Viết một bài văn ngắn nêu mục đích học tập của em. Trong đó có sử dụng tình thái từ
Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) về mục đích học tập của em trong đó có sử dụng quan hệ từ.
Tham khảo!
Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,.... Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Tóm lại, mỗi người cần xác định cho mình những mục tiêu học tập phù hợp để có phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Đề bài Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 6 câu trình bày cảm nghĩ của em về tình hình dịch Covid 19, trong đó có sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
viết một đoạn văn ( 12-15 câu ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Lãi Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, trong đó có sử dụng một tình thái từ, một thán từ ( Gạch chân tình thái từ, thán từ đã sử dụng )
Viết một đoạn văn về học tập trong đó có sử dụng tình thái từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, trợ từ, thán từ
Giúp em với ạ.
THam khảo !
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đúng vậy! Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.
Bạn tự tìm các từ nha!
Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về 2câu thơ đầu trong bài ngắm trăng của Hồ Chí Minh trong đó có sử dụng 2 kiểu câu phân loại theo mục đích nói
5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu) về ý nghĩa của việc học tập, trong đó có sử dụng ít nhất hai kiểu câu được học. Chỉ rõ các câu đó thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói.
viết đoạn văn 10 - 12 câu nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em thích nhất trong các văn bản đã học ( Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ), trong đó có sử dụng ít nhất một tình thái từ, một thán từ
Bạn tham khảo nha:
Đọc Tức nước vỡ bờ, ta không chỉ thêm trân quý một người phụ nữ yêu chồng thương con hết mực mà chị Dậu còn là một người có sức sống tiềm tàng, sẵn sàng phản kháng và đấu tranh trước những áp bức bất công. Khi được bà lão hàng xóm mang cho bát gạo và khuyên chị nên cho chồng đi trốn, trước khi bọn cai lệ và tay sai đến. Chị đồng tình với bà nhưng vẫn muốn để chồng “ăn vài húp” vì "nhịn đói từ sáng hôm qua tới giờ" rồi chị xót thương, nhỏ nhẹ mời chồng ăn cháo. Chi tiết dù nhỏ ấy nhưng đã nói lên cả tấm lòng của người vợ tảo tần, một lòng thương và lo lắng cho chồng. Dù trải qua bao biến cố, phải chạy vạy khắp nơi để lo tiền sưu nhưng chị không để ý đến những cực nhọc, vất vả của bản thân để lo cho chồng con. Không những vậy, khi đám tay sai đến bắt anh Dậu, chị đã nài nỉ, van xin đến nhẫn nhịn, chịu cho bọn chúng đánh đập để xin tha cho chồng. Khi chúng quyết trói anh Dậu, bằng tất cả sự căm phẫn, uất ức phải chịu đựng, chị đã mạnh mẽ vùng dậy, đấu tranh “chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay”. Sự phản kháng của chị thể hiện một sức mạnh to lớn đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị dám đứng lên để bảo vệ mạng sống cho chồng. Hình ảnh của chị tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống, luôn thương yêu và hi sinh tất cả vì gia đình dù điều đó có gây ra hiểm nguy cho chính bản thân.
viết đoạn văn chủ đề học tập có sử dụng 2 tình thái từ và nêu ý nghĩa 2 câu đó
Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.
Chú thích:lú lẫn :từ láy
. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu) về đề tài học tập, trong đó có sử dụng ít nhất hai kiểu câu được học. Chỉ rõ các câu đó thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. (Câu trần thuật - trình bày)Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”. Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng… Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành. Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được! Vậy nên chúng ta phải vừa học vừa thực hành. (Câu cầu khiến - đề nghị)
✿Tuệ Lâm☕