hãy giới thiệu rừng amazon bằng tiếng anh
Hãy giới thiệu bn bằng Tiếng Anh
Tham khảo
Bạn có thể giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản bằng những mẫu câu dưới đây. My name is…/ I'm… – Tôi tên là…/ Tôi là… My full/ first/ last name is… – Tên đầy đủ của tôi/ họ/ tên của tôi là… You can call me…/ They call me…/ Please call me…/ Everyone calls me… – Bạn có thể gọi tôi là…
Tham khảo bài của mình:
Hello, my name is Châu, you can call me Bò I’m 14 years old. I have a great passion for reading and listening to music. There are 3 people in my family. That means I don’t have any siblings, but I have liked a sister to play with me. It’s great meeting you. Hope we will have great time together.
mk ví dụ chứ ko phải mk là thầy mk
Tham Khảo
My name is Andrew. I’m 30 years old. I’m originally from San Francisco. I moved to Los Angeles over 10 years ago as a student. Well, I’m a dedicated worker and a people person. I enjoy working as a team. I also like being in contact with the public.
hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng anh
hi my name is vinh. I am 10 years old . I am from Viet Nam . I am tudent at kim dong primary school
hello! my name is Ngoc. I'am nine years old. I'am from viet nam.
Hello, my name is Y, i'm 9 years old, i'm study at To Vinh Dien school, i'm from VietNam, my hobby is drawing.
Hãy giới thiệu em bằng tiếng anh
Hello,my name is Phuong Anh.I'm eleven years old.I'm a pupil at Chi Lang Nam secondary school.I live at Chi lang Nam village.I live with my family.I .........................................................but I don't ................................................
Chỗ chấm là cậu phải viết thêm vào nhé.Chúc cậu học giỏi.
Mình biết là vì bên trên bạn ghi ngữ văn lớp 6 nên mình nghĩ bạn hơn mình 1 tuổi.Mình học lớp 5.
hãy giới thiệu về mình bằng tiếng anh
My name is Tram and I am from Binh Dinh province/Vietnam. I am currently studying Finance and Economics at Van Lang University. I was raised in Binh Dinh and when I was 18 I moved to Ho Chi Minh city to take my university study. Last year I went to Da Nang city to join the school’s exchange program. During my exchange I went backpacking with other backpackers from all over the city to other province/city across Vietnam. It was a fun experience. I think I have been fortunate enough to be able to live in different parts of our country and thus be able to broaden my horizon.
Hello
Hi
Are you a friend of Julian? I’ve never seen you before.
Actually, I’m a friend of his sister, and this’s the first time I’ve been to any of their parties.
Nice to meet you. I’m David Nice to meet you too, David. My name is long and unpronounceable but you may just call me Kim.
hello
my name is mai anh .this year i am 10 years old .i study at kim son frimary scholl i was is grade 5b .my house has 4 people in cluding his parents and his brother . you love the mostis the mother because my mother is the one who gave birth .
how about you?
Hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng anh
hi everyone in olm, my name's Tien. I'm from Kien Giang. This year, i'm 11 years old and i'm in class 6A1. In my free time, i'm listening to song of the Jack(Phuong Tuan) and play sports. My favourite subject in school is literature and P.E. My family have 5 member, it's grandmother,father,mother,my brother and me. In the future, i wish to become an architect so i will try to study hard to achive that dream. This is my introduction. Hope you enjoy it. Goodbye and see you again.
Hãy giới thiệu về mình bằng tiếng anh?:v
Hello my name`s wolflahh how are you
I am Thi thank kiu gud bai
I'am fine,thanks
Hãy giới thiệu về mình bằng tiếng anh!
Hãy giúp mk !
hello .My name is Anh .I am ten years old .I can swim,cookand ride a bike but I cannot play table tennis . There are guor of us in my family.I am only child . orange juice is my favourite drink.Beef is my favourite food.Music is my favourite subject . I want two have many friends .
happ new year.
study well.
