Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 12 2018 lúc 17:15

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Phạm Thị Bích Thạch
1 tháng 2 2016 lúc 15:45

          Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.  

          Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám. Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?  

          Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.  

          Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.  

          Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H. Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???   Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ. . . Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.  

         Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.  

         Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ. Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ. . .  

         Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

 

 

Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 15:46

Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người lại càng phức tạp, gian nan. Xong, kể cả trong xã hội xưa và nay, không phải lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác, chính vì vậy mà nhân dân xưa đã đưa những mơ ước, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của mình thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện vào những câu truyện cổ tích, tiểu biểu là câu truyện “Tấm Cám”.

Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã luôn cùng song hành với nhau trong xã hội. Cái thiện là tất cả những gì có vai trò tích cực, có tác động thuận lợi trong đời sống của con người và toàn xã hội. Cái ác là tất cả những gì gây trở ngại và có hại cho con người và xã hội. Cái thiện và cái ác là hai mặt đối lập nhau nhưng lại là một chỉnh thể.

Bản chất mậu thuẫn và xung đột trong cậu chuyện “Tấm Cám” tập trung ở hai tuyến: Tấm và mẹ con Cám. Đầu Truyện mâu thuẫn và xung đột đầu tiên được đưa ra là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền. Ý nghĩa xã hội được phản ánh rõ nhất qua cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa các lực lượng đối lập trong xã hội, xuất hiện muộn hơn.

Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm mọi công việc nhà: “phải làm việc lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, với bèo; đêm lại còn xay lúa mà không hết việc” chỉ để nhận lấy những trận đòn roi từ bà dì ghẻ. Còn Cám thì “ được ăn trắng mặt trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”. Khác nhau nhưng chưa đến độ mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn giữa Tấm và Cám dần lộ ra khi Cám lừa chị trút hết tép vào giỏ rồi nhanh chạy về nhà để nhận cái yếm đỏ, còn Tấm thì “ngồi bưng mặt khóc” vì cảm thấy bất công. Kế đến, từ sự việc con cá bóng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, Tấm cũng “oà lên khóc” vì thấy bị thua thiệt, đến việc đi xem hội, Tấm không được sắm sửa quần áo đẹp đã đành, đằng này bà dì ghẻ còn cản trở Tấm bằng cách “bắt cô phải nhặt xong mớ gạo thóc đã được trộn lẫn với nhau”, cô Tấm lại một lần nữa “ngồi khóc một mình”. Rồi cả việc so sánh Cám như “chuông khánh”, còn Tấm là “mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”, “bĩu môi” khi thấy Tấm xuất hiện ở đám hội, “ngạc nhiên và hằn học” nhìn Tấm lên kiệu về cung. Tấm sung sướng bao nhiêu thì mẹ con Cám càng uất hận bấy nhiêu.Tất cả đã phần nào thể hiện được sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, mâu thuẫn sau cao hơn mâu thuẫn trước, từ mâu thuẫn nhỏ đến mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hoà. Và sự mâu thuẫn chỉ được giải quyết bẳng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.

Sự ganh ghét như loài sau bọ đục khoét vào sâu trong tư tưởng biến thành ngọn lửa uất hận, khiến cho lương tâm và lý trí ngày cần thối rữa, cho đến khi sự tàn ác lấn áp tất cả. Gặp được dịp may hiếm có, Tấm về nhà giỗ cha. Mẹ com Cám lập kế giết chết Tấm hòng cướp đi hạnh phúc mà cô đang có.

