Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
29 tháng 11 2017 lúc 16:42

MB: bạn hãy giới thiệu về nồi cơn điện
TB:
-cấu tạo:Nồi cơm điên thường được làm bằng gang, thiếp, inox,... Nó gồm có hai phần chính là vỏ nồi và ruột nồi. Vỏ nồi thường được phủ nhựa để cách nhiệt, gồm có bộ phận điều khiển, ổ cắm điện, nắp nồi. Ruột nồi bên trong có một lò xo được cấu tạo rất đặc biệt, được làm để chịu lực và truyền nhiệt tốt, thành nồi được mạ kim loại để làm ấm đều xoong.
-cách sử dụng: ta chỉ cần đặt nhẹ xoong vào nồi, đậy nắp lại, găm phít điện rồi nhấn nút COOK trên bộ phận điều khiển là đã có thể sử dụng được.
-chức năng và đặc điểm: vừa nhỏ gọn, rất dễ đem theo đi xa cho những bữa picnic. Ngoài công dụng nấu cơm, nồi cơn điện còn có thể nấu cháo, luộc khoai,... Thao tác sử dụng đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian công sức,....
-cách bảo quản: không được tác dụng lực mạnh lên nồi cơm điện vì sẽ dễ làm mót méo, nên biết sự dụng đúng cách để bảo đảm độ bền của nồi cơm,....
KB: nhấn mạnh về tính năng của nồi cơm điện

Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 20:23

Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào giai đoạn Âu hóa của thời kỳ Meiji. Cuối thời Taisho (giữa thập niên 1920), người ta đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm bếp lò điện và nồi cơm điện.

Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện. Thực chất, đó chỉ là một chiếc nồi có gắn thêm dây điện truyền nhiệt không có chức năng tự động. Nó chỉ đơn giản là một chiếc nồi nấu cơm nhờ sức nóng truyền từ dây điện thay vì nấu trên bếp củi hay bếp gas. Thiết bị này rất bất tiện, đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi nó từ khi bật công tắc nấu cho đến khi cơm được nấu xong. Vậy nên, số lượng sản phẩm bán ra rất chậm. Thay vì được xem là bước đi tiên phong cho chiếc nồi cơm điện hiện đại, nó lại bị xem như là dấu chấm hết cho lịch sử các thiết bị điện.

Năm 1952, công ty điện tử Matsush*ta cũng đưa ra một sản phẩm cùng loại với Mitsubishi với kết quả tương tự. Sony cũng chẳng khá hơn.




Vào khoảng tháng 7/1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsush*ta đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.

Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,80C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 730C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.

Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 900C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.

Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 1000C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.

Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.

Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác. Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Trần Thị Phương Dung
Xem chi tiết
Yu Ri Na
7 tháng 12 2017 lúc 17:57

Hỏi đáp Tiếng anh

Nguyễn Quang Thắng
25 tháng 11 2017 lúc 19:51

first put the rice into the rice cooker. Then, pour water and wash the rice. Finally put the rice cooker into the rice cooker.

hiha

Linh Leo
Xem chi tiết
Thành Hoàng
29 tháng 11 2016 lúc 20:22

k bít nak, e linh tao nek....

trần thị linh
26 tháng 11 2017 lúc 21:17

Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào giai đoạn Âu hóa của thời kỳ Meiji. Cuối thời Taisho (giữa thập niên 1920), người ta đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm bếp lò điện và nồi cơm điện.

Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện. Thực chất, đó chỉ là một chiếc nồi có gắn thêm dây điện truyền nhiệt không có chức năng tự động. Nó chỉ đơn giản là một chiếc nồi nấu cơm nhờ sức nóng truyền từ dây điện thay vì nấu trên bếp củi hay bếp gas. Thiết bị này rất bất tiện, đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi nó từ khi bật công tắc nấu cho đến khi cơm được nấu xong. Vậy nên, số lượng sản phẩm bán ra rất chậm. Thay vì được xem là bước đi tiên phong cho chiếc nồi cơm điện hiện đại, nó lại bị xem như là dấu chấm hết cho lịch sử các thiết bị điện.

Năm 1952, công ty điện tử Matsush*ta cũng đưa ra một sản phẩm cùng loại với Mitsubishi với kết quả tương tự. Sony cũng chẳng khá hơn.Vào khoảng tháng 7/1951 với niềm tin rằng các thiết bị điện tử rồi sẽ trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách mà các nhà sản xuất hàng đầu như Mitsubishi và Matsush*ta đã thất bại: tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh. Dự án do Shogo Yamada, trưởng phòng phát triển thiết bị điện tử, điều hành.

Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,80C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm).Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 730C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt.

Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 900C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.

Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 1000C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.

Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác. Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm.Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng. Chọn mua nồi Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc. Sử dụng Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau. Sửa chữa Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới

Bé Linh
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
8 tháng 12 2017 lúc 18:14

Thuyết minh nồi cơm điện:

1.mở bài:

Trong đời sống của con người hiện này, đồ dùng trong sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. nó gắn bó, gần gữi, thân thiết với chúng ta. Như những đồ dùng khác, nồi cơm điện cũng có tầm quan trọng của chúng

2. thân bài:

* nguồn gốc:

Xuất hiện lần đầu tiên giữ athaajp niên năm 1920. Cuối thập niên 1940, công ty Milsubishi đã sản xuất ra 1 loại nồi những chưa hoàn hảo. tháng 4/1951 công ty Toshiba quyết định cải tiến nồi cơm. Tháng 10/1956 dựu án bắt đầu và 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. năm 1970 nồi cơm điện được phổ biến trên toàn thế giới

*cấu tạo:Nồi cơm điện có 3 bộ phận chính: vỏ, xoong, dây nối

Vỏ: gồm 2 lớp giữa 2 lớp có thủy tinh cách nhiệt có cấu tạo bằng nhiều kiểu khác nhau những nhìn chung có quai cầm phía trên và một nút ấn dùng để mở hoặc đóng. Bên trong có một nắp giả dùng để đựng nước thừa. bên trên có 1 nắp xoáy nhỏ để bốc hơi nước



Nguyễn Hải Đăng
9 tháng 12 2017 lúc 13:16
HOME VĂN HỌC Thuyết Minh Về Nồi Cơm Điện Bài Văn Mẫu Lớp 8, 9 VĂN HỌC

Thuyết minh về nồi cơm điện bài văn mẫu lớp 8, 9

Tháng Mười Hai 3, 2017

Hướng dẫn học sinh lớp 8, 9 làm đề văn thuyết minh về nồi cơm điện, các bài văn chủ đề này rất ít vì vậy các em sẽ gặp khó khăn khi thực hiện bài tập làm văn. Một số gợi ý đơn giản từ Lời Giải Hay sẽ giúp thực hiện bài tập làm văn đạt kết quả cao.

Bài văn thuyết minh về nồi cơm điện

Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.

Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.

Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.

Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận:

Thân nồi: bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt.Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện.

Mâm nhiệt: bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu.

Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn.

Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phân tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.

Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không ? tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.

Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.

Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Khi vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.

Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.

Đạt Trần
25 tháng 12 2017 lúc 20:27

Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.

Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.

Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.



Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận:

Thân nồi: bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt.Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện.

Mâm nhiệt: bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu.

Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn.

Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phân tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.

Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không ? tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.

Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.

Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Khi vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.

Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.

Ng Phan Thanh Hằng
Xem chi tiết
trần thị linh
26 tháng 11 2017 lúc 21:16

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.

Chọn mua nồi

Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.

Sử dụng

Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.

Sửa chữa

Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.




I_AM_BOSS
Xem chi tiết
Hacker♪
12 tháng 9 2021 lúc 10:41

Bài tham khảo 

I. Mở bài: giới thiệu về đồ dùng trong gia đình
Ví dụ:
Một đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình đó là nồi cơm điện. Nồi cơm điện là một đồ dùng trong gia đình, dùng để nấu cơm. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và lượi ích của nồi cơm điện. nồi cơm điện rất gọn nhẹ, tiện lợi và dếuwr dụng, chính vì thế mà nó được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Hầu hết mỗi nhà từ nông thôn đến thành thị hiện nay nhà nào cũng có cho mình một nồi cơm điện.
II. Thân bài: thuyết minh về đồ dùng trong gia đình.
1. Khái quát về đồ dùng trong gia đình (nồi cơm điện):

Dùng để nấu cơmRất tiện lợi, dễ sử dụngLà một sáng tạo của công nghệ

2. Chi tiết về đồ dùng trong nha (nồi cơm điện):
- Nguồn gốc đồ dùng trong gia đình (nồi cơm điện):

Nồi cơm điện có nguồn gốc từ Nhật BảnHiện nay có nhiều loại nồi cơm điện khác nhau

- Cấu tạo của đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện):

Phần vỏ: được làm từ nhựa cứngPhần ruột: được làm từ kim loạiPhần nắp: được làm từ nhựa

- Nguyên lí hoạt động của đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện):

Đổ gạo và nước vào trong nồiGạo sẽ được làm nóng với toàn bộ công suấtTất cả năng lượng dư sẽ chuyển hóa thành hơi nướcNồi sẽ tiếp tục sôi và nóng cho đến khi gạo chinKhi gạo chin nồi cơm sẽ báo

- Công dụng của đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện):

Nấu cơmCó thể chế biến một số món hấp

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện):
Ví dụ:
Nồi cơm điện là một đồ dùng rất hữu ích và có giá trị.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.

