Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.
(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)
Thực hiện các yêu cầu bằng cách khoanh tròn vào các đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích trên sử những dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và thuyết minh. B. Tự sự và nghị luận.
C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích trên?
A. Người mẹ. B. Bà và mẹ.
C. Tôi và bà. D. Tôi và mẹ.
Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.
Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?
A. Rau khúc, bột nếp, mỡ lợn và hành lá.
B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh và hạt tiêu.
C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh và mỡ lợn.
D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.
Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?
A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.
B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.
C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.
D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.
Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A. Nấu.
B. Rán.
C. Nướng
D. Xào.
Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?
A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.
B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.
C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.
D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.
Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?
A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.
D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?
Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?
Phần II. Viết (4 điểm)
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?
Đoạn văn sau được triển khai theo cách nào?
“Muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chăm chỉ, tự giác. Vì hiện nay lượng kiến thức nhiều, nếu chúng ta không thường xuyên học bài và làm bài tập sẽ không nắm được lý thuyết và các kỹ năng thực hành (...) Các bạn phải thấy việc tự giác học là một thú vui, cảm thấy sung sướng khi giải được một bài toán khó, khi viết được bài văn hay thì lúc đó học mới có hiệu quả.”
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành
D. Tổng phân hợp
VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN TẢ NGƯỜI THÂN ĐANG LÀM VIỆC
( NHỚ LÀ VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN ) AI VIẾT BÀI VĂN THÌ SẼ KHÔNG ĐƯỢC TÍCH )
THAM KHẢO
Mỗi ngày mẹ em đều chuẩn bị cho gia đình những món ăn rất ngon và bổ dưỡng, để bữa cơm gia đình trở nên ngon miệng hơn, mẹ em sẽ đi chợ từ sáng sớm để mua những thực phẩm tươi ngon nhất, mỗi ngày mẹ sẽ nấu những món ăn khác nhau. Em thích nhất là ngắm nhìn hình ảnh mẹ nấu ăn trong bếp, dáng mẹ cao, gầy nhưng mọi hành động đều rất nhanh nhẹn, tỉ mỉ. Mẹ cẩn thận nhặt từng hạt sạn bị lẫn trong gạo rồi cẩn thận vo sạch với nước vì vậy cơm mẹ nấu trắng, mềm và dẻo. Những món ăn do mẹ em nấu tuy đơn giản nhưng hương vị đặc biệt thơm ngon, đó là món canh chua, là món thịt kho tàu đậm đà hương vị. Khi nấu xong em giúp mẹ bày những món ăn nóng hổi, thơm ngon ra đĩa, chỉ trong chốc lát, mâm cơm gia đình ngập tràn hương vị được mẹ em hoàn thành. Bữa cơm gia đình em trở nên ấm cúng, thân tình hơn bởi hương vị những món ăn mẹ nấu. Em yêu thích những khoảnh khắc được ngắm nhìn mẹ nấu cơm, được giúp mẹ làm những công việc đơn giản như nhặt rau, quét nhà, khi ấy em sẽ kể cho mẹ những câu chuyện vui mình gặp ở trường, cũng có nhiều khi mẹ hướng dẫn em cách nhặt rau hay làm những món ăn đơn giản. Em sẽ luôn trân trọng những khoảnh khắc được bên mẹ, người phụ nữ đảm đang, tài giỏi mà em yêu nhất trên đời.
