Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Manh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương
23 tháng 3 2022 lúc 22:13

a.

Câu bị động không thay đổi ý nghĩa của câu văn đã cho là:

Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương".

b. (Mình triển khai ý để bạn thuộc nhanh hơn, mai còn thi nhé)

Đoạn văn diễn dịch, câu cảm thán, từ láy:

- Câu chủ đề: Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương". 

- Câu chủ đề kết: Khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương" kết lại với hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa: "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".

- Câu cảm thán: Chao ôi, tầm vóc, vị thế người lao động mới thật to lớn làm sao!

- Từ láy: bàng bạc (Câu chứa từ láy: Chất thơ bàng bạc được gợi ra từ cuộc đánh bắt cá đầy hứng khởi.)

- Ý lớn:

+ Ý lớn 1: Sự nhộn nhịp của làng chài sau chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân

* Hai câu thơ: "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ / Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" có:

Từ láy tượng thanh "ồn ào", từ tượng hình "tấp nập" cho thấy sự náo nức của người dân hướng đến ngư dân làng chài và thành quả lao động của họ

+ Ý lớn 2: Thành quả lao động rực rỡ của người lao động - ngư dân làng chài.

* Hai câu thơ: "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe / Những con cá tươi ngon thân bạc trắng." có:

^ Danh từ "cá" độc đáo chỉ thành quả lao động của ngư dân và gián tiếp cho thấy niềm tự hào và kiêu hãnh người dân làng chài có được sau bao nhọc nhằn đánh bắt.

^ "Cá" còn được miêu tả với tính từ "bạc trắng", "tươi ngon" gợi tả hình ảnh thực về những con cá còn tươi và ngon đến từng thớ thịt, là nguồn cung thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

(bạn tự chú thích hình thức đoạn văn và thành phần Tiếng Việt nhé, bạn viết hình thức đoạn văn và gạch chân, chỉ rõ phần gạch chân Tiếng Việt mà cụ thể là câu cảm thán và từ láy)

P/S: Thi tốt nhoa

Phan Thùy Linh #$%
Xem chi tiết
Người
20 tháng 1 2019 lúc 20:03

Em có một bức tranh về phong cảnh Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội. Về góc phải, phía dưới của tranh là đền Ngọc Sơn với những nhịp cầu Thê Húc cong cong sơn màu đỏ rực. Đền có những đường mái uốn cong ẩn dưới bóng một cây đa cổ thụ sum xuê. Phía trái và phía trên của đền là mặt nước Hồ Gươm xanh lục dương lung linh gợn sóng và ở giữa nổi lên hình ảnh Tháp Rùa. Phía bên kia bờ là những hàng cây xanh đem lại cho cảnh hồ một vẻ tươi mới, êm đềm. Một vài thiếu nữ mặc áo dài, đội nón quai thao đi dạo ngắm cảnh bên bờ hồ.

Người
20 tháng 1 2019 lúc 20:03

Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh bờ biển Phan Thiết rất đẹp. Có những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình.

Người
20 tháng 1 2019 lúc 20:04

Chắc ai đến Hà Nội đều đã du ngoạn cảnh Hồ Tây! Đó là một cảnh đẹp làm tôi vô cùng yêu thích cũng như bao du khách đến đây.

Có thể gọi Hồ Tây là một bức hoạ tuyệt vời với bao truyền thuyết thời xa xưa. Ở nơi này có một cái gì đó mà sao thiêng liêng, cổ kính và dệt nên phong cảnh hữu tình đến như vậy? Có đến mới biết Tây Hồ bao gồm một loạt đền miếu, chùa chiền với lối kiến trúc thời vua chúa, hoàng gia nên rất độc đáo, có sắc thái nghệ thuật phong phú. Thế mới biết, mọi người nói chẳng sai chút nào. Hồ Tây quả là đẹp thật! Và vẽ cảnh quan Tây Hồ sẽ đẹp đến mức nào? Hẳn là sẽ tuyệt vời lắm. Đi theo bờ hồ, ta gặp nhiều đình, chùa nữa như là chùa Bà Đanh, chùa Thiên Niên... Đó vẫn còn là những nét cuốn hút du khách thập phương về.

