nêu tầm quan trọng của hệ thống đê
Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng.
- Tránh được nguy cơ phá họai của lũ hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.
- Diện tích đất phù sa vùng cửa sông Hồng không ngừng mở rộng.
- Địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ. Làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
- Nông nghiệp thâm canh tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoạ vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng ?
-Hệ thống đê điều là nét đặc sắc của nền văn hóa sông Hồng.
- Phân bố đều khắp đồng bằng, tránh lũ lụt, mở rộng diện tích.
- Tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp - dịch vụ.
- Giữ gìn các di tích và các giá trị văn hóa hình thành từ lâu đời.
Đê ở đồng bằng sông Hồng có vai trò rất quan trọng:
- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.
- Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.
- Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
- Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
Đê ở đồng bằng sông Hồng có vai trò rất quan trọng:
- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.
- Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.
- Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
- Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.
- Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng.
- Địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
- Nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
1. Trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta, loại hìn nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa? Hãy nêu 1 số ưu điểm của loại hình GTVT đó. Nêu ý nghĩa của ngành GTVT ở nước ta.
2. Tầm quan trọng của hệ thống đê diều ở đồng bằng Sông Hồng.
3. Tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông hồng.
4. Tại sao cây chè ở miền trung du và miền núi bắc bộ lại chiếm tỏ trọng về diện tích và sản lượng lớn nhất so với cả nước.
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
+ Hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng đã bảo vệ cho vùng tránh khỏi lũ lụt, đặc biệt vào mùa mưa bão:
- Giúp cho việc khai thác các tiềm năng của vùng (đất đai, khoáng sản, cảnh quan du lịch,…) được hợp lí và hiệu quả hơn.
- Giúp cho các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp) và dịch vụ phát triển, đời sống dân cư ổn định.
- Bảo vệ thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật lớn nhất nước.
- Bảo vệ các di tích văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.
+ Đưa phù sa của các hệ thống sông bồi đắp và mở rộng diện tích vùng cửa sông, ven biển.
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng là:
+ Hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng đã bảo vệ cho vùng tránh khỏi lũ lụt, đặc biệt vào mùa mưa bão:
- Giúp cho việc khai thác các tiềm năng của vùng (đất đai, khoáng sản, cảnh quan du lịch,…) được hợp lí và hiệu quả hơn.
- Giúp cho các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp) và dịch vụ phát triển, đời sống dân cư ổn định.
- Bảo vệ thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật lớn nhất nước.
- Bảo vệ các di tích văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.
+ Đưa phù sa của các hệ thống sông bồi đắp và mở rộng diện tích vùng cửa sông, ven biển.
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng đã bảo vệ cho vùng tránh khỏi lũ lụt, đặc biệt vào mùa mưa bão:
– Giúp cho việc khai thác các tiềm năng của vùng (đất đai, khoáng sản, cảnh quan du lịch,…) được hợp lí và hiệu quả hơn.
– Giúp cho các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp) và dịch vụ phát triển, đời sống dân cư ổn định.
– Bảo vệ thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật lớn nhất nước.
– Bảo vệ các di tích văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.
+ Đưa phù sa của các hệ thống sông bồi đắp và mở rộng diện tích vùng cửa sông, ven biển.
bài 20+21
1) Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
2) Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 20.2. Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2002.
a.Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước ( ha/ người ).
b. Nhận xét.
3) Chứng minh rằng Đồng bằng song Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng.
- Nêu vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.
+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.
+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.
- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.
+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.
+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.
Giải hộ mik :
Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề truyền thống địa phương .
Tham khảo
- Tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ. - Kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch. - Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề.
Trước tình trạng nhiều làng nghề đang bị mai một, những người trẻ tuổi - là tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh dân tộc càng cần phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó.
Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, đồng thời, thay vì sử dụng nhiều vật dụng hiện đại không cần thiết, người trẻ có thể sử dụng chính những sản phẩm thủ công của người lao động nước ta. Bên cạnh đó, tuyên truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một việc làm có ý nghĩa (...)
Viết đoạn văn (7\(\rightarrow\)10 dòng) nêu suy nghĩ của em về nạn phá rừng và tầm quan trọng của việc củng cố đê hiện nay
NẠN PHÁ RỪNG
Chưa bao giờ vấn đề bảo vệ thiên nhiên trở nên bức xúc như hiện nay. Trên báo chí, truyền hình… thậm chí trong chương trình học phổ thông, việc bảo vệ thiên nhiên trong đó có bảo vệ rừng được nhắc đến như bảo vệ sự sống còn của trái đất. Quả thực, khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, khôn một con người chân chính nào có thể làm ngơ. Là một hệ sinh thái cân bằng, nhắc đến rừng ta nhắc đến những loại cây cối lâu năm rậm rạp, tầng tầng, lớp lớp chen chúc nhau, nhắc đến những loài động vật phong phú, quí hiếm…Thế giới có những cánh rừng lớn nổi tiếng: Rừng Amazon (châu Mĩ), rừng lá kim (Nga), rừng Nauy (Bắc Mĩ)…Việt Nam trong thời gian dài cũng có những cánh rừng đáng tự hào, tổng diện tích chiếm đến ¾ diện tích lãnh thổ: rừng Việt Bắc, rừng Tây Nguyên…
Chiếm một phần đáng kể trong số diên tích đất liền ít ỏi của trái đất, rừng có vai trò lớn trong việc điều hòa sinh thái, phát triển kinh tế văn hóa xã hội của con người.