Khách vãng lai đã xóa
Hong bé ơi
Xem chi tiết
TV Cuber
18 tháng 3 2022 lúc 20:26

tham khảo

 

Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, con người đã và đang sáng tạo ra rất nhiều những sản phẩm gia dụng điện tử nhằm tối ưu hóa chất lượng và giảm thiểu sức lao động của con người. Một vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung là chiếc nồi cơm điện, sản phẩm trí tuệ con người giúp cải thiện cuộc sống, tiết kiệm thời gian và công sức con người.

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động dùng để làm chín cơm, một chiếc nồi cơm điện bao gồm một nguồn nhiệt, một nồi nấu, một thiết bị cảm ứng nhiệt và vỏ ngoài. Nồi cơm điện có thể được trang bị thêm các chức năng và công dụng khác như cảm biến nhiệt, hấp, nướng không dầu,..

Chiếc nồi cơm điện đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với ngành công nghiệp điện tử rất phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân rất cao. Xuất hiện trước công chúng lần đầu vào năm 1925, hơn hai thập kỉ sau, nồi cơm điện được cải tiến thành loại nồi nấu chín bằng hơi, hoạt động giống chức năng của nồi áp suất. Đến năm 1956, công ty đồ điện tử Toshiba đã cho ra mắt loại nồi cơm điện có thể tự động ngắt nguồn điện khi cơm chín để chuyển sang chế độ hâm nóng, khắc phục toàn bộ các khuyết điểm. Kể từ đó đến nay, nồi cơm điện ngày càng được hoàn thiện về kiểu dáng, kích thước, màu sắc sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Về cấu tạo, một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh gồm phần vỏ, phần nhiệt, dây cắm điện và hệ thống điều khiển điện tử. Dây dẫn được thiết kế nhỏ gọn, có thể rút gọn hoặc tháo rời. Vỏ được làm bằng nhựa chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao và va đập mạnh. Ruột nồi làm bằng gang hoặc kim loại bền, có những vạch đều nhau phân chia lượng nước tương ứng với số lượng gạo. Phía ngoài vỏ là bảng cảm ứng điện tử có các nút phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như nấu, hấp,... Nồi cơm điện cơ thì chỉ có chức năng nấu cơm với một nút bấm duy nhất.

Cách thức hoạt động của một chiếc nồi cơm điện phụ thuộc vào lượng nhiệt dùng năng lượng điện truyền dẫn. Sau khi vo gạo và đổ lượng nước phù hợp, ta đặt phần lõi vào khoảng trống trong nồi, cắm dây điện và bấm nút nấu. Gạo và nước được đun sôi nhờ nhiệt điện, nước sẽ sôi và làm mềm hạt gạo, đồng thời hơi nước được nồi cơm giữ lại, áp suất ngược lại khiến hạt gạo chín đều cả trên và dưới. Cơm chín, nồi cơm sẽ có báo hiệu như tiếng kêu, tiếng nhạc, trên bảng cảm ứng điện tử hiện màu báo hiệu đặc trưng và chuyển về chế độ ủ ấm.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với lúa gạo là thành phần chính trong bữa cơm nên nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tùy thuộc vào nhu cầu và giá thành, nồi cơm điện có nhiều loại nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại được trang bị thêm chức năng làm bánh, hấp cách thủy,... Hình ảnh đại gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm tối đã trở thành truyền thống văn hóa Việt Nam.

Bảo quản nồi cơm điện đúng cách là phương pháp giữ nồi sử dụng được lâu, bền đẹp. Khi mua nồi cơm điện, cần lựa chọn những nhãn hiệu uy tín, có thâm niên trong ngành đồ gia dụng. Chọn loại nồi kín nắp, chắc chắn, chất liệu bên bỉ, bên ngoài không bị móp, méo, trầy xước, ruột nồi không bị tróc hay vỡ nứt. Lựa chọn nồi cơm điện vừa phải đúng nhu cầu sử dụng, không mua nồi quá to hay quá bé so với diện tích căn bếp. Lau vỏ nồi và ruột nồi thường xuyên, đặc biệt chú ý khu vực thoát hơi nước do dễ dính cặn bẩn. Sau mỗi ngày đều rửa nồi gang sạch sẽ, hong khô. Trước khi cho nồi vào cắm điện phải lau sạch nước xung quanh ruột để tránh cháy.

