Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
buiminhchau
Xem chi tiết
Lê Phạm Bảo Linh
11 tháng 11 2021 lúc 10:25

I. Văn bản:

1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.

2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.

3.Ca dao.
*  Những câu hát về tình cảm gia đình:
                                  Công cha như núi ngất trời,
                            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
                                  Núi cao biển rộng mênh mông,

                            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
              Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
              Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
                         Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
               Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
                              Cái cò lặn lội bờ ao
                     Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
                              Chú tôi hay tửu hay tăm,
                     Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
                              Ngày thì ước những ngày mưa,
                     Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
-
Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“  Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
                                Thương thay thân phận con tằm,
                         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                                Thương thay lũ kiến li ti,
                         Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
                                Thương thay hạc lánh đường mây
                         Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
                                Thương thay con cuốc giữa trời,
                          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:

+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.

 II. Tiếng Việt

1. Từ láy

- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.

- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.

2. Từ ghép

- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

3. Quan hệ từ

- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé 
Thanks

 

Ka Su
Xem chi tiết

kì 1 hay kì 2 vậy bạn :<

ĐINH THỊ HOÀNG ANH
4 tháng 1 2022 lúc 18:57

ko bt đề cương giống trường bạn ko nữa .-.

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I

NĂM HỌC:2021-2022

 

I. PHẦN VĂN:

* Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Tiếng gà trưa:(Học thuộc lòng một khổ thơ)

a/ Tác giả:

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm:

- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh

- Thuộc thể thơ 5 chữ

c/ Ý nghĩa:

- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về

- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

2/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:(Học thuộc lòng hai bài thơ)

a/ Tác giả:

- Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

b/ Tác phẩm:

- Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

c/ Ý nghĩa:

- Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người

- Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp còn nhiều gian khổ

3/Một thứ quà của lúa non:Cốm

a/Tác giả:

- Thạch Lam: 1910 – 1942 sinh tại Hà Nội

- Là nhà văn nổi tiếng và là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn.

- Có sở trường viết truyện ngắn và tuỳ bút.

b/Tác phẩm: Bài “ Một thứ quà của lúa non:Cốm” rút từ tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về cảnh và phong vị của Hà Nội. Đặc biệt là những món ăn thường ngày khá bình dị.

c/Đặc sắc nghệ thuật:

-Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.

d/Ý nghĩa:

-“Cốm là thức quà riêng biệt của đât nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cai mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”.

4/Mùa xuân của tôi.

a/Tác giả:

-Vũ Bằng tên là Vũ Đăng Bằng ( 1913 – 1984)

- Là nhà văn nhà báo đã sáng tác từ trước CMT8 năm 1945.

- Ông có sở trường viết truyện ngắn, tuỳbút, bút kí

b/Tác phẩm:

-Bài văn được trích từ thiên tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút, bút kí “ Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng .

c/Đặc sắc,nghệ thuật:

-Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm

-Giọng văn tha thiết bồi hồi,lôi cuốn người đọc vào dòng cảm xúc.

-Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để miêu tả cảnh sắc và tình cảm.

d/Ý nghĩa:

-Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc nước ta được cảm nhận ,tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết.

-Biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quê hương,đất nước,lòng yêu cuộc sống của tâm hồn tinh tế,nhạy cảm.

II.PHẦN TIẾNG VIỆT:

1/ Điệp ngữ:

a/ Khái niệm:

-Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

b/ Phân loại:

-Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

2/ Thành ngữ:

a/ Khái niệm:

-Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

-Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

-VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …

b/ Cách sử dụng:

-Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …

-Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

3/ Chơi chữ:

a/ Khái niệm:

-Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị

b/ Phân loại:

- Các lối chơi chữ thường gặp là:

- Dùng từ ngữ đồng âm

- Dùng lối nói trai âm (gân âm)

- Dùng cách điệp âm

- Dùng lối nói lái

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố

 

III.PHẦN TẬP LÀM VĂN:

* Các dạng văn biểu cảm:

ĐỀ1/ Biểu cảm về một món quà mà em yêu thích.

