Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Minh Đức
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 8 2018 lúc 7:32

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)

Barbie
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thiện Nhân
18 tháng 6 2016 lúc 21:03

Khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường nhà văn đã so sánh '' những cảm giác trong sáng ấy ... bầu trời quang đãng''. Lúc cùng mẹ trên đường tới trường, Thanh Tịnh lại so sánh '' ý  nghĩ ấy thoáng qua..... lướt ngang trên ngọn núi'' và khi đứng trên sân trường tác giả lại so sánh '' Họ như con chim .... ngập ngừng e sợ''.

Thân Thị Phương Trang
5 tháng 7 2016 lúc 13:42

-"Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

-"thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi"

-"Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ." 
    Tôi đi học là một văn bản viết lên như hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học của Thanh Tịnh  với những cảm xúc , tâm tư hồn nhiên ngây thơ của một đứa trẻ ngày đầu tiên tới trường :"Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".Câu nói như thốt lên cảm xúc thực sự của một cậu bé mới vào lớp một. Tự nhiên thấy lạ lẫm mà cũng tự nhiên thấy vui thấy hạnh phúc.Cái khoảnh khắc ấy đối với mỗi nguời hẳn cũng rất đáng nhớ.Có lẽ nhân vật tôi trong câu chuyện cũng cảm thấy có sự bình yên thanh thản mà hạnh phúc vô cùng.

TRINH MINH ANH
15 tháng 8 2017 lúc 16:07

3 hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài " Tôi đi học ":

- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

- Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

- Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Phạm Thị Hoàng Oanh
Xem chi tiết
Sachi
24 tháng 9 2021 lúc 10:03

Tham Khảo:

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Milkyway
Xem chi tiết
Dương Phương Trà
15 tháng 11 2016 lúc 20:41

- Chân cứng đá mềm.

- Gần nhà xa ngõ

- Mắt nhắm mắt mở

- Bên trọng bên khinh

- Buổi đực buổi cái

- Chạy sấp chạy ngửa

- Bước thấp bước cao

- Lá lành đùm lá rách

còn phân tích cái hay thì bạn tự làm nhawink

Dương Phương Trà
15 tháng 11 2016 lúc 21:55

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương .
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Dương Phương Trà
15 tháng 11 2016 lúc 21:55

Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi : "Khách từ đâu đến làng ?"

Milkyway
Xem chi tiết
Linh Phương
27 tháng 10 2016 lúc 19:07

Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Bà già đã tám mươi tư
Ngồi trông cửa sổ gởi thư lấy chồng

Bà già đi chợ cầu Bông
Hỏi thăm thầy bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng !
Lợi thi có lợi nhưng răng không còn

Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc ghé gần người khôn

Bắc thang lên hỏi ông trời
Có tiền cho gái có đòi được chăng ?

Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơn

Thảo Phương
27 tháng 10 2016 lúc 21:42

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Phân tích:

“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.

 

ganmucthidengandenthisang

 

 

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

 

 

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Cathy Trang
Xem chi tiết
Huyền Ngọc Huyền Nguyễn
26 tháng 10 2016 lúc 20:45

Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
"Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh"… "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … "Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ".

Hồi bé, đã bao lần tôi thả hồn tưởng tượng về những làng quê trong truyện đọc, nhưng chưa từng gặp một ngôi làng như nơi mình đang sống. Mười bảy tuổi, lên tàu Thống Nhất vào Nam, đến với miệt vườn sông nước; và sau này đi thực tế viết văn, làm báo, có dịp đến nhiều nơi nhưng tôi vẫ không thấy ở đâu giống ngôi làng thân thiết ấy!…
Làng tôi chẳng giống một làng nào bởi nó được ấp iu riêng trong kỉ niệm. Làng gần gụi, thiêng liêng và gợi nhớ như nỗi nôn nao của mỗi mùa thu nghe tiếng trống tựu trường, như cái giỏ tre bên hông bà ngoại trên đồng, như hương vị miếng trầu bà nội bỏm bẻm chiều nào trên chiếc võng.
Thì ra, thời gian có thể làm phôi phai nhiều thứ, nhưng kỉ niệm ấu thơ chẳng bao giờ phai nhạt. Phải chăng vì thế mà người ta có thể có những quê hương thứ hai nhưng cũng chỉ có một quê hương thứ nhất".

Thảo Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:08

“Tự nhiên như thê": ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu cùa mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm đựợc cô gái còn son lấy chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

(Mùa xuân của tôi - Vũ Băng)
 
ninja siêu quậy
Xem chi tiết
Ahwi
8 tháng 11 2017 lúc 20:05

Một số đoạn văn tiêu biểu 

Viếng lăng Bác – Viễn Phương


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim. 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
 
Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận tại sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ? 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! 
 

Lòng yêu nước – Ê-ren-bua
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. 

Đặng Trọng Sơn
8 tháng 11 2017 lúc 20:13

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà, nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Đỗ Đức Đạt
8 tháng 11 2017 lúc 20:28

Viếng lăng Bác – Viễn Phương


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim. 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
 
Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận tại sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ? 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!