Đỗ Đức Duy
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
20 tháng 10 2021 lúc 14:35
Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẳn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cầy cáy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu chở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương.  Quê tôi chẳng giàu có cũng chẳng nhộn nhịp tấp nập, quê tôi là một nơi bình dị, là vùng nông thôn suốt những năm tháng đều phải chịu nắng mưa dãi dầu, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tất cả rất yên bình và nhẹ nhàng không có sự cãi vả hay tranh dành, đó là nơi tôi được sinh ra và lớn lên là nơi in đậm kí ức tuổi thơ của tôi, in đậm dấu ấn về ông bà, về những người thân yêu mà tôi luôn mong mỏi tìm về.
duong1 tran
20 tháng 10 2021 lúc 14:37

tham khảo

 

Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

 

Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.

Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.

Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.

Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc:

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu mà về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.

Đoàn Thu Thuỷ
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
26 tháng 7 2018 lúc 19:35

Quê hương là chùm khế ngọt  Cho con trèo hái mỗi ngày  Quê hương là đường đi học  Con về rợp bướm vàng bay" Mỗi khi nghe đến lời bài thư trên, bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu lại ùa về. Những kỉ niệm ấy đẹp biết bao, nhưng có lẽ những kỉ niệm về quê hương thì làm tôi nhớ nhất. Quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng. Trong đó chất chứa bao ki niệm của những ngày còn chiến tranh, những ngày tôi còn là một đứa trẻ hồn nhiên. Quê hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Dù có đi đâu xa xôi tôi cùng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên. Vào những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Thật tuyệt đẹp! Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời. Các bác nông dân cũng đã mệt moi vì làm việc. Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng. Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường. Cảm xúc thật khó tả! Nhanh thật, thấm thoát ngày cũng trôi qua. Đêm đến, cà vùng quê như chìm vào giấc ngù say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc, báo thức cho mọi người. Khác với nơi thành phố xa hoa lúc nào cùng nhộn nhịp tiếng xe cộ, tiếng ồn ào, tấp nập từ các hàng quán. Làng quê lại chọn sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dê, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài. Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào. Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian. Nó khiến cho lòng tôi bâng khuâng, một cảm xúc mơ hồ chìm trong cảnh vật làng quê. Những hình ánh, những tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái lim lôi. Giờ đây ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy yêu quê hương mình biết bao. Quê hương là bước đường giúp tôi vững bước vào đời. Thật xót xa cho những ai xa quê mà không được một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi tự nhủ với lòng mình  sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.

Dinh Thanh Thao
6 tháng 4 2023 lúc 20:41

hay

Dinh Thanh Thao
6 tháng 4 2023 lúc 20:47

Mỗi năm vào dịp nghỉ hè, gia đình em thường đi nghỉ mát. Một trong những nơi mà em thích đến đó là Đà Lạt. Cảnh vật nơi đó rất đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và hồ rất nên thơ. Xung quanh là những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao! Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt. Thỉnh thoảng có những chú ngựa đứng gặm cỏ bên bờ hồ làm cảnh cho mọi người chụp ảnh lưu niệm mỗi khi đến đây. Em rất thích cảnh quang Đà Lạt, nó hiền hòa, êm đềm như một bức tranh. Mỗi lần đến với nơi đây, em cảm thấy mình thật thoải mái, dễ chịu hẳn lên.