ĐỀ2/ Biểu cảm về 1 loài vật mà em yêu quý

ĐỀ3/ Biểu cảm về loài cây em yêu

*Dàn ý chung:

ĐỀ1/ Dàn ý chung biểu cảm về 1 món quà :

a/Mở bài: - Giới thiệu được món quà mà em yêu thích

b/Thân bài:

- Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật, bố đi công tác về, …)

- Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thế nào ?) à Miêu tả + Biểu cảm

- Thấy món đồ à Em luôn nhớ về người tặng è Tình cảm của người tặng gửi gắm trong món quà ấy

- Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng)

c/Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em

*Các đối tượng biểu cảm:

- Cuôn sách

- Cây bút

- Búp bê

- Đồng hồ

ĐỀ2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:

a/Mở bài: - Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

b/Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhà em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt, tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của nó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- è Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thường mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) à Tình cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

c/Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

*Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, Học sinh phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng

ĐỀ3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:

a/Mở bài: - Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích ( Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)

b/Thân bài:

+ Biểu cảm về:

- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?

- Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)

- Loài cây là biểu tượng gì?

- Loài cây gợi chó em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?

- Càm giác của em khi : ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, … của nó với cuộc sống hằng ngày?

c/Kết bài: - Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em.

*Lưu ý:

- Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự học sính sẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình

- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …) tùy theo đối tượng biểu cảm

- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ tôi yêu, tôi nhớ, …

c/Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn

I/ Văn học

1. Văn học dân gian

- Tục ngữ về con người và xã hội.

* Nêu được định nghĩa về tục ngữ, thuộc lòng và hiểu nội dung nghệ thuật của các câu tục ngữ.

2. Văn học hiện đại

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;

 

- Đức tính giản dị của Bác Hồ;

- Sống chết mặc bay;

- Ca Huế trên sông Hương.

* Nhận biết tác giả và tác phẩm, thể loại của văn bản.

*Hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.

II/ Tiếng Việt

- Rút gọn câu;

- Thêm trạng ngữ cho câu;

- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động;

- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu;

- Liệt kê;

- Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy;

- Dấu gạch ngang.

* Học sinh cần nắm:

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về việc thêm bớt thành phần câu, chuyển đổi kiểu câu, phép tu từ cú pháp, các dấu câu.

- Nắm được cách sử dụng câu rút gọn, thêm trạng ngữ cho câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, phép liệt kê, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.

III/ Tập Làm Văn

Kiểu văn bản nghị luận (nghị luận giải thích).

Học sinh nắm vững các bước làm bài văn nghị luận..

Cụ thể như sau:

BẢNG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC

I. Phần Văn Bản:

1. Các văn bản nghị luận hiện đại:

 

STT

Tên bài-Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm

Phương pháp lập luận

Nghệ thuật

Nội dung

 

 

 

 

 

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

Chứng minh

Luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận

Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”. Truyền thống này cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

 

 

 

 

Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

 

 

 

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp.

 

 

 

 

Chứng minh (kết hợp với giải thích)

 

 

 

Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc

 

 

 

 

3

 

 

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

 

 

 

 

Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, cách nói, viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luận)

Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc.

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

 

 

 

 

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.

Giải thích (kết hợp với bình luận)

-Luận điểm rõ ràng,luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục

-Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.

 

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

 

2. Các truyện hiện đại:

Số TT

Tên bài

Tác giả

Nội dung

Nghệ thuật

 

 

 

 

1

 

 

 

Sống chết mặc bay

 

 

 

Phạm Duy Tốn

- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”.

- Giá trị nhân đạo :

+ Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai

+ Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.

- Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.

- Lựa chọn ngôi kể khách quan

- Ngôn ngữ kể, tả ngắn gọn khắc họa chân dung nhân vật sinh động

 

2

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Nguyễn Ái Quốc

Vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

 

-Sử dụng biện pháp tương phản nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập: người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren.

- Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren

- Có giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.

3. Văn bản nhật dụng:

Tên văn bản

Nội dung

Nghệ thuật

 

Ca Huế trên Sông Hương

(Hà Ánh Minh)

Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

- Viết theo thể bút kí

- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.

- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.

 

4. Văn học dân gian:

Tục ngữ:

Khái niệm

Chủ đề

Nội dung

Nghệ thuật

Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

 

Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, lao động sản suất.

Ngắn gọn, hàm xúc, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Thường gieo vần lưng

- Các vế đối xứng nhau

 

Tục ngữ về con người và xã hội

Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô dúc.

-Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, đối,…

- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

II. Phần Tiếng Việt:

 

 

 

Rút gọn câu

 

 

-Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

- Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:

+ Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN

Cách dùng câu rút gọn. Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

 

 

 

Câu đặc biệt

-Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.

-Tác dụng:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu;

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

+ Bộc lộ cảm xúc;

+ Gọi đáp.

Câu chủ động

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

 

Câu bị động

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

 

 

 

Thêm trạng ngữ cho câu

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

+ Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Công dụng của trạng ngữ:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc.

-Tách trạng ngữ thành câu riêng:

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách TN, đặc biệt là TN đứng ở cuối câu, thành những câu riêng.

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

 

Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

 

Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy được dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp.

 

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang được dùng để:

- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

- Nối các từ nằm trong một liên danh.

 

Phép liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Các kiểu kiệt kê:

Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

 

III. Phần Tập Làm Văn:

1. Nghị luận cứng minh.

Đề 1. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

a. Mở bài:

- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây.

- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây.

b. Thân bài:

* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm...

* Lợi ích của rừng:

- Cân bằng sinh thái:

+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí....

+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất....

* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống.

- Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai.

- Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng...

* Rút ra bài học về bảo vệ rừng:

- Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.

- Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách.

- Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng...

c. Kết bài:

- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Đề 2. Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh câu tục ngữ đó .

a. Mở bài:

- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.

- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

b. Thân bài:

1/Lập luận giải thích.

Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng

2/ Luận điểm chứng minh.

+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.

+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.

+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”

 

- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”

- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.

- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.

c. Kết bài:

- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”

- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.

Nguyễn Văn Đạt
Xem chi tiết
Việt Dũng Murad
23 tháng 10 2018 lúc 16:05

Ba.n va`o https://vndoc.vn

꧁༺ΑЅЅΑЅΙИঔ
23 tháng 10 2018 lúc 16:08

ban hay vao https://baigiang.violet.vn/

Hậu Vệ Thép
Xem chi tiết
Ngô Tú
16 tháng 4 2019 lúc 16:32

dhyiwwefihhuhgruiewuhwhufwefwuhwefhufhfsdifsđ

ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
16 tháng 4 2019 lúc 16:37

Bạn vào link này nè để tham khảo nha:

https://dethikiemtra.com/de-thi-hoc-ki-2-lop-7-mon-van

Còn muốn có đáp án thì vào link này :

https://www.vietjack.com/de-kiem-tra-lop-7/de-thi-ngu-van-lop-7-hoc-ki-2.jsp

Thượng Ẩn
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Dương
10 tháng 12 2016 lúc 17:07

mk chưa thi

Hồng Hà Nguyễn
10 tháng 12 2016 lúc 19:50

Sorry mình chưa có

Thượng Ẩn
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
9 tháng 12 2016 lúc 16:57

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

A. PHẦN VĂN BẢN

I/Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)

1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

– Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí…);

– Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;

– Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;

– Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

3. Truyện ngụ ngôn:

Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống

4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

 

 

Trần Linh Anh
Xem chi tiết
qlamm
15 tháng 3 2022 lúc 20:46

cậu cần hỏi bài nào?

lam au
15 tháng 3 2022 lúc 20:48

:<

linh nguyen
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
thảo nguyễn
24 tháng 10 2021 lúc 21:48

cậu nên tách từng phần ra 

hihi