Truớc lúc chết, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, dẫu cho có cảm thấy bất công, bị thua thiệt hay tủi phận, thì cô đều tỏ ra yếu đuối, chỉ biết khóc và nhờ vào sự phù trợ của ông Bụt. Bụt hiện ra, đền bù những thua thiệt, mất mát của Tấm và thường là sự đền bù to lớn, tốt đẹp hơn. Ở phuơng diện ý nghĩa xã hội, sự giúp đỡ của Bụt thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả dân gian, tức đa số nhân dân lao động đối với Tấm , cũng như đối với những người hiền lành, nghèo khổ và có phẩm chất tốt đẹp như Tấm. Mặt khác, có thể nói Bụt đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm để đi đến thắng lợi. Nhưng ông Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì lại bị cướp đi hết bấy nhiêu và cuối cùng cướp luôn cả mạng sống của Tấm mà ông Bụt cũng bó tay, bất lực. Có lẽ cô quá yếu đuối, yếu đuối đến mức không giữ nỗi hạnh phúc của mình, để cho người khác cướp mất. Nếu không muốn nói đó là sự nhu nhược ko dám nói lên tiếng nói cho riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội PK xưa mà cả trong xã hội hiện nay. Trong cuộc sống, hạnh phúc thực sự chỉ có thể do bản thân mình tự đấu tranh tranh mà có, bởi ai ai cũng muốn hưởng hạnh phúc, mà cái hạnh phúc ấy thì lại quá ít ổi để có thể chia sẽ. Vậy tại sao cô không thể đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình. Vì thế cho nên, ở giai đoạn hậu thân, Tấm phải tự mình đảm nhiệm phần việc mà ông Bụt đã không giúp và không thể giúp. Khi còn sống, Tấm hiền dịu, ngây thơ, nhân hậu bao nhiêu thì sau khi chết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu (tiếng chim vàng anh, tiếng kếu của khung cửi và hành động trả thù mẹ con Cám cuối cùng chứng tỏ điều này).

Phần mẹ con Cám, cái giá của việc cướp đi một sinh mạng là rất nặng nề, nặng đến mức… thậm chí có thể huỷ hoại chính mình. Một khi đã giết người vì lợi ích cá nhân mình, bọn họ đã tự đeo cho mình cái mặt mạ của quỷ dữ không bao có thể tháo bỏ, huống chi họ không những giết Tấm 1 lần, mà là nhiều lần chỉ nhầm bảo vệ cái hạnh phúc giả tạo mà họ đã cướp mất từ tay Tấm. Chính vì vậy họ phải gánh lấy cái giá nặng nề của kẻ giết người. Những kẻ thủ ác đã gặp báo ứng.

Bất kể nơi nào cái thiện tồn tại thì ở đó mầm móng cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẵng có một xã hội với tất cả những công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng. Hơn nữa, không có quan niện thiện, ác nào là vĩnh viễn đối với mọi thời đại, đúng với mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh cụ thể.

Thử đặt trừơng hợp ngược lại, nếu mẹ con Cám là đại diện cho cái ác lại được sống hạnh phúc cùng nhà vua đến cuối đời thì sao? Lúc ấy bốn chữ “công bằng” và “hoà bình” là đều không thể có được trong xã hội này. Khi ấy trẻ con đến trường, cái mà chúng học được chỉ là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ Thử tưởng tượng một ngày nọ bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cô vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dững dưng bước đi. Tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit. Sẽ ra sao khi mà khắp nơi điều có trộm cướp, lừa gạt và những điều đó bị mọi người lờ đi, thờ ơ không đếm xỉa. Trái Đất này sẽ trở thành nơi lạnh nhất trong vũ trụ, vì bởi lẽ “nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi sự lạnh nhạt bao trùm”.

Và hãy thử tưởng tượng xã hội sẽ ra sao khi mà ở đó chỉ toàn là người tốt? Một ngày nọ, trên đường phố, chủ các chiếc xe đều nhường nhau chạy trước. Một chủ tiệm vàng trông thấy một người lao công đang thu gôm rác cực khổ, liền tặng cho ông ta mấy chỉ vàng. Ông chủ các công ty đứng ở cổng hỏi thăm từng nhân viên rồi tặng vài tháng lương cho những người có hoàng cảnh hơi túng thiếu. Ở các khu phố, người ta đến gọi cửa từng nhà tặng sách giáo khoa trong khi trên Tivi đang đưa tin sách đang lên giá.