Ta thử tưởng tượng nếu màu xanh của rừng biến mất thì ai sẽ thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống? Con người vẫn ca ngợi không khí ở vùng rừng núi trong lành, mát mẻ mà mệt mỏi sợ hãi sự ngột ngạt, yếm khí ở các vùng thành thị…Rừng, lá phổi của trái đất, một yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơ…càng cần có nhiều rừng để cân bằng không khí.
Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ của cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt.
Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quí giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loài thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái…
Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.
Vậy mà trong những năm gần đây con người với những suy nghĩ ấu trĩ thiển cận đã tàn sát không thương tiếc những cánh rừng trên khắp thế giới. Nạn lâm tặc hoành hành, hàng triệu cây cổ thụ nối nhau sụp đổ. Những vùng núi đồi trơ trọi, nham nhở; gốc cây bị cưa, bị chặt như vết cứa vào lá phỏi của trái đất. Báo chí hàng ngày vẫn đưa tin, đưa hình hàng triệu lượt thú rừng bị săn bắt, buôn bán trái phép…Chưa hết, còn những vạt rừng bị chặt, bị đốt vì thói quen du canh du cư của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí ở nhiều nơi, do tốc độ đô thi hóa quá nhanh mà diện tích rừng cũng bị thu hẹp…Linh hồn rừng xanh đang bị con người cắt xén, làm cho què quặt, yếu ớt. Thiên nhiên với con người có mối giao hòa từ mấy vạn năm. Thiên nhiên làm nảy mầm sự sống, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nay con người tàn phá thiên nhiên dữ dội, điều đó không khỏi khiến ta lo lắng.
Quả thực, rừng xanh đã đáp trả bằng một tiếng trách móc, ai oán. Song song với việc hàng vạn ha rừng đổ xuống, mất đi là việc tầng ozon bị thủng. Điều đó đồng nghĩa với việc con người sẽ được “hưởng” nhiều loại tia có hại của mặt trời: tia cực tím. Chưa kể đến những thiệt hại về kinh tế, chỉ cần nhắc đến những cơn lũ quét ào ạt, bất ngờ, những vụ sạt lở đất, sự xói mòn, nghèo nàn của đất…điều đó cũng nói đến những mất mát to lớn do việc rừng bị tàn phá gây ra. Thú rừng bị săn bắt bừa bãi, động rừng sẽ diễn ra, mối họa này không ai lường hết được. Thực tế ở Việt Nam, sự kiện những con voi ở Tánh Linh là một lời cảnh báo sinh động cho những ai dám xúc phạm sự uy nghiêm của rừng thẳm.
Nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, thấy lo lắng vô cùng cho sự sống của con người.
Xuất phát từ mối lo ngại trên, mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự sống của chính mình. Chúng ta có thể bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất: trồng cây xanh ở chính khu vực mình sống. Các cấp ngành tăng cường tuyên truyền về vấn đề bảo vệ rừng; xử lí nghiêm khắc các vi phạm bảo vệ rừng đồng thời cần phải định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Màu xanh đất nước có sạch đẹp mãi được không điều đó phụ thuộc vào tôi, vào bạn, vào tất cả chúng ta. Mỗi người hãy thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu cuộc sống bằng việc bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh thiên nhiên.
TẦM QUAN TRỌ̣NG VIỆC CỦNG CỐ ĐÊ(CHỊU)
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.
Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.
Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.
Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.
BÀI LÀM
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.
Thật ra cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đầu rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.
Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.
Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.
Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa... Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người - có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng - sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau... vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mđi có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trổng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh ràng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim.... là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung... cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.
Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai chương trình đê biển thuộc các tỉnh ĐBSCL với sự hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã có nhiều cố gắng, sáng tạo, vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hòan thành nhiều công trình kiên cố vững chãi. Đến nay, các tỉnh đã hoàn thành 6 dự án đắp đê, làm kè, xây cống; đang thi công 7 dự án và chuẩn bị khởi công 13 dự án. Việc triển khai dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động từ biển, từng bước bảo đảm an toàn dân sinh, ổn định sản xuất, trong đó điển hình là đê biển Gò Công (Tiền Giang) Giồng Bàng (Trà Vinh); đê biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang... Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, hoạt động đầu tư còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung tôn cao áp trúc thân đê. Những hạng mục, công đoạn trồng cây chắn sóng, bảo vệ mái đê, chống xói lở và cứng hóa mặt đê chưa đươc quan tâm đúng mức, thiếu kết hợp với mở rộng hệ thống giao thông ven biển.