Nồi cơm điện đã và đang được cải tiến để phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Một chiếc nồi cơm điện tốt sẽ sử dụng được rất lâu, vì vậy, nên lựa chọn một chiếc nồi chất lượng với giá thành phù hợp, thay vì tiếc tiền mua một chiếc tạm bợ, kém an toàn.

----

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
18 tháng 3 2022 lúc 20:28

 Bố mik lam Công ty TOSHIBAhiha

Toshiba đã tiến hành những cuộc thử nghiệm với gạo và phát hiện ra rằng chỉ cần đun gạo trong 20 phút sau khi nó bắt đầu sôi thì sẽ có nồi cơm chín. Họ cũng nhận thấy rằng gạo bắt đầu chuyển sang dạng tinh bột ở nhiệt độ 57,80C. Ở nhiệt độ này, cần phải mất 15 đến 16 giờ để chuyển 1,5 kg gạo sang dạng tinh bột (cơm). Tiếp tục với các thí nghiệm tăng dần nhiệt độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy nếu gạo chuyển sang dạng tinh bột ở 730C. Nó sẽ tiếp tục biến đổi ở nhiệt độ đó. Đây chính là nguyên tắc của chiếc nồi cơm điện cách nhiệt. Họ tiếp tục đun gạo ở nhiệt độ 900C trong 20 phút, với nhiệt độ này gạo sẽ được chuyển hoàn toàn sang dạng tinh bột. Theo đó, thì trên lý thuyết chỉ cần nấu gạo ở nhiệt độ đó trong 20 phút hẹn giờ là có thể có cơm chín ngon.Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào gạo thực sự bắt đầu sôi, và làm thế nào để có thể tắt nút sau đó đúng 20 phút. Giải pháp là một chiếc nồi hai lớp. Với một cốc nước, nồi sẽ làm lượng nước này bốc hơi trong 20 phút. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ nồi sẽ vượt 1000C. Một bộ ổn nhiệt lưỡng kim sẽ nhận biết và tự động tắt công tắc. Hơi nước đã được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ, một ý tưởng hết sức đơn giản và độc đáo theo phong cách Nhật Bản.Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường. Các nhà phân phối đã từng biết đến thất bại trước đây của loại sản phẩm này nên họ tỏ ra hết sức e ngại.Trước tình hình đó, Toshiba đã tự tạo một hệ thống phân phối mới. Lúc đó, tình trạng sản xuất điện dư thừa đang đặt các công ty điện lực vào một tình thế khó khăn. Toshiba đã đề nghị Vonfram giúp làm nhà phân phối cho sản phẩm nồi cơm điện tự động và họ đã vui vẻ hợp tác. Các nhân viên cùng với chiếc nồi cơm điện đã đi đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ những nỗ lực như vậy, sản phẩm đã bắt đầu bán chạy. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã phải tăng sản lượng lên 200.000 chiếc một tháng. Bốn năm sau, nồi cơm điện đã có mặt ở 50% các gia đình Nhật Bản. Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới. Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng. Chọn mua nồi Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc. Sử dụng Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau. Sửa chữa với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và magie hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.

Nguyễn Ngọc Linh
18 tháng 3 2022 lúc 20:28

Tham khảo: Trong thời đại hiện nay thì với cuộc sống bận rộn dường như mọi phụ nữ hay cả khi đàn ông ông vào bếp thì họ phần lớn đều không thích cảnh nấu cơm bằng củi hay ga nữa vì sẽ rất lâu và khó mà có nồi cơm ngon được. Cơm điện được dùng qua hiện tượng tỏa nhiệt của lò xo gắn ở trong nó nhờ làm nóng bởi nguồn điện nhờ vậy mà cơm có thể chín đều và ngon.

