viết đoạn văn 5-7 câu nêu những bài học sâu sắc cho em khi học xong văn bản lão hạc
Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu nêu bài học rút ra từ văn bản lão hạc
Lão Hạc là một người nông dân lương thiện có lòng tự trọng cao và yêu thương con. Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Tình yêu thương ấy thể hiện qua việc ông luôn chăm sóc kỉ vật cuối cùng mà người con trai để lại sau khi đi đồn điền cao su, đó là con chó Vàng. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó. Hành đọng yêu thương, chăm sóc, quý mến của lão fanhf cho cậu Vàng chính là biểu hiện của tấm lòng nhân đạo. Mặc dù trong văn bản không có đoạn nào lão Hạc đối thoại với con, song những tình cảm của lão dành cho con mình xen vào từng chi tiết trong tác phẩm. Chính vì thương con nên lão không quản tuổi cao sức yếu, làm thuê làm mướn để dành tiền cho con. Lão Hạc quả là một người cha biết lo xa. Liệu sức mình đã yếu, lão đã sang gửi ông giáo mảnh vườn và chút tiền cho con. Lão nhờ ông giáo giữ hộ để sau này con về còn có cái sinh nhai. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Lão cảm thấy ê chề, nhục nhã vì mình đã đi lừa người bạn tri kỉ của mình, tấm lòng nhân hậu bao la của lão khiến lão khóc rưng rức khi bán chó. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết. Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã cho ta thấy tình yêu thương con của lão thật là sâu sắc. Đó là 1 con người coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người. Lão Hạc chính làhình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.
Tham khảo
viết 1 đoạn văn nêu những bài học của bản thân sau khi học xong tác phẩm ông lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có. Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.
\ Viết đoạn văn khoảng 3 - 5 câu nêu bài học mà em rút ra sau khi đọc văn bản “Lão nông và các con” ?
Bài học rút ra khi đọc văn bản "Lão nông và các con" là sự quan tâm đến những người có công lao xây dựng đất nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Truyện kể về một lão nông đã dành cả đời để làm ruộng, nuôi vật nuôi với tình yêu thương và sự kiên trì. Tuy nhiên, khi già đi và yếu sức hơn, lão nông đã không nhận được sự giúp đỡ của các con trai mình, đó là một sự thất vọng và đau khổ.
Từ câu chuyện này, ta được học được tinh thần trách nhiệm, tình cảm và sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi và người lao động chăm chỉ. Chúng ta cần biết ơn những người đã làm việc hết mình để đem lại cuộc sống thoải mái hơn cho con cháu của họ.
Chúng ta cần tôn vinh những người có công bằng và đáng kính trên xã hội. Một bài học khác trong câu chuyện là tâm trạng của lão nông khi bị bỏ rơi. Đó là một cảm giác cô đơn và bi ai. Chúng ta hãy nhận ra và giúp đỡ những người cảm thấy bị bỏ rơi, tổn thương. Cuối cùng, chúng ta cũng cần cảm phục và học tập tinh thần kiên trì và không bỏ cuộc của lão nông trong công việc của mình, để chúng ta có thể trở thành những người thành công như ông ta đã làm được trong suốt đời sống của mình.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu những bài học em rút ra được từ cái chết và cuộc đời của nhân vật Lão Hạc
Tham khảo:
Lão Hạc là một nhân vật rât sđáng để ngưỡng mộ, chính lão đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách sống. Đó chính là sự yêu thương những người xung quanh. Trong cuộc sống tình cảm là những điều kì diệu nhất. Chính vì vậy chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người. Không chỉ vậy, ta còn phải sống biết rước biết sau, có lòng tự trọng. CHúng ta không nên vì miếng ăn mà đánh mất đi được sự tự trọng, tôn nghiêm của bản thân. Dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không được đánh mất đi nhân cách cao ngời.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu những bài học em rút ra được từ cái chết và cuộc đời của nhân vật Lão Hạc
Tham khảo:
Từ cái chết và cuộc đời của nhân vật Lão Hạc ta có thể thấy được cuộc sống của chúng ta thật hạnh phúc bao nhiêu so với nhân dân ta ngày xưa.Cũng cho ta biết người nông dân đã phải chịu uất ức mà chẳng thể giải bày , đến nỗi họ thấy kiếp mình cũng chẳng thua gì kiếp chó.Nhưng dù vậy họ vẫn không để sự nghèo đói kiến họ bán rẻ lương tâm.Họ giữ cho mình những đức tính quý cho đến chết.Họ bị xã hội ép đến con đường sai trái dù vậy họ thà chịu cái chết để giữ lại những phẩm chất đạo đức.Chúng ta hãy biết trân trọng những hạnh phúc mà chúng ta đang có và dù có chuyện gì chúng ta vẫn phải giữ gìn phẩm chất đạo đức .
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em khi học xong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê"
Sau khi học xong văn bản lão hạc em hãy nêu nhận xét về cuộc đời và phẩm chất của nhân vật lão hạc Giải giúp em với ạ
THAM KHẢO:
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muộn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra được những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lão đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.
Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài học, em rút ra cho bản thân mình điều gì sau khi học xong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng(5-7 dòng)
TK
Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có. Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em khi học xong văn bản "phong cách Hồ Chí Minh"(5-7 câu)
Qua những câu chuyện đời thường về HCM, tôi bỗng nghiệm ra 1 điều nho nhỏ về Người. Điều gì làm nên một vị chủ tịch nước? Phải chăng đó phải là 1 người hết sức cao sang quyền quý, một người mà ai ai cũng nghiêng mình khép nép, ngước mắt lén nhìn, một người chỉ xuất hiện trong những sự kiện cực kì quan trọng hay những nơi rất mực lộng lẫy bóng bẩy, một người nói thật hay và nói những điều mà người ít học khó lòng hiểu thông? Không! Những vỏ bọc "ghê gớm" ấy không làm nên sự quan trọng, sự vĩ đại của một vị lãnh tụ. 1 vị lãnh tụ có đủ vĩ đại để sống mãi trong tim mọi lớp người của đất nước như HCM, phải là con người sống trong hiện thực đương thời của đất nước, sống cuộc sống của nhân dân để hiểu thấu những mong muốn của nhân dân, nắm chắc những nhu cầu của đất nước, tức là sống một cuộc đời cống hiến hết mình vì vận mệnh của tổ quốc và đồng bào. Trong thời kì khó khăn của VN, chủ tịch HCM không ăn thịt gà, không mặc comple áo vest khi đồng bào và chiến sĩ phải ăn đói mặc rách. Là một vị lãnh tụ mà như người cha già dân tộc, HCM tự mình thấm thía những đau khổ của con dân. Xưa nay có vị lãnh tụ nào sống một đời tiết chế như thế, với một trái tim ngập tràn yêu thương đến thế? Người cũng không chọn cho mình biệt thự nahf lầu mà chỉ vui thú lâm tuyền giản dị mà thanh cao bên ao cá, trong 1 ngôi nhà sàn bằng gỗ không chút mùi sơn. COn người ở vị thế cao đến thế mà vẫn giữ được cho mình những điều sao mà thanh cao quá! Dường như nét thanh cao ấy cũng là một điều vĩ đại ở HCM.
Chúc bạn học tốt!