Liệu những sự giúp đỡ ấy có thật sự cần thiết không? Người xưa có câu: “Có gian nan mới thử sức người” . Những sự giúp đỡ không đúng lúc ấy không những không giúp ích gì nhiều mà ngược lại còn tập cho họ thối ỷ lại vào người khác, không tự cố gắng. Một xã hội như vậy sẽ ngày một lạc hậu, không thể tiến bộ, phát triển được. Cái ác là cái đáng ghê tởm cần gạt ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối của cái thiền. Chúng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Ranh giới thiện ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu cái ác như: lười biếng, dối trá và gian lận,… cũng rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chốn glại cái ác. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

 

Qua câu truyện “Tấm Cám”, ta thấy được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay, cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

Huỳnh Thị Đông Thi
1 tháng 2 2016 lúc 15:50

                 Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người lại càng phức tạp, gian nan. Xong, kể cả trong xã hội xưa và nay, không phải lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác, chính vì vậy mà nhân dân xưa đã đưa những mơ ước, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của mình thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện vào những câu chuyện cổ tích, tiểu biểu là câu chuyện “Tấm Cám”.

                 Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã luôn cùng song hành với nhau trong xã hội. Cái thiện là tất cả những gì có vai trò tích cực, có tác động thuận lợi trong đời sống của con người và toàn xã hội. Cái ác là tất cả những gì gây trở ngại và có hại cho con người và xã hội. Cái thiện và cái ác là hai mặt đối lập nhau nhưng lại là một chỉnh thể.

                 Bản chất mậu thuẫn và xung đột trong cậu chuyện “Tấm Cám” tập trung ở hai tuyến: Tấm và mẹ con Cám. Đầu Truyện mâu thuẫn và xung đột đầu tiên được đưa ra là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền. Ý nghĩa xã hội được phản ánh rõ nhất qua cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa các lực lượng đối lập trong xã hội, xuất hiện muộn hơn.

                 Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm mọi công việc nhà: “phải làm việc lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, với bèo; đêm lại còn xay lúa mà không hết việc” chỉ để nhận lấy những trận đòn roi từ bà dì ghẻ. Còn Cám thì “được ăn trắng mặt trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”. Khác nhau nhưng chưa đến độ mâu thuẫn.

                Sự mâu thuẫn giữa Tấm và Cám dần lộ ra khi Cám lừa chị trút hết tép vào giỏ rồi nhanh chạy về nhà để nhận cái yếm đỏ, còn Tấm thì “ngồi bưng mặt khóc” vì cảm thấy bất công. Kế đến, từ sự việc con cá bóng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, Tấm cũng “oà lên khóc” vì thấy bị thua thiệt, đến việc đi xem hội, Tấm không được sắm sửa quần áo đẹp đã đành, đằng này bà dì ghẻ còn cản trở Tấm bằng cách “bắt cô phải nhặt xong mớ gạo thóc đã được trộn lẫn với nhau”, cô Tấm lại một lần nữa “ngồi khóc một mình”. Rồi cả việc so sánh Cám như “chuông khánh”, còn Tấm là “mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”, “bĩu môi” khi thấy Tấm xuất hiện ở đám hội, “ngạc nhiên và hằn học” nhìn Tấm lên kiệu về cung. Tấm sung sướng bao nhiêu thì mẹ con Cám càng uất hận bấy nhiêu. Tất cả đã phần nào thể hiện được sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, mâu thuẫn sau cao hơn mâu thuẫn trước, từ mâu thuẫn nhỏ đến mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hoà. Và sự mâu thuẫn chỉ được giải quyết bẳng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.

                 Sự ganh ghét như loài sau bọ đục khoét vào sâu trong tư tưởng biến thành ngọn lửa uất hận, khiến cho lương tâm và lý trí ngày cần thối rữa, cho đến khi sự tàn ác lấn áp tất cả. Gặp được dịp may hiếm có, Tấm về nhà giỗ cha. Mẹ com Cám lập kế giết chết Tấm hòng cướp đi hạnh phúc mà cô đang có.

