Phân tích lời dụ của vua Quang Trung trong HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Những chi tiết yêu nước của vua Quang Trung trong bài hoàng Lê Nhất thống chí đoạn cuối ?
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp phân tích tổng hợp để làm rõ vẻ đẹp trí tuệ của vua Quang Trung trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí -hồi 14 Trong đoạn văn có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và một câu ghép
Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo phương pháp diễn dịch phân tích trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của vua Quang Trung trong văn bản " Hoàng Lê nhất thống chí- hồi thứ 14". Trong đoạn văn có sử dụng 1 lời dẫn gián tiếp và 1 nghi vấn ( gạch chân và chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và câu nghi vấn )
Lời phủ dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí thực sự làm cho lòng em trở nên xúc động và sâu sắc. Câu chuyện về sự hy sinh của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống lại xâm lược Thanh đã được vua Quang Trung truyền tải một cách tuyệt vời và đầy cảm xúc.
"Chỉ có lòng yêu nước mới làm cho dân ta đoàn kết, chỉ có lòng yêu nước mới làm chúng ta đứng vững trước kẻ thù" - câu này thực sự làm em cảm thấy như một lời thề, một lời kêu gọi mạnh mẽ từ vua Quang Trung đến tất cả người dân Việt Nam. Câu này sử dụng phép nối để liên kết hai ý tưởng "lòng yêu nước" và "đoàn kết", tạo nên một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu và sự đoàn kết của dân tộc.
Lời phủ dụ này còn sử dụng cấu trúc câu có thành phần cảm thán, như "Chỉ có lòng yêu nước mới..." để thể hiện sự mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc của vua Quang Trung đối với đất nước và nhân dân. Câu này không chỉ là một lời kêu gọi, mà còn là một lời khẳng định về tình yêu và niềm tự hào dành cho dân tộc.
Từng câu trong lời phủ dụ của vua Quang Trung đều mang ý nghĩa sâu sắc và gợi mở cho sự tự hào, tình yêu quê hương. Đây là một phần quan trọng trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí, giúp người đọc hiểu thêm về tinh thần và ý chí của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến giành lại độc lập và tự do cho đất nước.
Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nhận của em về lời phủ dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 - tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Đoạn văn có sử dụng câu có thành phần cảm thán và phép nối để liên kết câu. Gạch chân và chú thích
Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc (dẫn gián tiếp). Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
Hãy phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Tham khảo:
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.
Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.
Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống” phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn. Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.
Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc suất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bời vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ:" Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.
Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...". Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình "Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", "bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng’ .
Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh". Nhưng ông cũng luôn luôn để phòng hậu hoạ: “ Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt". Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ' để "dẹp việc binh đao” đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: “Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả". Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.
Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nhận của em về lời phủ dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 - tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Đoạn văn có sử dụng câu có thành phần cảm thán và phép nối để liên kết câu. Gạch chân và chú thích
Sos giúp em với ạ !!
ồ ,em mới lớp 8 mà đã học rồi ạ!Em chỉ nêu ý cần viết thôi ạ!Cj có thể thêm "Ôi, quả một vị vua vĩ đại;một vị chủ tướng tài ba,tâm lí,biết yên ủi,động viên và khích lệ quân lính để thắp cháy nên ngọn lửa yêu nước,thù giặc đầy nhiệt huyết của họ"cho thành phần cảm thản.
Lời phủ dụ của vua Quang Trung
-Khẳng định chủ quyền dân tộc
-Lên án,chỉ trích hành động xâm lược phi nghĩa của giặc;trái với đạo trời
-Tự hào về những công lao,chiến công,chiến tích chống giặc ngoại xâm của các thế hệ đi trước
-Tin tưởng vào cuộc hành binh của đạo quân và kêu gọi binh sõ tham gia
-Ra kỉ luật với các chiến sĩ
---------------------------HẾT-------------------------------
Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình
C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường
D. Cả 3 đáp án trên
Hãy đóng vai vua Quang Trung kể lại Hoàng lê nhất thống chí hồi 14
Tham khảo:
Vào năm Kỉ Dậu 1789, vừa nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ta tức giận lắm. Lúc ấy ta đã định đưa quân ra Bắc đánh đuổi chúng ngay. Nhưng do long dân chưa yên, nên đành chờ lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân đánh giặc cũng chưa muộn.
Ngay sau khi lên ngôi, ta liền tự mình “đốc suất đại binh”, cả thủy bộ cùng lên đường. Tới Nghệ An, một vạn quân tinh nhuệ được triệu tập để phục vụ cho mục đích nước nhà. Đến Thuận Hóa, Quảng Nam, ta cho mở cuộc duyệt binh, động viên, khuyến khích quân lính, dặn quân lính ăn tết sớm, chuẩn bị hành quân vào 30 Tết, mùng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long ăn mừng, cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh rồi tiếp tục lên đường. Quân ta đến sống Gián, nghĩa binh trấn thủ tan rã chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, thấy quân ta hung mạnh, quân Thanh “cong đuôi” bỏ chạy, ta liền cho quân đuổi theo, không để ai chạy thoát nhằm tránh để những toán quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi hay biết.
Nửa đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân ta bí mật bao vây làng Hà Hồi, dùng loa truyền gọi, quân lính hò hét gây âm thanh rất lớn, như có hơn vài vạn người. quân Thanh trong làng sợ hãi, liền xin ra hàng. Mồng 5, Quân ta tiến sát đồn Ngọc Hồi trong đêm tối mù mịt, cứ mười lính khiêng một miếng ván phòng thủ, lưng dắt dao ngắn, dàn trận xong xuôi chuẩn bị chiến đấu. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chả trúng được ai, thử hết mọi cách nhưng không thành công, đành bất lực nhìn quân ta dần tiến vào đồn.
Ngay khi chạm phải giặc, quân ta liền vứt ván, rút hết vũ khí chém bừa. Quân Thanh thất thủ bỏ chạy toán loạn cả, giẫm đạp lên nhau mà chết, xác quân Thanh la liệt khắc nơi, Sầm Nghi Đống chạy không kịp liền thắt cổ tự tử.Quân Thanh chạy thoát theo đường Vịnh Kiều, ta cho quân xuống đầm mực, cho voi chiến giẫm đạp chết đến hàng vạn. Thừa thắng xông lên, quân Tây Sơn ta tiến quân áp sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đang dự tiệc, nghe tin sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, liền lên ngựa phóng thẳng về nước. Quân lính bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết, lúc qua cầu, cầu chịu không mà sập, quân lính ngã xuống mà chết sạch, nước sông Nhị Hà năm đó tắc nghẽn không chảy được. Quân Thanh đại bại.
Chỉ trong năm ngày đêm, ta đã trả được thù cho nước nhà, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược. Là một vị vua, ta đã hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đem lại hòa bình độc lập cho đất nước sau hơn 45 năm nội chiến. Ta vô cùng vui mừng.
Khi viết những dòng hồi kí này tôi lại hồi tượng về những kí ức hồi tôi đi làm người lính Tây Sơn cùng nhau sống chết để đẩy lùi quân Thanh về bờ cõi của chúng. Giờ đây, đất nước bình ổn, hưng thịnh tôi cũng có mặt để gặp liệt tổ liệt tông lưu hương khói cho đời sau.