Nồi cơm điện thường được làm bằng gang, thiếp, inox… Nó gồm có hai phần chính là vỏ nồi và ruột nồi. Vỏ nồi thường được phủ nhựa để cách nhiệt, gồm có bộ phận điều khiển, ổ cắm điện, nắp nồi. Ruột nồi bên trong có một lò xo được cấu tạo rất đặc biệt, được làm để chịu lực và truyền nhiệt tốt, thành nồi được mạ kim loại để làm ấm đều xoong. Khi sử dụng, ta chỉ cần đặt nhẹ xoong vào nồi, đậy nắp lại, găm phích điện rồi nhấn nút Cook trên bộ phận điều khiển là đã có thể sử dụng được. Một chiếc nồi cơm điện vừa nhỏ gọn, rất dễ đem theo đi xa cho những bữa picnic. Ngoài công dụng nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể nấu cháo, luộc khoai… Thao tác sử dụng đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian công sức. Muốn giữ nồi cơm điện bền thì không được tác dụng lực mạnh lên nồi cơm điện vì sẽ dễ làm móp méo, nên biết sử dụng đúng cách để đảm bảo độ bền của nồi cơm... Hiện nay nồi cơm điện hiện đang là một vận dụng không thể thiếu, đối với hầu hết người tiêu dùng Việt từ nông thôn đến thành thị. Chính vì vậy mà nhu cầu tìm được một sản phẩm vừa túi tiền và có chất lượng luôn được đặt ra.

Theo tìm hiểu trên thị trường, nồi cơm điện có rất nhiều loại, những loại nồi thông dụng dùng trong gia đình thường có dung tích từ 0,6 đến 1,8 lít và được phân làm hai loại là nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử, với giá khoảng từ bốn trăm nghìn đến một triệu đồng. Vì vậy, khi mua nồi cơm điện người tiêu dùng nên chú ý dung tích của nồi, để phụ thuộc vào số người trong gia đình. Ví dụ như một người ăn thì nên chọn 0,6 lít, 2 - 4 người nên chọn dung lượng nồi là 1,2 lít… Đặc biệt đối với nồi cơm điện cơ loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ khá lâu, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm. Loại nồi này chỉ có hai chức năng: nấu chín và giữ ấm thông thường. Các loại nồi cơm điện cơ phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, là các loại Panasonic, Sharp, Cuckoo….

Còn đối với nồi điện tử là loại nồi dành cho những gia đình thích hình thức đẹp và có nhiều tính năng. Bởi vì nồi cơm điện này được thiết kế với kỹ thuật khá cao, có khả năng tự điều chỉnh các chức năng nấu khác nhau, nhờ một chip điện tử đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng, hầm canh…. Với đặc thù là một nồi có nhiều tính năng hiện đại, nên loại nồi này thường có giá đắt hơn khoảng trên một triệu đồng/cái. Những loại nồi cơm điện tử phổ biến hiện nay và được nhiều người lựa chọn dùng là Tiger, Panasonic, Fuji xuất xứ Nhật… Với những tính năng và phân tích như trên, người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng gia đình.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các chủ kinh doanh thì loại nồi phổ biến mà người tiêu dùng hay lựa chọn đó là nồi cơm điện cơ. Bởi giá cả phải chăng, đơn giản, có thể dùng tự động và độ bền cao, phù hợp với những gia đình có kinh tế trung bình. Riêng đối với những gia đình khá giả hơn, thích nhiều tính năng và công dụng khác nhau thì có thể dùng nồi cơm điện tử. Mẫu mã khá đa dạng và bắt mắt, tuy nhiên độ bền không được cao như nồi cơm điện cơ. Ngoài ra, thì người tiêu dùng cần lưu ý không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng. Nguyên nhân là do những loại nồi này thường có lớp cách nhiệt rất kém, tiếp xúc giữa mâm nhiệt và đáy xoong không đều, hay nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơm. Đặc biệt, thời gian sử dụng không được bền.

Nhắc tới nồi cơm điện thì hầu hết đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Chính bởi công dụng tuyệt vời của nó cũng như sự tiện lợi cũng như hiệu quả trong đời sống của con người.

Nguyễn Trần Gia Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hiền
12 tháng 12 2017 lúc 12:37

Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.

Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.

Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.

Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận:

Thân nồi: bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt.Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện.

Mâm nhiệt: bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu.

Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn.

Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phân tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.

Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước không ? tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.

Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách, khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Khi vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại.

Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Khi vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.

Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.

Vân Trường Phạm
Xem chi tiết
Smile
10 tháng 3 2021 lúc 21:37

BẠn tham khảo nhé!!

Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.

Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể  kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ, 

trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.

Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách  nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.

Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng. 

Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.

Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.

Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.

Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét.  Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.

Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật.  Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.

Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.

 

Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.