                 Truớc lúc chết, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, dẫu cho có cảm thấy bất công, bị thua thiệt hay tủi phận, thì cô đều tỏ ra yếu đuối, chỉ biết khóc và nhờ vào sự phù trợ của ông Bụt. Bụt hiện ra, đền bù những thua thiệt, mất mát của Tấm và thường là sự đền bù to lớn, tốt đẹp hơn. Ở phuơng diện ý nghĩa xã hội, sự giúp đỡ của Bụt thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả dân gian, tức đa số nhân dân lao động đối với Tấm, cũng như đối với những người hiền lành, nghèo khổ và có phẩm chất tốt đẹp như Tấm. Mặt khác, có thể nói Bụt đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm để đi đến thắng lợi. Nhưng ông Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì lại bị cướp đi hết bấy nhiêu và cuối cùng cướp luôn cả mạng sống của Tấm mà ông Bụt cũng bó tay, bất lực. Có lẽ cô quá yếu đuối, yếu đuối đến mức không giữ nỗi hạnh phúc của mình, để cho người khác cướp mất. Nếu không muốn nói đó là sự nhu nhược ko dám nói lên tiếng nói cho riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội phong kiến xưa mà cả trong xã hội hiện nay.

                 Trong cuộc sống, hạnh phúc thực sự chỉ có thể do bản thân mình tự đấu tranh tranh mà có, bởi ai ai cũng muốn hưởng hạnh phúc, mà cái hạnh phúc ấy thì lại quá ít ổi để có thể chia sẽ. Vậy tại sao cô không thể đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình. Vì thế cho nên, ở giai đoạn hậu thân, Tấm phải tự mình đảm nhiệm phần việc mà ông Bụt đã không giúp và không thể giúp. Khi còn sống, Tấm hiền dịu, ngây thơ, nhân hậu bao nhiêu thì sau khi chết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu (tiếng chim vàng anh, tiếng kếu của khung cửi và hành động trả thù mẹ con Cám cuối cùng chứng tỏ điều này).

                 Phần mẹ con Cám, cái giá của việc cướp đi một sinh mạng là rất nặng nề, nặng đến mức… thậm chí có thể huỷ hoại chính mình. Một khi đã giết người vì lợi ích cá nhân mình, bọn họ đã tự đeo cho mình cái mặt mạ của quỷ dữ không bao có thể tháo bỏ, huống chi họ không những giết Tấm 1 lần, mà là nhiều lần chỉ nhầm bảo vệ cái hạnh phúc giả tạo mà họ đã cướp mất từ tay Tấm. Chính vì vậy họ phải gánh lấy cái giá nặng nề của kẻ giết người. Những kẻ thủ ác đã gặp báo ứng.

                 Bất kể nơi nào cái thiện tồn tại thì ở đó mầm móng cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẵng có một xã hội với tất cả những công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng. Hơn nữa, không có quan niện thiện, ác nào là vĩnh viễn đối với mọi thời đại, đúng với mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh cụ thể.

                  Thử đặt trừơng hợp ngược lại, nếu mẹ con Cám là đại diện cho cái ác lại được sống hạnh phúc cùng nhà vua đến cuối đời thì sao? Lúc ấy bốn chữ “công bằng” và “hoà bình” là đều không thể có được trong xã hội này. Khi ấy trẻ con đến trường, cái mà chúng học được chỉ là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ Thử tưởng tượng một ngày nọ bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cô vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dững dưng bước đi. Tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H. Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit. Sẽ ra sao khi mà khắp nơi điều có trộm cướp, lừa gạt và những điều đó bị mọi người lờ đi, thờ ơ không đếm xỉa. Trái Đất này sẽ trở thành nơi lạnh nhất trong vũ trụ, vì bởi lẽ “nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi sự lạnh nhạt bao trùm”.

