ai có đề thi 15 phút sinh 6 cho mk xin
Mọi người ai có đè thi sinh 6 15 phút cho mk xin mai mk thi rồi
Câu 1: Thân cây dài ra do:
A. Tế bào mô phân sinh ngọn
B. tầng sinh mô
C.Tầng sinh trụ
D. mạch rây, mạch gỗ
Câu 2: Nhóm gồm các cây có rễ cọc là:
A.cây nhãn, cây bàng, cây lúa
B. cây ngô, cây cau, cây lúa
C. cây bàng, cây ổi, câu rau ngót
D. cây rau muống, cây rau ngót, cây khoai lang
Câu 3: Nhóm gồm các vật sống là:
A.con gà, thỏ, xe máy
B. quạt trần, cây bàng, con thỏ
C. cỏ gà, cây bàng, con chó
D. hòn đá, con mèo
Câu 4: Ở thực vật có hai loại rễ chính là:
A.rễ cọc, rễ củ
B. rễ móc, giác mút
C. rễ chùm, rễ thở
D. rễ cọc, rễ chùm
Câu 5: Nhóm nào sau đây gồm những cây có rễ chùm:
A.cây lúa, cây ngô, cây cau
B. cây lúa, cây rau ngót
C. cây ngô, cây nhãn, cây xoài
D. cây hành, cây chanh
Câu 6: Rễ hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan được là do miền nào sau đây?
A.miền tăng trưởng B miền hút
C. miền chúp rễ D. miền bần
Câu 7: Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:
A.tràng hoa, đài hoa
B. đài hoa, nhụy hoa
C. nhị hoa, tràng hoa
D. nhị và nhụy hoa
Câu 8: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá cây đã nhả ra môi trường khí nào sau đây?
A.khí cabonic
B. khí oxi và khí cacbonic
C. khí oxi
D. khí hidro
Câu 9: Nhóm cây nào sau đây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò:
A.cây rau muống, rau má, su su
B. cây rau muống,cỏ thìa, lúa
C. cây rau má, cây rau lang, mồng tơi
D. cây rau muống, rau má, rau lang
Câu 10: Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành hai nhóm:
A.hoa đơn tính và lưỡng tính
B. hoa đơn tính và hoa đực
C. hoa lưỡng tính và hoa cái
D. hoa đực và hoa cái
Đáp án
1.A | 2.C | 3.C | 4.D | 5.A | 6.B | 7.D | 8.C | 9.D | 10.A |
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở mọ cơ thể sống?
A. có sự trao đổi chất với môi trường
B. lớn lên
C. di chuyển
D. sinh sản
Câu 2 : Vật nào dưới đây là vật sống ?
A.cây đậu B. Hòn đá C. viên phấn D. bút chì
Câu 3 : Cho các dấu hiệu dưới đây, bao nhiêu dấu hiện có ở mọi cơ thể sống ?
(1)lớn lên (2)sinh sản
(3)di chuyển (4)lấy các chất cần thiết
(5)loại bỏ những chất thải
A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 4 : Nhìn vào hình ảnh dưới đây, em hãy cho biết, cây cỏ lạc đà thường sống ở vùng nào ?
A. thung lũng B. đồng bằng C. sa mạc D. đồi núi
Câu 5 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trên cạn ?
A. phượng vĩ, bằng lăng, ngọc lan, trúc đào
B. vàng tâm, bằng lăng, bèo tây ( lục bình), trúc đào
C. bằng lăng, ngọc lan, trúc đào, súng
D. vàng tâm, đào, rong đuôi chó, mao lương
Câu 6 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở thực vật ?
A. Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
B. Phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường
C. Có khả năng di chuyển
D. Có khả năng thoát hơi nước
Câu 7 : Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Hiện nay, thực vật trên Trái Đất có khoảng trên…loài
A. 450000 B.500000 C.120000 D.300000
Câu 8 : Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : Hiện nay, thực vật ở Việt Nam có khoảng trên…loài
A. 12000 B.120000 C.140000 D.1000
Câu 9: Nhận xét nào sau đây về thực vật trên Trái Đất là đúng ?
A. chỉ sống trên mặt đất
B. phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới
C. sống chủ yếu dưới nước
D. đa dạng và phong phú về số lượng loài
Câu 10 : Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật có hoa ?
