Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
oOo Min min oOo
Xem chi tiết
kieuquangmanh
21 tháng 1 2018 lúc 15:13

mk ko nhớ vì mh học lớp 9 rồi

Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
vinh
Xem chi tiết
vinh
16 tháng 7 2021 lúc 16:29

giúp với

Đỗ Thị Thanh Hà
29 tháng 10 2021 lúc 19:28

CHữ xấu bỏ mẹ ai mà đọc đc

 

đỗ thanh nga
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
5 tháng 3 2022 lúc 21:39

D

Miên Khánh
5 tháng 3 2022 lúc 21:44

D

FL.Han_
Xem chi tiết
Thi Phạm Khánh
11 tháng 9 2020 lúc 22:12

Én có gì lạ, báo mùa xuân sang.

Nắng có gì lạ, mà cánh hoa hồng tươi"

Tôi nhẩm lại lời của một bài hát thiếu nhi về mùa xuân. Nhìn qua khung của sổ, tôi thấy khu vườn nhà tôi đang bước vào xuân. Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về với khu vườn nhà tôi. Toàn khu vườn như được phủ một lớp khăn voan trắng mỏng bởi vì mưa xuân như rây bột trên cành cây và kẽ lá. Trong cái tiết trời ấm áp, cây cối đua nhau đâm trồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc. Mới sáng ra, vườn tôi đã rộn rã tiếng chim: tiếng lích tích của mấy chú chim sâu đang thoăn thoắt chuyền cành. Tiếng ri ri của mấy chú sẻ đồng đang vui vẻ cùng nhau đón chào một ngày mới.

Hình như, đất trời như rạo rực hẳn lên vì khí trời ấm áp của mùa xuân đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, vạn vật và cây cối trong vườn như được hồi sinh. Những mầm non xanh tươi, mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với đất trời những bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được cái tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mà mặc suốt mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu đưa tận vào trong nhà. Một cơn gió nhẹ thổi, vài chiếc lá đào còn xót lại cuối cùng lìa cành rơi theo chiều gió. Những cánh hoa cam rụng trắng đầy cả gốc. Ở phía kia là bụi chuối tiêu, tán lá to như tấm phản, đang đâm bi. Hoa chuối tím đỏ như một búp sen, cố nhoài mình ra khỏi mẹ để hít thở khí trời. Ở cạnh ao là cây dừa thật cao lớn, lá như những thanh gươm, khi gió lên, đua nhau khua xào xạc. Cây đào trước cửa thi nhau trổ hoa. Những cánh hoa phơn phớt hồng, mỏng tang bay lả tả theo chiều gió. Tôi ra vườn, hít khí trời sảng khoái. Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời như đang cựa mình. Em thấy lòng mình vui phơi phới.

Ôi, càng ngắm khu vườn nhà em, em càng thấy thêm yêu ngôi nhà nhỏ của em. Em thầm nhủ, dù mai này có đi đâu xa em vẫn nhớ những phút giây êm ả của khu vườn nhà em vào mùa xuân.

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
11 tháng 9 2020 lúc 22:23

Mùa xuân về , khu vườn nhà tôi như 1 thiên đường vs muôn ngàn màu sắc rực rỡ .

 Mùa đông đã qua , những bông hoa tươi đua nhau khoe sắc thắm như chào đón 1 mùa xuân tới . Thật ngạc nhiên ! Cây vú sữa đc trồng cạnh giếng nc rất xanh tốt , vòm lá xum xue toả bóng mát 1 góc sân rộng , tạo thành 1 chỗ vui chơi cho 2 chị em tôi và lũ bạn hàng xóm . Cây hoa hồng đổ thắm còn lấm tấm những hạt sương mai trông rất đẹp , cánh hồng mềm mại như nhung . Cây gạo mới tồng khoảng 2 năm sừng sững như 1 tháp đèn , hàng trăm bông hoa gạo là hàng trăm ngọn nến lửa hồng tươi . Chào mào , chim ri , chim sáo đậu trên cây hót líu lo tạo thành 1 bản nhạc như chào đón mùa xuân tới . Ong bướm rủ nhau đi kiếm mật , chúng hăng say làm vc tới nỗi trời tối lúc nào ko bt . Khu vườn mơn mởn chồi non lộc biếc , mùi hương thơm nồng nàn lan toả kháp khu vườn . Các màu sắc kết hợp , hoà quyện lại tạo thành 1 bức tranh sống động , giàu sức sống .

 Tôi rất yêu quý khu vườn này . Tôi sẽ chăm sóc khu vườn này thật chu đáo để mừng đón mùa xuân tới , tràn đầy hạnh phúc và lộc xuân !

* Không hay lắm nhưng tham khảo nhad ! 