Minh Châu
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
17 tháng 11 2021 lúc 20:59

Tham khảo 

"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng hay"
Lời bài hát được phổ nhạc từ lời thơ. tiếng nói da diết của nhà thơ Đỗ Trung Quân dường như đã đi sâu vào trong trái tim của mỗi con người yêu quê hương. Có thể nói, quê hương là một khái niệm mà khi bất chợt ta thốt lên thi bao nhiêu cảm xúc chợt dâng trào đầy thân thương. Như tôi đây, quê hương của tôi rất đẹp, rất thanh bình. Được sinh ra và lớn lên ở mãnh đất Tiền Giang, nơi có cánh đồng lúa chín vàng, có những đàn cò trắng đang chao liệng trên cánh đồng. Quê hương tôi đẹp xiết bao khi mặt trời lặn, tất ca như chìm vào giấc ngủ êm đềm của một buổi chiều ấm áp. Chị gió như muốn góp thêm một bản tình ca vào sự hòa điệu thanh bình cùa quê hương tôi. Sáng sáng, những chú bé chăn trâu hòa vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, yên bình tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ của làng quê. Và bức tranh ấy còn dẹp hơn nữa khi hoàng hôn buông xuống những lúc chiều chiều. Quê tôi đẹp như vậy, và chắc hẳn quê hương cùa mọi người cũng đẹp như thế. Chúng ta hãy khắc ghi hai từ “quê hương” này vào sâu trong tận trái tim của mình. Tôi nghĩ, lất cà chúng ta dù có đi đến đâu, làm gì cũng vẫn sẽ luôn nhớ về nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Quê hương trong trái tim mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng cùng với sự cảm nhận riêng của mỗi người. Chỉ cần có trái tim biết rung cảm theo tiếng gọi quê hương thì mọi người sẽ thấy quê hương quan trọng với chúng ta đến dường nào.

Sông Yến
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 1 2022 lúc 21:13

Tham Khảo 

Nhà em nằm cạnh biển. Buổi tối, em vẫn thường cùng bố mẹ ra ngắm biển. Biển quê em đẹp nhất vào những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền đánh cá lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, người dân và du khách cùng tận hưởng những làn gió mát, nghe tiếng sóng vỗ rì rào. Một vài bạn nhỏ đang chơi trò đuổi bắt, trốn tìm say sưa. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

Bùi Hùng Minh
Xem chi tiết

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”


 

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

 

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Nguyễn Quỳnh Như
28 tháng 12 2018 lúc 20:10

Bài làm

   Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vỗn xuât thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thương như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay Tơ tằm - Chồi biếc (in chung - 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

   Bài thơ Tiếng gà trưa đưuọc viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.

   Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước.

   Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục... cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

   Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và nhữn kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống daayjqua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến Ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật : Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được tháy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

   Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới.

   Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc, Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng.

   Thông qua nỗi nhớ đưuọc khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

   Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gởi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộcđều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày ; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

   Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Boa Hancock
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
huynh thu phuong
8 tháng 10 2016 lúc 14:58

mk nghĩ bạn làm về cảnh đầm sen đi

cái đó giúp bạn gần gũi hơn voi que huong

Đặng Minh Đức
27 tháng 9 2019 lúc 21:06

mình nghĩ bạn nên viết về cảnh đầm sen quê hương nó sẽ hay hơn

Thảo Phương
28 tháng 9 2019 lúc 18:06

Quê hương là nơi mà mọi người được sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời.

- Dù có đi đâu xa xôi tôi cũng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi chôn nhau cắt rốn.

- Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh, mây trăng lững lờ trôi.

- Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc.

- Cảnh vật và con người dường như chan hòa, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ' thiên nhiên vẽ nên.

- Thật tuyệt đẹp!

- Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời.

- Các bác nông dân cùng đã mệt.

- Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng.

- Những con gió nhẹ thoáng qua làm cho lá tre đung đưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai.

- Những chú chim hót véo von làm tôi có cam giác như đang lạc giữa một thiên đường.

- Cám xúc thật khó ta!

- Đêm đến, cả vùng quê như chìm vào giấc ngủ say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc.

- Làng quê với sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dế, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài.

- Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào.

- Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian.

- Những hình ảnh, nhưng tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái tim tôi.