Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 11 2017 lúc 14:08

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

    + Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

    + Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương

phan hoang nguyen
Xem chi tiết
phan hoang nguyen
6 tháng 3 2020 lúc 17:25

c) hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng 1 đoạn văn

thiếu 1 tí nhé

Khách vãng lai đã xóa
Linh Bùi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 5 2019 lúc 4:02

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh đa nghĩa:

- Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, vì vậy khi người cháu bắt gặp hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” ở xứ người thì tuổi thơ sống dậy.

- Bếp lửa tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của người bà. Bàn tay bà nhóm lên tình yêu thương, sự hiểu biết cho đứa cháu.

- Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương.

- Bếp lửa là minh chứng cho tình bà cháu ấm áp, tha thiết.

- Hình ảnh ngọn lửa góp phần bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh bếp lửa:

 • Ngọn lửa là niềm tin thiêng liêng, cao đẹp nâng đỡ người cháu trên hành trình cuộc đời.

 • Ngọn lửa là tấm lòng, sự vững vàng, tình yêu thương của người bà luôn dạt dào, bất tận.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 1 2019 lúc 9:35

a, Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:

    + Vầng trăng của thiên nhiên, đất trời

    + Trăng là người tri kỉ gắn bó với con người lúc gian khó

    + Trăng là tình cảm trong sáng, tốt đẹp trong con người, soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, thức tỉnh con người

b, Khổ thơ cuối thể hiện biểu tượng của vầng trăng, chứa đựng tính triết lý

    + Trăng thủy chung, son sắt tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ

    + Trăng là nhân chứng nghĩa tình, nghiêm khắc, sự im lặng nhắc nhở nhà thơ và mọi người

    + Con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì trong đầy, bất diệt, hồn hậu, rộng lượng

soumainuzuki
Xem chi tiết
nthv_.
9 tháng 8 2021 lúc 15:18

TPBL cảm thán: Ôi

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 5 2019 lúc 14:19

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh đa nghĩa:

    - Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, vì vậy khi người cháu bắt gặp hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” ở xứ người thì tuổi thơ sống dậy.

    - Bếp lửa tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh cảu người bà. Bàn tay bà nhóm lên tình yêu thương, sự hiểu biết cho đứa cháu.

    - Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương.

    - Bếp lửa là minh chứng cho tình bà cháu ấm áp, tha thiết.

    - Hình ảnh ngọn lửa góp phần bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh bếp lửa:

       + Ngọn lửa là niềm tin thiêng liêng, cao đẹp nâng đỡ người cháu trên hành trình cuộc đời.

       + Ngọn lửa là tấm lòng, sự vững vàng, tình yêu thương của người bà luôn dạt dào, bất tận.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 11 2018 lúc 7:17

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh đa nghĩa:

- Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, vì vậy khi người cháu bắt gặp hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” ở xứ người thì tuổi thơ sống dậy.

- Bếp lửa tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh cảu người bà. Bàn tay bà nhóm lên tình yêu thương, sự hiểu biết cho đứa cháu.

- Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương.

- Bếp lửa là minh chứng cho tình bà cháu ấm áp, tha thiết.

- Hình ảnh ngọn lửa góp phần bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh bếp lửa:

    + Ngọn lửa là niềm tin thiêng liêng, cao đẹp nâng đỡ người cháu trên hành trình cuộc đời.

    + Ngọn lửa là tấm lòng, sự vững vàng, tình yêu thương của người bà luôn dạt dào, bất tận.

Phu Thuy Kieu Linh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
20 tháng 11 2016 lúc 14:55

Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Thơ của Nguyễn Duy không hề khai thác cái đẹp của trăng, nhưng ánh trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc - sự day dứt về những điều được và mất, nên và không, khi sống trong cuộc đời. Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp của văn chương cách mạng vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

Đauđầuvìnhàgiàu Bùnphiền...
22 tháng 11 2016 lúc 19:49

Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”.

Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.

Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.

Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi.

Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.