                 Và hãy thử tưởng tượng xã hội sẽ ra sao khi mà ở đó chỉ toàn là người tốt? Một ngày nọ, trên đường phố, chủ các chiếc xe đều nhường nhau chạy trước. Một chủ tiệm vàng trông thấy một người lao công đang thu gôm rác cực khổ, liền tặng cho ông ta mấy chỉ vàng. Ông chủ các công ty đứng ở cổng hỏi thăm từng nhân viên rồi tặng vài tháng lương cho những người có hoàng cảnh hơi túng thiếu. Ở các khu phố, người ta đến gọi cửa từng nhà tặng sách giáo khoa trong khi trên Tivi đang đưa tin sách đang lên giá.

                 Liệu những sự giúp đỡ ấy có thật sự cần thiết không? Người xưa có câu: “Có gian nan mới thử sức người”. Những sự giúp đỡ không đúng lúc ấy không những không giúp ích gì nhiều mà ngược lại còn tập cho họ thối ỷ lại vào người khác, không tự cố gắng. Một xã hội như vậy sẽ ngày một lạc hậu, không thể tiến bộ, phát triển được. Cái ác là cái đáng ghê tởm cần gạt ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối của cái thiền. Chúng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

                 Ranh giới thiện ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu cái ác như: lười biếng, dối trá và gian lận, … cũng rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chốn glại cái ác. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

                Qua câu chuyện “Tấm Cám”, ta thấy được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay, cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 8 2018 lúc 18:31

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

   + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

- Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 7 2017 lúc 5:54

a. Mở Bài

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

   + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

c. Kết bài

- Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Kookie
Xem chi tiết
Jenny_2690
8 tháng 8 2018 lúc 23:02

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là chủ đề chính trong truyện cổ tích. Trong xã hội, cái ác luôn hoành hành, làm tồn tại đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Không những thế, nó còn đe doạ trực tiếp cuộc sống xã hội, làm hại tới sự bình yên của nhiều người lương thiện. Trong thực tế đời sống xã hội, nhân dân ta không hề chấp nhận và dung tha cho cái ác. Cuộc đấu tranh chống cái ác là một trận chiến gay go, phức tạp và dai dẳng. Tuy vậy, niềm tin và ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác của nhân dân vẫn không hề suy giảm. Niềm tin và ước mơ ấy được họ gửi gắm vào trong các truyện cổ tích.

Thạch Sanh là một truyện cổ tích tiêu biểu cho chủ đề chống cái ác.

Cái ác trong truyện cổ tích hiện ra muôn hình vạn trạng. Ở Tấm Cám ta bắt gặp cái ác ở chỗ một người mẹ kế và một cô em cùng cha khác mẹ tìm mọi cách để giết chết người con chồng, người chị. Ở Sọ Dừa, cái ác còn đáng sợ hơn: hai người chị đang tâm xô đứa em ruột của mình xuống biển để cướp chồng của em…

Tuy nhiên, trong Sọ Dừa và Tấm Cám, cái ác tuy rất tàn bạo, vẫn là những hành động từ con người bình thường và đơn lẻ, nên phần nào dễ đối phó hơn dễ trừng trị hơn. Đến Thạch Sanh, cái ác đã thực sự trở thành một lực lượng đông đảo, vô tình hỗ trợ nhau cùng nhằm vào một con người lương thiện. Đối phó với chúng không dễ, bởi chúng không chỉ là những người phàm trần mà còn gồm cả lũ yêu ma, thần thông biến hóa. Ngay cả những con người là phàm trần thì cũng rất gian ngoan, xảo quyệt.

Trước hết ta hãy xét đến bọn ác nhân là lũ yêu ma, ác quỷ. Chúng được đại diện bằng hai tên trăn tinh và đại bàng.