Sau khi cùng với lãnh đạo các bộ ngành và 7 tỉnh ven biển Tây Nam Bộ khảo sát từ trên cao bằng phương tiện trực thăng và đi thực địa tuyến đê biển, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh tại thành phố Cà Mau. Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đê biển; nhất là đối với khu vực ĐBSCL. Các đại biểu kiến nghị các bộ ngành của trung ương cần tăng mức vốn đầu tư hàng năm để hoàn thành chương trình vào năm 2020, trong đó chú trọng ưu tiên xử lý các trọng điểm xung yếu đang bị xói lở. Hiện nay nhiều tuyến đê biển chưa được khép kín và thường xuyên chịu tác động của mưa bão nên dễ bị xuống cấp. Do vậy, Trung ương cần đầu tư kinh phí để củng cố nâng cấp hệ thống đê biển đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động mạnh của nước biển dâng. Cho rằng việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp thực tế địa phương nhằm hạn chế sự tác động từ biển, bảo vệ dân sinh và môi trường là công việc quan trọng, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hoàn thiện các tuyến đê biển cần kết hợp bổ khuyết những hạn chế trong thi công kè và cống, nhằm tránh hiện tượng sạt lở, tạo nên hệ thống giao thông liên mạch. Các tỉnh cũng cần quan tâm đến việc phát triển vành đai rừng phòng hộ, giữ rừng, bảo đảm an toàn cho đời sống của chính người dân ven biển.
Cơ bản đồng ý với thuyết trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch nước lưu ý, đê biển là một công trình phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo, tham khảo ý kiến những quốc gia có kinh nghiệm để có một phương án tốt nhất đảm bảo được 2 yếu tố phát triển và hệ sinh thái. Chủ tịch nước đề nghị giai đoạn hiện nay cần khẩn trương tranh thủ nguồn vốn ODA nằm trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế, vì trong tương lai Việt Nam sẽ khó tiếp cận nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, trong phân kỳ đầu tư cũng cần xác định rõ các chương trình cấp thiết để dồn sức đầu tư, tránh để càng lâu thiệt hại càng lớn và khó khắc phục:
Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các Bộ nghiên cứu và nhanh chóng đề xuất chính sách mới đối với việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng cấm. Đối với các vùng mất đất do sạt lở, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Trung ương để có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và nói chuyện với bà con xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, tặng quà và động viên các hộ gia đình chính sách.. Chủ tịch nước biểu dương những nỗ lực cố gắng của người dân đất Mũi đã nỗ lực sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong việc kết hợp trồng rừng chắn sóng, tạo bãi với việc kiên cố hóa các tuyến đê biển. Thăm hỏi bà con về tình hình lao động sản xuất, phòng chống thiên tai, Chủ tịch nước cho rằng những năm tới, ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng với mỗi quốc gia. Cùng với khai thác hiệu qủa tuyến đê biển, người dân cần cố gắng khai hoang, phục hóa, biến tiềm năng đất đai, thiên nhiên thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Chủ tịch nước cho biết căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế chung, Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư phù hợp đối với các chương trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống nhân dân như đánh bắt xa bờ, nâng cấp hạ tầng giao thông. Chủ tịch nước nhấn mạnh: trong tổ chức cuộc sống cần hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của biến đổi môi trường, nước biển dâng đến vựa lúa lớn nhất của quốc gia. Chủ tịch nước chúc bà con có một mùa vụ bội thu, đời sống khởi sắc, đạt nhiều thành tựu thiết thực chào mừng 37 năm giải phóng Đất Mũi, thống nhất đất nước.
Tại Cà Mau, Chủ tịch nước cũng đã đến thăm trạm Rađa cảnh giới điểm tận cùng của Tổ quốc, có nhiệm vụ quản lý các phương tiện bay thuộc khu vực Tây Nam Bộ, vùng lãnh hải quốc gia, các đường bay quốc tế Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trạm rada được trang bị hiện đại, nhiều năm liền không để lọt, chậm, sai sót nhất là ở các vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ biển, đảo. Chủ tịch nước căn dặn cán bộ chiến sĩ tiếp tục phát huy kết quả đạt được và làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
* Trong chuyến công tác, tại Tp.Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đã đến thăm và kiểm tra tại Công ty hàng không lưỡng dụng Sao Việt, thuộc Quân chủng Phòng không –Không quân. Đây là đơn vị kinh tế quốc phòng phục vụ ngành hàng không, được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sửa chữa, khắc phục nhiều lỗi thuộc máy bay A320 thế hệ mới nhất.