Lúc ấy, thường là đã gần về khuya và đương nhiên là em đã làm xong bài tập của mình rồi. Em sẽ kéo ghế sang cạnh bàn của mẹ, và quan sát mẹ chấm bài của các anh chị. Trên chiếc bàn, là một chồng các tờ kiểm tra được xếp ngay ngắn. Góc bên cạnh là một xấp nhỏ các bài thi đã được chấm xong rồi. Trên tay mẹ là một cây bút đỏ để phê bài. Ngoài ra, chẳng cần thêm sách vở gì cả, bởi trong đầu là mẹ là bao la kiến thức.Mẹ đeo một chiếc kính, chăm chú đọc từng chữ, từng chữ một. Để cố gắng không bỏ sót một ý tưởng nào của học sinh. Có lúc mẹ nhíu chặt mày lại, có lẽ là do gặp phải một bài thi chưa làm xong hay làm sai quá nhiều. Lúc sau, mẹ lại nhẹ nhàng mỉm cười, chắc bởi có một anh chị nào đó đã học bài chăm chỉ nên làm rất tốt. Cứ thế, từng bài, từng bài một được mẹ chấm xong, xếp vào bên trái. Xong xuôi, mẹ đếm lại một lần nữa, rồi cẩn thận cất vào cặp, chờ mai mang đến trường.
Viết đoạn văn tả quang cảnh chào cờ của trương được không?Mình đang cần gấp bài văn này
TK:
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.
Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kỳ. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.
hai mảnh đất 1 và 2 của 2 gia đình được phân chia bởi đường gấp khúc AKC như hình vẽ bên. Họ muốn thay đường gấp khúc AKC bởi 1 đoạn thẳng đi qua A sao cho diện tích mỗi mảnh đất không đổi. Các con hãy giúp họ nhé( Nêu cách làm)
Có 1 khúc gỗ và 1 đoạn dây. Hỏi làm sao có thể xác định được trung điểm của khúc gỗ mà không cho biết độ dài của đoạn dây (có thể dài hơn khúc gỗ ,có thể ngắn hơn hoặc bằng,.....)
Đề bài: Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, sử dụng phép nối (Trước hết, tiếp theo, không chỉ vậy, tóm lại….), câu mở rộng thành phần, làm rõ tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn nói chuyện với bà cô.
Gợi ý
- Tin tưởng mẹ: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
- Đau đớn, xót xa, đồng cảm với nỗi bất hạnh của mẹ: “nước mắt ròng ròng’, “nghẹn ứ khóc không ra tiếng…”, cúi đầu im lặng
- Bảo vệ mẹ, căm hận những cổ tục đã đày đoạ mẹ : “Giá những cổ tục….nát vụn mới thôi”.
=> Cậu bé trong sáng, nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ
=> Cậu như 1 mầm cây còi cọc lớn lên trên mảnh đất khô cằn nhưng vẫn bật lên nhờ ấm áp tình mẫu tử.
Mình đag cần gấp, chiều mình phải nộp rồi, thanks nhìu nhìu ạ^^
Đọc bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời các câu hỏi
1. Bài văn được chia làm mấy đoạn?
a. 2 đoạn b. 3 đoạn c. 4 đoạn
AI TRẢ LỜI TRƯỚC MỚI ĐƯỢC MÌNH THANK THÔI NHÉ!
MÌNH CHỌN 3 NGƯỜI ĐẦU TIỀN NHÉ!
MỤI NGƯỜI ƠI TRẢ LỜI GIÙM MÌNH IK Ạ
Viết đoạn văn cảm nghĩ về:
1. Kiều Phương
2. Anh trai Kiều Phương
3. Bác Hồ trong bài "Đêm nay bác không ngủ".
* Lưu ý: Bạn nào làm bài nào cũng được nhé, miễn sao đủ ba bài là được.(đoạn văn viết khoảng 25 dòng trên trang giấy nhé!)
AI NHANH, ĐÚNG MK CHO 3 TIK!!!! NHANH LÊN MK CẦN GẤP!!!!!
À, thứ tư mk kiểm tra rồi nên mấy bạn cố gắng làm trước thứ ba để mình học thuộc nữa nhé! À với lại chỉ dùng một số ý trên mạng đừng chép hết nhé!!! PLEASEEEE!!!!!
1 . Kiều Phương
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
2 . Anh trai Kiều Phương :
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
3 . Bác Hồ :
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Làm ơn ai giúp mình nữa đi để mình còn tập hợp các ý lại nữa !!!! HUUUUU!!!!!