
- Cảnh người đi xem hoa, chiêm ngưỡng, cảnh mua bán hoa…
3- Kết bài
Nêu cảm nghĩ về chợ hoa xuân vừa tả
k nha
Tả theo từng góc độ nhé các bn
Tả cảnh trước tết mọi người chuẩn bị ra sao
Trong tết như thế nào
Trong kì nghỉ vừa qua, em đã được đón Tết bên người thân và bạn bè. Em hãy kể lại những ngày Tết ý nghĩa đó.
Các bn ơi giúp mk vs, mk đg cần gấp.
Ai nhanh 3 tick!
Tết là một lễ hội quốc gia và gia đình. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc với người mua sắm Tết. Ở nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp, thức ăn đặc biệt được nấu chín, các món ăn, nước ngọt, hoa và trầu được bày sẵn. Từ sáng sớm tinh mơ ngày mùng 1 Tết, em và mẹ đã dạy từ rất sớm để dọn và bày mâm cỗ lên bàn thờ. Em còn cắm một lọ hoa thật là đẹp giúp mẹ đặt lên bàn. Bố em và anh trai em thì bày mâm cỗ tại phòng khách để chuẩn bị đón khách tới chúc Tết đầu năm. Ôi! Không khí ngày đầu năm thật là vui biết bao, em rất thích ngày Tết!
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.
Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.
Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.
Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.
Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.
Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.
Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.
Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
Cho tình huống:
Vào đầu năm học, Phong lập cho mình một bảng kế hoạch làm việc, học tập chi tiết các ngày trong tuần. Khi lập bảng kế hoạch này, Phong đã hỏi ý kiến, trao đổi với bố mẹ và được bố mẹ nhất trí. Phong thực hiện theo bảng kế hoạch đầy đủ không bỏ sót việc nào, đúng thời gian đề ra.
-Em hãy nhận xét về việc làm của bạn Phong?
-Theo em, khi bảng kế hoạch làm việc đã được lập thì có thể thay đổi được không? Vì sao?
Tham khảo
1. Em nhận thấy, Phong không nên thay đổi bảng kế hoạch liên tục như vậy. Làm như vậy chứng tỏ Phong chưa thực sự kiên trì và quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình mà mỗi lần gò bó hay chán nản Phong lại tự thay đổi kế hoạch mới.
2. Thay đổi kế hoạch liên tục như vậy sẽ không bao giờ có kết quả cao trong học tập và công việc. Kế hoạch cần được ổn định, trừ trường hợp thấy bất hợp lí thì mới thay đổi
Sắp nghỉ hè,ai cũng hăng hái lên kế hoạch cho mình để tận hưởng một mùa hè thật sôi động riêng Quyết lại buồn bã than phiền.Hãy dùng lập luận của mình để thuyết phục bạn Quyết tham gia các hoạt động thể thao.......
Cíu mk vs,please
này Quyết hè đã đến rồi, chúng ta có biết bao hoạt động và điều thú vị để làm. sao cậu lại buồn bã như vậy? nào đừng buồn nữa, chúng ta cùng chơi, tận hưởng một mùa hè sôi động với bao trò chơi: nào là thả diều, bơi lội, vẽ tranh,... đừng ủ rũ nữa cùng chúng mình đi chới nhé
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ^.^
1. Đội công dân ngày 1 làm đc 27 % kế hoạch. Đội 2 làm đc 36% kế hoạch . Hỏi :
a) Cả 2 đội làm đc bao nhiêu % kế hoạch ?
b ) Cả 2 đội còn phải làm ... % để hoàn thành kế hoạch
2 . 1 nhóm hàng do ko bán dc nen chủ cửa hàng phải giảm giá . Sau 3 lần giảm giá liên tiếp, mỗi lần giảm 10% thì giá lúc sau cùng = bao nhiêu % giá lúc ban đầu
NHANH LÊN NHA MK CẦN GẤP GẤP LẮM LUÔN LUÔN ĐÓ
AI NHANH MK CHO 1 TTIICCK
1,
a) Cả 2 đội làm được số % kế hoạch là :
27% + 36% = 63% kế hoạch
Cả 2 đội còn phải làm số % kế hoạch là :
100% - 63% = 37% kế hoạch
2,
Giá tiền sau mỗi lần giảm giá bằng số % giá tiền trước đó là :
100% - 10% = 90%
Giá tiền sau khi giảm giá lần 1 là :
100% x 90% = 90% giá tiền ban đầu
Giá tiền sau khi giảm giá lần 2 là :
90% x 90% = 81% giá tiền ban đầu
Giá tiền sau khi giảm giá lần 3 là :
81% x 90% = 72,9% giá tiền ban đầu
Đ/s ; 79,2%
~Moon tỷ~