Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
31 tháng 10 2021 lúc 16:59

Tham khảo:

 

*Giống:

-Nhật thực hay Nguyệt thực là sự thẳng hàng của Mặt trời , mặt trăng và trái đất.

-Cả 2 hiện tượng này khi xảy ra thì mặt trời , hay mặt trăng đều bị che dần và tối lại . Khi đó bầu trời sẽ tối dần.

*Khác:

- Nhật thực là mặt trăng che lấp mặt trời ( mặt trăng ở giữa trái đất và mặt trời )

-Nhật thực xảy ra vào ban ngày , vì ánh sáng mặt trời bức xạ nhũng tia có hại cho mắt lên phải đeo kính .

-Nguyệt thực là trái đất che lấp mặt trời ( trái đất ở giữa mặt trời và mặt trăng )

-Nguyệt thực xảy ra ban tối .

Bảo Quốc
Xem chi tiết
heliooo
21 tháng 3 2021 lúc 19:48

Ukm... theo mình nghĩ là: có sự thay đổi về các tầng lớp trong xã hội thì phải...

   THỜI VĂN LANG-ÂU LẠC              THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ          
                     Vua              Quan lại đô hộ
           Quý tộc-Quan lạiHào trưởng Việt / Địa chủ Hán
          Nông dân công xã

           Nông dân công xã

           Nông dân lệ thuộc

                     Nô tì                       Nô tì

 

Trần Cao Huy ( Bò )
Xem chi tiết
Hoàng Hồ Thu Thủy
8 tháng 12 2021 lúc 20:40

A

B

๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 12 2021 lúc 20:40

D

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 11 2023 lúc 20:44

Cấu hình của một điện thoại thông minh Samsung Galaxy S20 FE:

- Kích thước màn hình: 6.5”

- Tốc độ CPU: Snapdragon 865 8 nhân

- Dung lượng RAM: 8GB

- Dung lượng lưu trữ: 256 GB

- Độ phân giải camera: camera trước 32MP, camera sau: chính 12MP, phụ 12MP, 8 MP.

Huyền Ngọc
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:17

Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

Nguyệt Trâm Anh
13 tháng 11 2016 lúc 20:18

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.





Nhớ like ok

Linh Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:18

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng.

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

kirito Gaming VN
Xem chi tiết
Milly BLINK ARMY 97
10 tháng 12 2021 lúc 20:23

Tham khảo:

* Tây Nguyên

-  Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một sô sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê).

- Chuyên canh cà phê, cao su, chè.

- Các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 – 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng.

- Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan.

- Tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp.

- Ở đây mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta.

* Trung du miền núi Bắc Bộ

- Có mật độ dân số trung bình là 119 người/km

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). 

- Phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác.

- Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn.

- Chuyên môn hóa cây chè.

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ tập trung hóa thấp hơn.

* Giải thích

- Điều kiện tự nhiên khác nhau

- Đặc điểm dân cư xã hội

hoang bui
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 20:17

Tham khảo

Khác nhau giữa đồng bằng cao và cao nguyên:

• Đồng bằng: thấp độ cao dưới 200m, bằng phẳng, không có sườn

• Cao nguyên: độ cao trên 500m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.

* Khác nhau giữa núi và đồi:

• Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m. Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi

Còn núi là dạng địa hình nhô cao, có độ cao tuyệt đối hơn 500m, có đỉnh nhọn sườn dốc.

lynn
17 tháng 3 2022 lúc 20:18
Nguyễn Trung Đức
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
9 tháng 1 2018 lúc 19:39

Giống nhau: là tranh dân gian Việt Nam 
Khác nhau: 
* Tranh Hàng Trống 
Tranh được làm và bày bán tại phố Hàng Trống (Hà Nội). 
Tác giả là các nghệ nhân Hàng Trống. 
Hình ảnh sống động như thật 
Tranh in nét viền bằng màu đen rồi vẽ màu bằng phầm nhuộm 
*Tranh Đông Hồ 
Sản xuất tại làng Đông Hồ (Bắc Ninh). 
Tác giả là những người nông dân. 
Thường là các hình ảnh đã được cách điệu 
Màu sắc là những màu lấy từ thiên nhiên như than, sỏi đỏ tán mịn …