My name is Mai! I'm study in class 62 of Dang Dung secondary school.I live in Quang Dien district with my family.Nice to meet you.Can you tell me about yourshelf?I wait you to reply!
hi people , my name is Nga in class 7a , my hobby is learning english because it help me relax and get more information . There are 4 people in my family . I used to live in a small village , but now i live in Thanh Hoa city . I love red , so love blood too and i hate pink because it too much lovely...i don't ....^_^ . In every afternoon , i always play badminton in the main house because its help me heathier......Thanks for reading.......^_^ ......lm wwen vs mk nha
Hãy giới thiệu phòng ngủ của mình bằng Tiếng anh
In my house. Bedroom is my favorite place... My room is blue. It isn't not large...But It's very neat and tidy. In front of my desk is a window. It's make my room seems very comfortable... My bed was placed in the corner of room. Opposite the door is a clock hanging on the wall. In my room have a computer, it was placed on my desk. I pasted on the walls are many beautiful images to decorate. Also in my room has some old things are put very neat in a box under my bed. So if you go there I think you will my bedroom...
Ngắn thì đây nè , cố học thuộc nhé , Tk mh đuy , mơn nhìu !!!
~ HOK TỐT ~
My bedroom is one of the best places in my house there I have my private space. It’s the place where I usually relax and do whatever I want . There are a big closet hidden in the wall and a bright blue mastress with a sheet in my room. It is printed with full of light blue so I am in the ocean in my bedroom. It is the reason why I love a sleeping time that I feel very cozy and comfortable after a long day. There is a corner for reading book with bookshelf and table next to the bed so I can enjoy reading books all the time. Sometimes I put on the table fresh flowers makes the room brighten. On the wall, I hang out nice pictures to have good mood. In other corner, I let some Teddy Bears and toys in a big basket to remind me about the sweet childhood.
My bedroom is the best thing God gave me. I really adore my Room and I’m thankful for I have it “Thanks God”.
Nếu cần bản dịch thì bảo mình nhé , Nhớ tk mh , mơn nha !!!
~ HOK TÔT ~
các bạn hãy giới thiệu về mình bằng tiếng anh
My name's Ngan.I'm eleven year old.I'm study in Luong The Vinh sendcondary school.I live in Nha Trang city.My favorite food is rice and chicken.In free time ,I read a book and listen to music .I really play sports and my favorite sport is badminton .
KĨ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ MA TRẬN, ĐỀ, ĐÁP ÁN
Ngày đăng: 19/12/2017 - 22:40
Tài liệu đính kèm: Tải về
KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Môn: NGỮ VĂN
Phần một: Những vấn đề lý luận
I. Một số yêu cầu chung của việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1. Nội dung đánh giá phải mang tính tổng hợp, gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn;
2. Đảm bảo sự phân hóa chính xác năng lực của người học; sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá, chú ý tới đánh giá quá trình;
3. Chú trọng phát triển một số năng lực đặc thù của môn học (vận dụng tổng hợp những kiến thức và kĩ năng vào quá trình đọc - hiểu, nói và viết tiếng Việt) và một số năng lực chung;
4. Quan tâm nhiều hơn đến sự tiến bộ và khả năng của mỗi cá nhân được bộc lộ trong quá trình học tập;
5. Việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) hướng tới khả năng làm phong phú và mở rộng hiểu biết về cuộc sống, kiểm soát những nội dung học tập để tham gia vào xã hội trên các mặt văn hóa, khoa học…;
6. Tạo điều kiện để HS tự đánh giá (cá nhân tự đánh giá, đánh giá nhóm, đánh giá lẫn nhau).
II. Quy trình xây dựng đề kiểm tra: gồm 06 bước
1. Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
- KTĐG một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học.
2. Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
- KT tự luận
- KT TNKQ
- KT kết hợp cả tự luận lẫn TNKQ
3. Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
3.1. Vai trò, đặc điểm
Ma trận đề là một bản mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là một bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề thi. Đây là một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Có thể mô tả bảng ma trận đề tổng quát như sau:
Mức độ Năng lực ĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc hiểu Ngữ liệu: loại văn bản nào? (nhật dụng hay văn học?) Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích hay văn bản hoàn chỉnh? Dài khoảng bao nhiêu chữ? Có độ khó như thế nào? | (Nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học) | (Diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập) | (kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học) | (vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập và cuộc sống) | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | |||||
II. Tạo lập văn bản | |||||
Câu 1: Nghị luận xã hội (quy định rõ dung lượng và chủ đề, ví dụ: khoảng 200 chữ, về một vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu) | Viết 01 đoạn văn | ||||
Câu 2: Nghị luận văn học (xác định kiểu bài, ví dụ: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học/ nghị luận về một đoạn thơ….) | Viết một bài văn | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Ghi chú: trên đây là bảng mô tả các tiêu chí cần đánh giá theo ma trận đề thi THPT QG, tùy theo đối tượng học sinh và mục đích kiểm tra, giáo viên chủ động lựa chọn số lượng câu hỏi, tỉ lệ % cho ma trận đề. (ví dụ: đối với đề kiểm tra học kì khối 10, 11, phần tạo lập văn bản có thể chỉ cần 1 câu)
3.2. Quy trình thiết kế ma trận: gồm 09 thao tác
- Liệt kê các chủ đề (nội dung, chương …) cần đánh giá;
- Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
- Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…);
- Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
- Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %;
- Tính tỉ lệ % số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
- Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
- Đánh giá lại ma trận (thẩm định) và chỉnh sửa, hoàn thiện;
3.3. Một số lưu ý khi xây dựng ma trận đề
- Ma trận đề phải đảm bảo các cấp độ nhận thức, phù hợp với mục đích, hình thức kiểm tra;
- Ma trận đề phải được xây dựng trước khi bắt tay vào biên soạn đề, tránh “quy trình ngược” (soạn đề trước, làm ma trận sau);
- Cùng một ma trận đề có thể biên soạn n đề kiểm tra khác nhau. Cần tránh tình trạng lộ đề thi trên ma trận.
4. Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
4.1. Những yêu cầu về ngữ liệu
- Ngữ liệu phải được trích từ những nguồn minh bạch, có độ tin cậy cao;
- Ngữ liệu phải có dung lượng vừa phải;
- Ngữ liệu phải có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục, tính nhân văn;
- Ngữ liệu đọc hiểu đối với đề kiểm tra lớp 11, lớp 10 nên khai thác kiến thức tiếng Việt, Làm văn trong chương trình, tránh thoát ly hoàn toàn SGK.
4.2. Những yêu cầu về đề kiểm tra
- Việc thiết lập đề kiểm tra phải bám sát ma trận đề, phải là sự hiện thực hóa chính xác các chuẩn cần đánh giá được thể hiện trong ma trận.
- Do đặc thù môn học, năng lực quan trọng cần đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn là năng lực sử dụng tiếng Việt trong tư duy và giao tiếp. Năng lực này chỉ có thể được bộc lộ qua việc trình bày bằng ngôn ngữ (nói và viết) nên việc yêu cầu học sinh thực hiện những câu hỏi tự luận vẫn là cách ra đề hiệu quả và phổ biến hiện nay;
- Câu hỏi phải sử dụng những từ ngữ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
- Câu hỏi phải liên quan đến ngữ cảnh, phải hưởng ứng văn bản.
- Mỗi câu hỏi nên hướng tới một mục đích để đo chính xác mức độ đạt được, phải có từ khóa trong câu hỏi.
- Xây dựng câu hỏi cần lưu ý tránh những câu trả lời hời hợt của học sinh (muốn thế, câu hỏi cần có sự phân bố hài hòa các cấp độ nhận thức, tránh sa vào một loại câu hỏi nhận biết (mô tả, tái hiện));
- Không lấy việc kiểm tra kiến thức – kĩ năng đã học làm trung tâm của việc đánh giá mà chú trọng khả năng vận dụng kiến thức – kĩ năng trong những tình huống khác nhau;
- Chú ý tới kiểu câu hỏi giúp học sinh bộc lộ được những suy nghĩ, quan điểm cá nhân, phát triển tư duy phản biện, tư duy sáng tạo.