Trăn tinh là một con yêu do một con trăn núi khổng lồ sống lâu đã hoá tinh mà thành. Hắn rất độc ác. Hàng ngàn người lương thiện đã bị nó ăn thịt. Ngay đến nhà vua cũng phải nhượng bộ nó, lập đền thờ và hàng năm dâng nộp người. Đã độc ác lại có tài biến hoá, trăn tinh thực sự là mối hiểm hoạ lớn.

Đồng đảng với trăn tinh là đại bàng - con yêu núi thứ hai. Tên này còn đáng sợ hơn cả trăn tinh. Đến cả thái tử con vua Thuỷ Tề - một vị vua đứng đầu một cõi thần linh, thuộc lực lượng siêu nhiên — còn bị hắn bắt nhốt vào trong cũi sắt không thoát ra được.

Để đối phó với hai con yêu núi này cần phải có một chàng dũng sĩ quả cảm. Và Thạch Sanh xuất hiện. Song để chuẩn bị cho hai cuộc quyết chiến tiêu diệt tràn tinh và đại bàng, phải có sự giúp đỡ của thần linh. Thiên thần đã dạy cho Thạch Sanh đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông.

Mặc dù đã được thần linh giúp đỡ, nhưng trong trận chiến tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh vẫn là người đơn độc. Chàng phải tự lực là chính. Với tài trí phi thường, lòng quả cảm vô song và ý chí tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh đã chiến thắng và chiến thắng giòn giã: chàng đã chém chết trăn tinh, xé xác nó làm hai, bắn chết tươi đại bàng. Và thật lí thú, Thạch Sanh lại bắn chết đại bàng bằng bộ cung tên vàng lấy dược từ tay trăn tinh. Phải chăng đấy là quan niệm của nhân dân: diệt kẻ ác này sẽ là cơ hội để diệt kẻ ác khác, diệt kẻ ác mạnh vừa sẽ là điều kiện để diệt kẻ ác mạnh hơn.

Giết được trăn tinh và đại bàng, trừ được hoạ cho dân, nhưng chính chàng dũng sĩ diệt trăn tinh và đại bàng lại bị mang vạ vào thân: hồn chúng liên kết với nhau tìm cách báo thù và chàng dũng sĩ lương thiện phải chịu nỗi oan trong nhà ngục. Thế mới biết cuộc đấu tranh chống cái ác không đơn giản. Người có công không khéo có thể trở thành người có tội. Tuy nhiên, Thạch Sanh không mất niềm tin. Và nỗi oan của chàng đã được giải, Thạch Sanh đàng hoàng ngẩng cao đầu với tư thế của chàng dũng sĩ đấu tranh vì cái thiện.

Cuộc đấu tranh chống cái ác là lực lượng yêu ma vốn đã khó khăn và dai dẳng, nhưng cuộc đấu tranh chống cái ác ở ngay trong hàng ngũ con người còn khó khăn, phức tạp và dai dẳng hơn nhiều.

Kẻ ác ở đây tuy không có phép thần thông biến hoá nhưng lại rất nham hiểm, xảo trá. Đầu tiên, hắn vờ kết nghĩa anh em, rồi nguỵ trang bằng tình anh em để lừa Thạch Sanh đi thế mạng thay mình. Đến khi Thạch Sanh chém được đầu trăn tinh xách về thì hắn lại nảy sinh lòng tham, lừa đuổi Thạch Sanh đi để cướp công. Cướp được công của Thạch Sanh, được hưởng vinh hoa phú quý hắn vẫn không từ bỏ lòng tham và dã tâm. Hắn lại tiếp tục lợi dụng Thạch Sanh để lập công lớn hơn, nhằm có địa vị và danh vọng cao hơn. Lần này, để đạt được mục đích ấy, hắn sẵn sàng ra tay giết người. Hành động giết người vốn đã là đỉnh cao của tội ác, đáng sợ và ghê tởm hơn, người bị giết lại vừa là người em kết nghĩa, vừa là ân nhân của kẻ gây tội ác. Đã thế hành động gây tội ác của hắn không cần che giấu, mà phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt bao người. Có thể nói, Lí Thông đã lộ rõ nguyên hình của kẻ ác.