A. tùng B. thông C. tre D. rêu
Đáp án
1.C | 2.A | 3.C | 4.C | 5.A | 6.C | 7.D | 8.A | 9.D | 10.C |
em gái cj có nek nhi
ai thi sinh 45 phút rồi ko cho mk xin đề lớp 6 nhé
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha :
https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 500 giải nhanh nha đã có 401 người nhận rồi
OKmn
Ko đăng câu hỏi linh tinh
Mik k thi
Hk tốt
# LinhThuy ^ ^
các bn ai có đề thi sinh học lớp 6 thì cho mk xin cái đề với nha , mai mk thi rùi
có ai có đề thi sinh học 6 hk1 ko cho mk xin mai mk thi rùi lẹ nha
I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A: (1đ)
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ)
1. Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:
A. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài
B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển
C. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển
D. Thực vật rất đa dạng và phong phú và sống khắp nơi trên trái đất
2. Cây có rễ cọc là cây có
A. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái
B. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân
C. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái
D. Chưa có rễ cái không có rễ con
3. Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:
A. Tràng hoa và nhị C. Nhị hoa và nhụy hoa
B. Đài hoa và nhuỵ D. Tràng hoa và nhụy hoa
4. Chức năng quan trọng nhất của lá là:
A.Thoát hơi nước và trao đổi khí
B. Hô hấp và quang hợp
C. Thoát hơi nước và quang hợp
D. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng
5. Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là
A. CO2 và muối khoáng C. Nước và O2
B. O2 và muối khoáng D. Nước và CO2
6. Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là:
A. Cây rau muống C. Cây cải canh
B. Cây rau ngót D. Cây mùng tơi
7. Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng
A. Rễ C. Lá
B. Thân D. Củ
8. Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là:
A. Vách tế bào và nhân C. Lục lạp và nhân
B. Tế bào chất và nhân D. Vách tế bào và lục lạp
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 3: Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa (1đ)
Câu 4: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm (1đ)
Câu 5: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá (1đ)
Câu 6: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2đ)
Có ai có đề thi vio lớp 6 vòng 15 ko?Mk xin nha!
Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời đầy đủ và không nên:
Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mìnhChỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.LƯU Ý
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.
Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.
Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày
Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
ai có đề thi sinh,sử 6 45 phút cho mk xin
Em vào mục đề thi của trang sẽ có đề thi giữa kì của tất cả các môn nha!
có bạn nào mới thi môn địa lý 15 phút hk2 chưa cho mk đề bài mk tham khảo vs mai thi oy ai có giúp p.anh nha p.anh thay mặt mọi người xin cảm ơn nhiều các bạn giúp p.anh vs để p.anh thi tốt hơn nha cảm ơn các bạn nhiều lắm ạ
ai có đề thi sinh học 7 ko, cho mk xin vs ạ:))))))))))))))
ĐỀ SỐ 2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM | ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:
a. Giúp ếch đẩy nước khi bơi.
b. Giúp ếch dễ thở khi bơi.
c. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
d. Giảm sức cản của nước khi bơi.
Câu 2: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim:
a. Chim bơi. b. Chim bay.
c. Chim chạy. d. Chim sống dưới nước.
Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm:
a. Tâm thất có vách hụt.
b. Tâm thất có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
c. Tâm nhĩ có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
d. Tâm thất có 2 vách ngăn hụt, máu ít bị pha hơn.
Câu 4: Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:
a. Lợn, bò. b. Bò, ngựa. c. Hươu, tê giác. d. Voi, hươu.
Câu 5: Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:
a. Máu không pha trộn. b. Máu pha trộn. c. Máu lỏng. d. Máu đặc.
Câu 6: Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru:
a. Chi có màng bơi.
b. Chi sau lớn khỏe, chi trước biến thành cánh.
c. Chi sau lớn khỏe, chi trước ngắn nhỏ.
d. Chi trước to khỏe, chi sau có màng bơi.
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở nước.
Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
Câu 3: (2,0 điểm) Lớp chim có vai trò gì đối với tự nhiên và con người?
Câu 4: (3,0 điểm)
a) (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của lớp thú.
b) (1,0 điểm) Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm
ĐỀ SỐ 1
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: SINH HỌC LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: 2,0 điểm
Giải thích tại sao trong dạ dày cơ của chim bồ câu, gà thường có các hạt sạn, sỏi?
Câu 2: 4,0 điểm
a/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù?
b/ Tại sao thỏ chạy với tốc độ nhanh (74km/h) trong khi thú ăn thịt chạy không bằng thỏ (64km/h) mà một số trường hợp thỏ lại làm mồi cho thú ăn thịt?
Câu 3: 2,0 điểm
Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?
Câu 4: 2,0 điểm
So sánh sự giống nhau và khác nhau của hệ tuần hoàn ở chim bồ câu và thằn lằn?
ai có đề thi sinh học 7 cuối kì cho mk xin nha
ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2015 – 2016
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng bao bọc để giảm sự thoát hơi nước.
- Cổ dài để phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
- Mắt có mi cử động, có nước mắt để bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu để bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân dài, đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt để tham gia di chuyển trên cạn.
Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan (mắt, tai ), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.
So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.
Kiểu bay vỗ cánhKiểu bay lượn
- Đập cánh liên tục
- Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà không đập.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.
.Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
* Bộ Ăn sâu bọ:- Thú nhỏ, mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe → đào hang.
- Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác dài ở mõm.
- Các răng đều nhọn.
* Bộ Gặm nhấm: Răng cửa rất lớn, sắc, thiếu răng nanh, răng cửa cách răng hàm 1 khoảng trống hàm.
* Bộ Ăn thịt:- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.
- Răng nanh lơn, dài, nhọn để xé mồi - Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi
- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.
Câu 4: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.
* Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 5 : Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?
Vì: - Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.
- Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.
- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.
- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh.
- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi trường sống.
Câu 6: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó.
* Động vật có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim,...
* Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
- Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Có 1 cá thể tham gia
- Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể
- Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Có 2 cá thể tham gia
- Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể
Câu 7: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
* Lợi ích của đa dạng sinh học:
- Cung cấp thực phẩm→nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người
- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo
- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc
- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu
* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi
- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư
- Ô nhiễm môi trường
* Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài