Những câu hỏi liên quan
Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Phùng Ngọc Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Xem chi tiết
o0o nhật kiếm o0o
16 tháng 8 2018 lúc 10:56

Trưa hè êm ả, gió nam lồng lộng thổi. Tiếng chim sâu ríu rít trong vòm lá ngoài vườn. Theo nhịp võng đều đều kẽo kẹt, em lơ mơ rồi chìm dần vào giấc ngủ êm đềm. Bỗng em nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ, văng vẳng đâu đây. Em đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà.

   Em liền rời khỏi võng, tới bên bàn và nâng cuốn sách lên, dịu dàng hỏi :

   - Làm sao mà khóc ? Có chuyện gì buồn nói cho chị nghe nào ! Chị có thể giúp gì em chăng ?

   Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể :

   - Em buồn lắm chị ơi ! Chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chị chẳng biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại chị ...

   Em chợt nhớ ra rằng sau khi thi xong, em vứt mấy cuốn sách lên nóc tủ, trong đó có cuốn Tiếng Việt này. Chắc là do em quá tay nên nó rơi xuống đất. Từ hôm ấy, em không quan tâm đến chuyện đó nữa mà thanh thản hưởng một mùa hè vui vẻ.

   Cuốn sách lại tiếp tục than thở :

   - Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem ! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường chị với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các anh chị trong học tập. Được về với chị Hiền, em vui lắm. Em được chị ấy giữ gìn, nâng niu. Chị Hiền mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, chị Hiền nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, chị Hiền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chúng em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Chị Hiền được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi.

   Rồi năm học mới lại bắt đầu. Em cùng các bạn về với chị - cô chủ mới. Em đã sát cánh bên chị suốt năm học vừa qua. Chị cũng học giỏi như chị Hiền. Có điều tính chị không ngăn nắp lắm. Chị hay bỏ chúng em vung vãi khắp nơi. Lúc cần lại cuống lên tìm kiếm. Sau khi thi được vài ngày, chị quẳng chúng em lên nóc tủ và em đã rơi xuống gầm tủ tối om.

   Chẳng ai để ý đến xó xỉnh ấy nên em đành cam chịu đau khổ. Một mình em chống chọi với lũ gián, lũ chuột. Em những tưởng mình sẽ làm mồi ngon cho lũ mối. Nhưng may sao bà đã nhặt em lên, phủi bụi rồi đặt em lên bàn. Thế mà chị chẳng hay biết tí gì!

   Giọng kể của cuốn sách vừa buồn tủi vừa pha chút giận hờn, trách móc.

   Trách là đúng lắm. Tất cả là tại em, tại cái tính không cẩn thận của em. Em đã không có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.

   Em ân hận thật sự và chân thành nói:

   - Chị thật có lỗi. Chị hứa từ nay trở đi sẽ giữ gìn sách vở cẩn thận.

Bình luận (0)

 Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện. 
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l 
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người. 
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi. 
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi. 
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

Bình luận (0)
tran thi minh tam
16 tháng 8 2018 lúc 11:28

OK,CAM ON

Bình luận (0)
linh Nguyen
Xem chi tiết
Diệu Anh
10 tháng 9 2018 lúc 19:10

Vào câu hỏi tương tự nha bạn

Ok

K mk nhé

*Mio*

Bình luận (0)
❤️Hoài__Cute__2007❤️
10 tháng 9 2018 lúc 19:11

Nắm bắt được các ý sau đây:

*Nhan đề: Một lần không vâng lời.

+ Nguyên nhân việc em không vâng lời là gì?

+Chọn hoàn cảnh diễn ra sự việc cho là em không vâng lời.

+ Diễn biến sự việc

+ Hậu quả

+Những đối tượng trong câu chuyện không vâng lời của em: bố mẹ, ông bà, anh chị, thầy cô giáo,...

+Cách khắc phục, lời hứa và có thể liên hệ

Bình luận (0)
linh Nguyen
10 tháng 9 2018 lúc 19:20

ai đó trả lời nhanh với mik đang cần gấp lắm

Bình luận (0)
Trần Mai Trang
Xem chi tiết
Onile Math
1 tháng 1 2018 lúc 16:22

Mở bài

HS có thể chọn những cách sau để mở bài :

– Trực tiếp :  bài kiểm tra tự giới thiệu về mình …..

– Gián tiếp : Tạo ra tình huống để bài kiểm tra tự kể về mình ….

Thân bài

* Bài kiểm tra tự giới thiệu về mình và việc bị vứt bỏ trong ngăn bàn:

– Lúc đầu cũng giống như các bạn, được  mua về từ hiệu sách, được cất ngay ngắn trong túi giấy kiểm tra, ngày ngày theo chủ nhân tới trường, mong đợi đến lúc được phục vụ chủ nhân trong giờ kiểm tra

– Đến giờ kiểm tra môn …, hào hứng khi được chủ nhân lấy ra sử dụng , ghi tên lớp , làm bài , nộp bài ….

– Sau một tuần mong gặp lại chủ nhân, khi cô giáo trả bài  chủ nhân của nó cầm lên xem xét qua loa sau đó ném nó vào ngăn bàn chứ không cất vào túi đựng giấy kiểm tra – nơi các bạn bè của nó đang ở …

– Hậu quả: bài kiểm tra bị sách vở đè lên, bị dồn vào góc ngăn bàn, nhàu nát…

– Cảm giác: đau đớn, ngẹt thở vì bị chèn ép,ngứa ngáy,khó chịu vì bụi bặm …

– Nguyên nhân : do chủ nhân lười biếng, ham chơi, không ôn bài, làm bài không tốt, bị điểm kém, sợ bố mẹ biết  sẽ mắng nên không cất bài kiểm tra vào túi

* Tâm trạng, thái độ của bài kiểm tra :

– Buồn bã vì bị ném vào ngăn bàn , thất vọng vì ý thức của chủ nhân

– Lo lắng một ngày nào đó sẽ bị quẳng vào sọt rác , bị vứt đi, bị xé…

– Mong muốn : các cô cậu học trò chăm học hơn, thuộc bài, làm bài tốt, được điểm cao… để không có bài kiểm tra nào phải chịu số phận như mình

Kết bài

Cảm xúc, suy nghĩ, lời nhắn nhủ…..

Bình luận (0)
Nguyễn Bá Tú
Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Anh
2 tháng 5 2020 lúc 18:34

  Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

  Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

  Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

  Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

  Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lê bá quốc minh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Đình Thanh Pho...
5 tháng 10 2021 lúc 20:53

ok mình giup cho

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chip
Xem chi tiết
Hà chi
30 tháng 3 2022 lúc 20:45

hông bé ơi

Bình luận (0)
tuấn
3 tháng 5 2023 lúc 20:34

Hông

Bình luận (0)