- Một câu hỏi không nên có hai chuẩn, trừ yêu cầu tạo tập văn bản.
- Câu hỏi phải được định lượng hoặc định tính rõ ràng để đảm bảo tính chính xác, công bằng trong đánh giá học sinh.
5. Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
5.1. Những yêu cầu chung
- Cần phân biệt hướng dẫn chấm với đáp án – thang điểm;
- Nội dung của hướng dẫn chấm vừa đòi hỏi sự chi tiết, cụ thể, khoa học để chính xác hóa mức độ đạt được trong phần trả lời của học sinh, vừa đòi hỏi độ mở cần thiết để đánh giá được những sáng tạo bất ngờ của học sinh trong việc thực hiện các yêu cầu của đề, không nên bó buộc cứng nhắc vào một cách làm bài nhất định;
- Cách trình bày cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; tránh sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ chủ quan của người biên soạn;
- Phù hợp với ma trận đề, khuyến nghị giáo viên nên xây dựng Rubric để chấm bài kiểm tra/thi.
5.2. Xây dựng hướng dẫn chấm theo mô hình Rubric (bảng miêu tả các tiêu chí cụ thể theo những cấp độ khác nhau dựa trên mục tiêu nhiệm vụ đặt ra.)
5.2.1. Mô hình Rubric định tính: được thiết kế thành hai cột:
Cột thứ nhất ghi mức độ điểm số mà HS đạt đượcCột thứ 2 mô tả các tiêu chí ở mỗi mức điểm (những tiêu chí này thể hiện các yêu cầu cần đạt của bài viết mà GV đặt ra với HS).Điểm | Mô tả |
Điểm 10 – 9 | … |
Điểm 8 - 7 | … |
Điểm … | …. |
5.2.2. Mô hình Rubric định lượng: được thiết kế thành nhiều cột:
+ Cột thứ nhất ghi nội dung chính của các điểm thành phần
+ Những cột tiếp theo mô tả cụ thể tiêu chí cần đạt mà GV đặt ra tương ứng với từng mức điểm.
Những mức điểm này nên xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo kiểu bậc thang để thuận tiện cho GV khi đánh giá.
Tiêu chí | Mô tả các mức điểm cụ thể | ||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Mức 5 | |
TC 1 | … | … | … | … | … |
TC 2 | |||||
… |
6. Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
6.1. Thẩm định các câu hỏi trong đề kiểm tra
Tổ chức thẩm định các câu hỏi theo các tiêu chí sau:
- Câu hỏi có mắc lỗi về chuyên môn không?
- Câu hỏi có phù hợp với chuẩn chương trình đã được xác định hay không?
- Nội dung câu hỏi có chính xác không?
- Câu trả lời dự kiến cho câu hỏi có đúng hay không và các lựa chọn sai trong câu hỏi trắc nghiệm có thực sự sai hay không? (nếu có câu hỏi trắc nghiệm).
- Câu hỏi có đề cập đến các nội dung dân tộc và giới không phù hợp hay không?
Từ đó, tổ thẩm định bổ sung, điều chỉnh câu hỏi dựa trên kết quả việc đánh giá và đưa ra những đề xuất thay đổi cụ thể.
6.2. Đối chiếu ma trận, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm và đáp án
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện và sửa chữa những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề kiểm tra và đáp án;
- Sửa các từ ngữ, nội dung để đảm bảo tính khoa học và chính xác;
- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức không? Số điểm có phù hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? Thay thế các câu hỏi không phù hợp bằng các câu hỏi khác đã được thẩm định;
- Nội dung đề có phù hợp với đối tượng học sinh không? Có phân hóa được trình độ học sinh không? Tính sử dụng cao không?
- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHÁNH HÒA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN 12 - KT HK2
Hình thức: Tự luận - Thời gian: 120 phút
NỘI DUNG | Các mức độ cần đạt | Tổng | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
I. ĐỌC HIỂU | - Ngữ liệu: VBVH - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn thơ khoảng 150 chữ; tương đương tác phẩm đã học trong chương trình. | - Nhận biết phương thức biểu đạt trong đoạn thơ. - Thu thập thông tin trong đoạn thơ. | - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh tiêu biểu trong đoạn thơ | Rút ra được bài học từ đoạn thơ. | ||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 2 1,0 10% | 1 1,0 10% | 1 1,0 10% | 4 3,0 30% | ||
II. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội | - Khoảng 200 chữ - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý được rút ra từ ngữ liệu phần Đọc hiểu. | - Viết 01 đoạn văn | ||||
2. Nghị luận văn học | - Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi | Viết 01 bài văn | ||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 2,0 20% | 1 5,0 50% | 2 7,0 70% | |||
Tổng cộng | Số phần: 2 Số câu: 6 Số điểm: 10 |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm
Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi
Và trên cát lại thêm cồn cát mới
Có mặt trời lăn như bánh xe
Cuộc đời tôi có cát chở che
Khi đánh giặc cát bụi làm công sự …
Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ánh ngói hồng những khuôn mặt mai sau
Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
(Trích Gió Lào cát trắng, Xuân Quỳnh,
Thơ Việt Nam 1945- 1985)
Câu 1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. (0,5 điểm). Hãy chỉ ra 03 từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của quê hương?
Câu 3. (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
Câu 4. (1,0 điểm). Phẩm chất nào của con người Việt Nam được đề cập đến trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với việc học tập và rèn luyện của anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một phẩm chất của con người Việt Nam mà anh/chị tâm đắc từ đoạn thơ trên.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn văn sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi cũng vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài,
Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.7-8)
…… Hết ……
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2016-2017 | ||||
PHẦN | Câu/ý | Nội dung | Điểm | ||
I. ĐỌC HIỂU | 1 | Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm | 0,5 | ||
2 | Sự khắc nghiệt của quê hương thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: gió nóng, trưa hè ngột ngạt, bom đạn, gió Lào, cát bụi … - Lưu ý: học sinh liệt kê đúng 03 từ ngữ, hình ảnh sẽ đạt điểm tối đa. | 0,5 | |||
3 | Ý nghĩa hai dòng thơ: sự gắn bó, nhớ thương dù quê hương có khắc nghiệt; tình yêu quê hương bao giờ cũng thiêng liêng, cao quý. - Lưu ý: học sinh có thể diễn đạt khác nhau, chỉ cần đúng ý. Với mỗi ý đúng, học sinh đạt 0,5 điểm. | 1,0 | |||
4 | Học sinh phải nêu được phẩm chất và lí giải được ý nghĩa của phẩm chất đó đối với việc học tập, rèn luyện của bản thân. Có thể chọn một trong các gợi ý sau: - Bản lĩnh, kiên cường. - Cần cù, chịu khó. - Lạc quan, giàu niềm tin. - Yêu quê hương, đất nước. | 1,0 | |||
II. LÀM VĂN | 1 | Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về một phẩm chất của con người Việt Nam được gợi ra từ đoạn thơ. | 2,0 | ||
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn | 0,25 | ||||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phẩm chất của con người Việt Nam trong đoạn thơ. | 0,25 | ||||
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau: | 1,0 | ||||
- Giải thích vấn đề. - Phân tích giá trị ý nghĩa của vấn đề. - Liên hệ bản thân | |||||
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25 | ||||
2 | Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích | 5,0 | |||
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, ý kiến; Thân bài triển khai được các luận điểm, thể hiện cảm nhận về bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. | 0,5 | ||||
Xác định đúng vấn đề nghị luận | 0,5 | ||||
Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | 3,0 | ||||
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A- Phủ” và nhân vật Mị trong đoạn trích. * Phân tích nhân vật Mị qua đoạn trích: - Thân phận con dâu gạt nợ và bối cảnh đêm tình mùa xuân - Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật: sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, hạnh phúc. - Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc (tiếng sáo); ngôn ngữ giàu sức gợi … * Đánh giá chung: khái quát lại nghệ thuật và nội dung của đoạn trích. | |||||
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; cảm nhận sâu sắc diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích. | 0,5 | ||||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,5 | ||||
Tổng điểm | 10,0 | ||||