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Bảo Châu (team ASL)
11 tháng 9 2020 lúc 22:32

Sức mạnh và khả năng phục hồi của thiên nhiên vườn và động vật hoang dã thường bị đẩy đến giới hạn trong những tháng mùa đông ở Việt Nam, nhưng mùa lạnh năm nay tỏ ra khắc nghiệt hơn bình thường. Với thời tiết ẩm ướt kéo dài và nhiệt độ thấp. Do đó, những người làm vườn sẽ cần cung cấp thêm phân bón, dụng cụ cho khu vườn của mình sau những ngày mưa bão, để phục hồi cỏ, cây cối và đất bị suy kiệt kịp thời cho mùa xuân. Không có không gian nào tốt hơn là để trong nhà kính. Sâu bọ trú đông trong nhà kính sẽ nổi lại và vì không có nguồn thức ăn trong vườn, nên khi đó nó sẽ hoạt động như một nhà hàng cho sâu bệnh. Ngoài ra, tất cả quần thể động vật ăn thịt tự nhiên sẽ bị cạn kiệt, và vì vậy điều quan trọng đối với những người làm vườn là giảm số lượng sâu bệnh trước khi thời tiết cải thiện. Sự bùng nổ dân số bắt đầu sẽ xảy ra trong nhà kính, và theo bản chất của dịch hại, chúng là những nhà sinh sản sung mãn. Bạn có thể có tới sáu thế hệ trong nhà kính của mình bất kỳ lúc nào. Vậy việc để có một khu vườn đẹp đẽ trong những ngày đông giá lạnh thật khó. Tuy nhiên với khả năng làm vườn của gia đình tôi thì việc này thật dễ dàng.

Khách vãng lai đã xóa
Hồ Thanh
Xem chi tiết
Đạt Trần
29 tháng 10 2017 lúc 5:58

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc.

Lưu Phương Ly
29 tháng 10 2017 lúc 8:40

Anh hùng Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình bần nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh mới 16 tuổi nhưng đã đi theo người lớn đi giành chính quyền ở huyện và gia nhập đội thiếu niên ở làng. Năm sau anh tham gia dân quân xã và tích cực công tác. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu anh là thế hệ thanh niên đầu tiên trong xã tình nguyện nhập ngũ lên đường giết giặc. Vào quân ngũ, anh kiên nhẫn tập luyện và cần cù học hỏi. Anh luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: căm thù giặc, thi đua liên tục, nêu cao tinh thần gương mẫu phục vụ nhân dân. Trong chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951) anh cùng đại đội của mình tuy trang bị còn thiếu thốn chiến đấu với năm đại đội địch, cướp súng địch diệt địch. Sau trận đánh này, anh được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

Tháng 11/1951, thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do ở Hòa Bình với âm mưu nối lại”Hành lang Đông-Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ở Hòa Bình chúng thực hiên âm mưu thành lập”Xứ Mường tự trị” để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địchtrên cả hai mặt trận là Hòa Bình và sau lưng địch là đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hòa Bình. Hai Đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá “bình định”, phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.

Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa đã bị lộ, địch bắn dữ dội, ra lệnh tạm thời rút lui. Anh hùng Cù Chính Lan dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.

Trận Giang Mỗ lần thứ hai: ngày 13/12 /1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn.Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình rồi lai nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng.Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Đây chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất mang số hiệu “B2885498 USA”. Hiện xác chiếc xe này đang được lưu giữ tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong trận thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời, Anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của thực dân Pháp do Mĩ trang bị, mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường. Với chiến công này anh được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba với danh hiệu Anh hùng đánh xe tăng. Danh tiếng “ Anh hùng đường số 6” lẫy lừng từ đấy. Ở khắp nơi trong toàn quân mọi người đều học tập và noi gương Cù Chính Lan, một “phong trào Cù Chính Lan” được phát động.

Sau đó ít ngày, ngày 29/12/1951 Cù Chính Lan tham gia trận đánh tiêu diệt đồn Cô Tô. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn chính đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Năm đó anh vừa tròn hai mươi tuổi, tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hòa Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vàng ngoài bia opps gạch màu nâu nhạt, Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng:”Liệt sĩ Cù Chính Lan- Anh hùng quân đội”.Huân chương chiến công hạng nhì.Huân chương quân công hạng ba.Huân chương quân công hạng nhì.Huân chương kháng chiến hạng nhất.Huân chương kháng chiến hạng ba.Hy sinh ngày 28/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.”

Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái quốc, đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình. Ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Đảng và Chinh phủ truy tặng Anh hùng LLVTND. Ngày 10/8/1952 tại buổi lễ Tuyên dương công trạng khi nghe đọc báo cáo của Anh hùng Cù Chính Lan, từ trên Đoàn Chủ tịch, Bác Hồ đề nghị toàn thể đứng dậy mặc niệm người con ưu tú của dân tộc

LêHữuTrí
Xem chi tiết
Đặng Lê Tường Vy
26 tháng 3 2021 lúc 21:11

đề bài cs sai ko bn ơi sao mink ko tách đc

Khách vãng lai đã xóa
Dương Yến Vy
Xem chi tiết
Mera Do
5 tháng 1 2022 lúc 21:30

Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Chúng ta cần có một số biện pháp nhằm khắc phục việc sử dụng bao bì ni lông như: Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt. Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông. Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường. Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

 
linh Nguyen
Xem chi tiết
❤️Hoài__Cute__2007❤️
17 tháng 9 2018 lúc 19:06

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.

Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:

“Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh.

Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:

“Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

Hoàng Ngọc Khánh
17 tháng 9 2018 lúc 19:07

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Học tốt

Thư Hoàng
17 tháng 9 2018 lúc 19:07

Bài này lấy từ google, bạn tham khảo nhé.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.

Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.