CÓ MẤY KIỂU DANH TỪ ? VẼ BẢNG PHÂN LOẠI DANH TỪ
Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các danh từ ở câu trên vào bảng phân loại:
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
BẢNG PHÂN LOẠI
Danh từ chung |
vua,… |
Danh từ riêng |
Hà Nội,… |
Danh từ chung | Công ơn, vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, huyện |
Danh từ riêng | Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Gia Lâm, Hà Nội |
Danh từ là gì ? Có mấy loại danh từ ? Ví dụ.
danh từ là nhũng từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, ...
danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
danh từ là những từ chỉ người sự vật con vật hiện tượng khái niệm
Chào Thiện Tuấn!
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Cụm DT:- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.
Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:
Danh từ chung <> Danh từ riêng.Danh từ số ít <> Danh từ số nhiềuDanh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thểxin lỗi bạn hơi dài nhưng mình không vắn tắt được.
Trong Tiếng Việt có mấy loại danh từ , đó là những loại danh từ nào ?
Trong tiếng việt có hai loại danh từ , đó là danh từ chung và danh từ riêng
Có 2 loại danh từ : danh từ chung và danh từ riêng . Hk tốt nha bạn
Đề ôn tập tiếng Việt mà mình lười soạn quá, soạn giúp mình nha
1. Từ là gì ?
2. Cấu tạo từ tiếng Việt gồm mấy kiểu ? Nêu từng kiểu cấu tạo từ ? Chó vd minh họa
3. Nghĩa của từ là gì ?
4.Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Cho vd minh họa
5. Phân biệt từ thuần việt và từ mượn
6. Nêu nguyên tắc sử dụng từ ngữ
7. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ
8. Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào ? Nêu cụ thể từng nghĩa. Cho 1 vd từ nhiều nghĩa và giải nghĩa
9. Có mấy lỗi dùng từ thường gặp? Nêu nguyên nhân và cách khăc phục từng loại lỗi
10. a) Đặc điểm của danh từ
b) Phân loại danh từ
11.Viết 1 đoạn văn ( 12-15 câu ) kể về 1 tiết học tốt mà em thích nhất ở lớp 6. Sử dụng ít nhất 1 từ láy, 2 từ ghép, 2 từ mượn và 1 số danh từ. Chú tích dưới đoạn văn
từ là đc tạo bởi các tiếng và có nghĩa
2 kiểu đó là từ đơn và từ phức
phức tạo bởi từ ghép và từ láy
từ đơn :ăn, học,vui,....
từ phức :nhiều lắm
lỗi lặp từ
...
Mình biết nhưng mình lười viết quá nên bạn tự làm nha! Mà đằng nào thì chả phải chép lại vào vở. ^.^
vẽ bản đồ phân loại danh từ( đầy đủ)
P/S : Hơi xấu :3
Chúc bạn học tốt :>
Danh từ là gì? Danh từ chỉ đơn vị được chia làm mấy loại? Lấy ví dụ với mỗi loại?
(3 điểm)
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. …
- Danh từ gồm:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: cân, lít, kg….
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: mớ, nắm, rổ…
Đoạn văn này có mấy câu? có bao nhiêu danh từ? có bao nhiêu đại danh từ? em hãy viết xuống các đại danh từ có trong đoạn văn.
Hôm nay Hải Anh làm tập làm văn và vẽ tranh. Sau khi làm bài xong bé Hải Anh ăn kem và bánh quế rồi mới vẽ. Bức tranh luôn để trên giá vẽ và gắn chắc chắn. Mẹ và ông ngoại thường khen bé Hải Anh vẽ đẹp. Mặc dù có ít thời gian nhưng bé luôn luôn dành cho bức tranh mỗi ngày chút màu sắc.
Bài 12: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ:
Núi / Sam/ thuộc / làng / Vĩnh Tế./ Làng/ có/ miếu/ Bà Chúa Xứ,/ có/ lăng/ Thoại Ngọc Hầu/ – người/ đã /đào/ con/ kênh/ Vĩnh Tế.
Danh từ chung |
……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… |
Danh từ riêng |
……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… |
TK
Các danh từ là: núi, Sam, làng, Vĩnh Tế, miếu, Bà Chúa Xứ, lăng, Thoại Ngọc Hầu, người, con, kênh, Vĩnh Tế
Danh từ chung | Danh từ riêng |
Núi, làng, miếu, lăng, người, con, kênh | Sam, Vĩnh Tế, Bà Chúa Xứ, Thoại Ngọc Hầu, Vĩnh Tế |
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau, ghi vào bảng phân loại ở dưới :
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhân /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành/ một / đường / quanh co / trắng xoá /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mắt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ/.
Danh từ chung:...............................................
Danh từ riêng:...............................................
Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa trước
Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ Trác, Bác Hồ