Admin (a@olm.vn)
9 tháng 1 2018 lúc 19:38

Giống : 
Cả 2 loại tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống đều thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam 
Khác : 
1- Chế tác : Tranh Đông Hồ đùng nhiều bản khắc, mỗi bản một mầu khác nhau. Mầu tự nhiên chế ra từ cỏ cây hoa lá. Tranh Hàng Trống chỉ dùng 1 bản khắc nét đen đầu tiên, sau đó in vào giấy dó được bồi dầy. Khi giấy đã khô người nghệ nhân sẽ tô mầu . Tức là loại tranh vừa khắc vừa vẽ . 
2. Về chất liệu : Tranh Đông Hồ rất độc đáo là dùng giấy dó nhưng phủ điệp ( vỏ sò, điệp giã nhỏ pha hồ loãng quết đều lên mặt giấy , khi khô sẽ tạo những chấm óng ánh rất đẹp ). Tranh Hàng Trống không phủ điệp và thường khổ to hơn tranh Đông Hồ. 
3. Về đề tài, tranh Hàng Trống là tranh thờ và tranh treo Tết. Đề tài tôn giáo chiếm đa số. Trong khi Đông Hồ là dòng tranh thuần dân gian, có 1 bộ để thờ nhưng chủ yếu vẽ những cảnh sinh hoạt gần gũi với người lao động. Một số tranh vẽ các nhân vật lịch sử, các truyện cổ tích thần thoại dân gian. Người ta mua tranh Đông Hồ về treo Tết coi như 1 lời chúc mừng Năm Mới. Hết Tết bóc đi, Tết sau lại mua tranh khác . 

_Con Ác Quỷ Mang Bộ Mặt...
9 tháng 1 2018 lúc 19:43

 Giống : 
Cả 2 loại tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống đều thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam 
Khác : 
1- Chế tác : Tranh Đông Hồ đùng nhiều bản khắc, mỗi bản một mầu khác nhau. Mầu tự nhiên chế ra từ cỏ cây hoa lá. Tranh Hàng Trống chỉ dùng 1 bản khắc nét đen đầu tiên, sau đó in vào giấy dó được bồi dầy. Khi giấy đã khô người nghệ nhân sẽ tô mầu . Tức là loại tranh vừa khắc vừa vẽ . 
2. Về chất liệu : Tranh Đông Hồ rất độc đáo là dùng giấy dó nhưng phủ điệp ( vỏ sò, điệp giã nhỏ pha hồ loãng quết đều lên mặt giấy , khi khô sẽ tạo những chấm óng ánh rất đẹp ). Tranh Hàng Trống không phủ điệp và thường khổ to hơn tranh Đông Hồ. 
3. Về đề tài, tranh Hàng Trống là tranh thờ và tranh treo Tết. Đề tài tôn giáo chiếm đa số. Trong khi Đông Hồ là dòng tranh thuần dân gian, có 1 bộ để thờ nhưng chủ yếu vẽ những cảnh sinh hoạt gần gũi với người lao động. Một số tranh vẽ các nhân vật lịch sử, các truyện cổ tích thần thoại dân gian. Người ta mua tranh Đông Hồ về treo Tết coi như 1 lời chúc mừng Năm Mới. Hết Tết bóc đi, Tết sau lại mua tranh khác . 
Bạn có thể tham khảo trong google sẽ chi tiết hơn.♥♥♥

Anh Thư
Xem chi tiết

Cấu tạo:

- Động mạch:

Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

- Tĩnh mạch:

Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. Lòng rộng hơn của động mạch

- Mao mạch:

Nhỏ và phân nhánh.Thành mạch mỏng,1 lớp tế bào. Lòng mạch hẹp

ひまわり(In my personal...
14 tháng 12 2022 lúc 10:00

loading...