Cái ác của Lí Thông là cái ác có thực trong xã hội. Nó bắt nguồn từ lòng tham, sự đố kị ghen ghét trước tài năng và công lao, thành tích của người khác. Cái ác của Lí Thông không chỉ là tội ác giết người, mà còn là tội ác của sự vong ân bội nghĩa, khiến cả con người lẫn đất trời đều phẫn nộ. Cuối cùng Thạch Sanh phải lên tiếng vạch mặt Lí Thông. Và dù Thạch Sanh có nhân từ tha tội chết cho mẹ con Lí Thông thì trời đất cũng không dung tha. Và lưỡi tầm sét cua Thiên Lôi chính là lưỡi gươm công lí của nhân dân vung lên tiễu trừ kẻ ác. Kẻ ác không những bị trừng trị mà còn bị trừng trị thật đích - đáng: bị biến thành bọ hung để đời đời kiếp kiếp bị người đời nguyền rủa và khinh bỉ.

Đến đây, tôi lại nhớ tới sự trừng trị của nhân dân Nga dành cho kẻ tham lam bội bạc là mụ vợ ông lão đánh cá trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng. Và tôi mỉm cười: Công lí của nhân dân ở đâu cũng thật công bằng. Điều đó tạo cho tôi một niềm tin sâu sắc về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trong cuộc đời thực.

Tk cho mn nha~ Bạn có thể tham khảo chứ ko cần viết tất đâu!!!

Truongmaiuyen
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
22 tháng 8 2018 lúc 14:52

Chứng minh qua tất cả những câu chuyện con được học: Những người tốt bụng, lương thiện cuối cùng đều được hưởng hạnh phúc (cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh...), những người độc ác, xấu xa bị trừng trị

=> Ước mơ của nhân dân "Ở hiền gặp lành"

- Nhân dân gửi gắm ước mơ qua việc xây dựng những yếu tố hư cấu, kì ảo.

nguyễn ngọc quyền linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hảo Hảo
Xem chi tiết
NGUYỄN TRỌNG TƯỜNG NAM
5 tháng 12 2023 lúc 19:15

Em muốn kể về một người hàng xóm của em, bà Nguyệt, một người phụ nữ ở tuổi 60, luôn chăm sóc cho những người già và bệnh tật trong khu vực của chúng tôi. Bà đã giúp đỡ rất nhiều người bằng cách mua thuốc, cung cấp thức ăn và chăm sóc những người bệnh, đặc biệt là những người không có ai để chăm sóc cho họ. Bà Nguyệt là một tấm gương sáng của lòng nhân ái và tình người. Bà đã dành hết thời gian và sức lực của mình để giúp đỡ những người khác, đặc biệt là những người già, tuy không nhận được bất kỳ khoản tiền nào nhưng bà luôn vui vẻ, tươi cười và hết mình trong công việc của mình. Tấm gương của bà Nguyệt đã giúp em thấu hiểu được ý nghĩa của sự giúp đỡ người khác. Nếu ai đó cứ mãi sống cho riêng mình, thì cuộc sống của họ sẽ không bao giờ đạt đến sự trọn vẹn. Họ sẽ luôn cảm thấy thiếu vắng và hư vô. Tuy nhiên, nếu chúng ta dành thời gian và nỗ lực để giúp đỡ những người khác, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Với tấm lòng nhân ái, chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt đẹp cho xã hội. Việc giúp đỡ người khác không chỉ là một hành động đơn giản, mà còn là một việc làm có ý nghĩa lớn lao, giúp cho cuộc sống của mọi người trở nên đẹp hơn, yêu thương hơn và hạnh phúc hơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2018 lúc 5:36

h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.