Những câu hỏi liên quan
Ngân TT
Xem chi tiết
Lương Thị Hà
Xem chi tiết
dam quang tuan anh
8 tháng 11 2017 lúc 21:39

Trong mỗi người chúng ta ai ai sinh ra cũng có một tuổi thơ, một tuổi thơ đẹp bên gia đình, thầy cô, bạn bè. Những ngày tháng đó thật đẹp và ý nghĩa  mà mỗi người trong chúng ta không ai có thể quên được, tuổi thơ của em cũng vậy, nó cũng dữ dôi biết bao, khi quanh tôi có những đứa bạn thân.

Thửa nhỏ, ngày mà những đứa trẻ bên nhau mỗi khi buổi chiều tan học không chịu về nhà, la cà quán xá ăn vặt, hay tụ tập cùng nhau bày ra những trò chơi lạ lẫm khác người, giờ đây mỗi khi nghĩ lại em  lại ngồi cười một mình. Trong đó, có một buổi chiều, em cùng Yến, Đạt, Đức, Loan, Huyền, Trung nghĩ ra trò ném nước ngoài đường, nước ở đây không phải nước bình thường mà là nước rửa xe máy ở tiệm rửa xe gần trường chúng tôi.Lúc đó không ai nghĩ nó dơ hay sạch mà chỉ ném thôi, chơi xong đứa nào đứa nấy ướt nhẹp, không chỉ chúng tôi, mà có nhiều người cũng vô tình bị hứng chịu cảnh nước bắn vào người, họ nhìn chúng em rất khó chịu, và có nhiều người lớn còn mắng chửi, đuổi chúng em. Chúng ba chân bốn cẳng chảy mất dạng khỏi chỗ đó, quên luôn cặp, quên luôn dép, quên cả những chiếc xe đạp lọc cọc. Về nhà, bố mẹ chúng em đều lôi chúng em nằm sấp mà đánh vì cái tội ham chơi, phá làng, vì cái tội quên xe, hôm đó em được bữa no đòn, mông sung tấy. Em cảm thấy sợ lắm, nhưng trong lòng vẫn vui. Giờ nghĩ lại, thấy ôi sao đẹp thế, vui thế, kĩ niệm đó khiến em mãi không quên. Bây giờ, mỗi khi tụ tập lại, chúng em lại kể cho nhau nghe cảnh lúc đó, có thằng còn miêu tả lại rất sinh động, rồi cảnh bị bố mẹ cho nằm lên sập như thế nào. Cả bọn nhìn nhau cười bò lăn quay ra.

Tuổi thơ của tôi là vậy đó, nó bình dị nhưng thân thương đáng nhớ, không cần phải sang trọng như trong cửa hàng đồ chơi, hay phải cần đến những món đồ chơi đắt tiền. Sinh ra trong một ngôi làng nghèo, nên tuổi thơ của em cũng ngọt ngào chân chất theo. Để sau này khi lớn lên, mỗi khi nhớ lại, em sẽ mãi thấy hãnh diện vì có biết bao kỉ niệm hạnh phúc bên lũ bạn bè thân thương

Thanh Tâm Rose
8 tháng 11 2017 lúc 21:41

bạn co thể truy cập vào đây tham khảo:

http://loigiaihay.com/hay-ke-ve-mot-ki-niem-dang-nho-doi-voi-mot-con-vat-nuoi-ma-em-yeu-thich-c35a21519.html

https://h.vn/hoi-dap/question/123814.html

http://lop67.tk/hoidap/18710/v%E1%BB%81-m%E1%BB%99t-ni%E1%BB%87m-%C4%91%C3%A1ng-nh%E1%BB%9B-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-khen-b%E1%BB%8B-ch%C3%AA-g%E1%BA%B7p-may-g%E1%BA%B7p-r%E1%BB%A7i-b%E1%BB%8B-hi%E1%BB%83u-l%E1%BA%A7m?start=40

VD nhu bài này

Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi.
 
Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cui xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi!  một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được! Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gầm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!
       Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông  vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ.
 
Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai em, giọng vui mừng:
 
–    Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?
        Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được 
     Trên đường về, tôi chậm chạp kéo lê đôi chân rảo bước trên đường mà lòng nặng trĩu. Bố mẹ đặt niềm tin ở tôi nhiều lắm. Nếu biết tôi bị điểm 3 thì bố mẹ sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên tôi học cho giỏi và mong rằng sau này tôi cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ tôi học bài xong mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong con gái mẹ học giỏi ngoan ngoãn. Không thể để bố mẹ biết được, bố mẹ sẽ thất vọng va buồn lắm, tôi sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài quá kém… Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, tôi đã về đến nhà lúc nào không biết.
       Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón tôi. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Tôi đã ôm chầm lấy mẹ và khóc tức tưởi, nói cho mẹ biết tôi vừa bị điểm 3 môn Văn. Trái ngược với những dự đoán của tôi. Chắc bố mẹ sẽ mắng tôi một trận nên thân. Nhưng không, mẹ lại dịu dàng khuyên tôi bình tĩnh, rút kinh nghiệm để lần sau làm bài tốt hơn. Lời mẹ nói làm tôi càng thấy xấu hổ hơn.
kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em
Tối hôm ấy, tôi xem kĩ lại bài văn của mình. Điểm 3 như nhắc nhở tôi. Tôi tự nhủ nhất định chỉ có một điểm 3 này thôi. Mình sẽ tìm lại những điểm 9, điểm 10 cùng ánh mắt tin cậy của cha mẹ, thầy cô và bè bạn.
      Đó là một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên mặc dù bây giờ cũng đã lâu rồi. Và từ đó tôi đã sửa được tính nhanh nhẩu đoảng của mình và điểm 3 không bao giờ xuất hiện trong vở của tôi nữa.

Đỗ Đức Đạt
8 tháng 11 2017 lúc 21:47

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

   Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

   Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

   Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

   Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

   - Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

   Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...

   Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

   Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

   Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

Đặng Chí Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Bắc Nguyệt
17 tháng 12 2020 lúc 20:47
Đặc điểm của động từ

a. Khái niệm

Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật. Ví dụ: Ngày mai tôi đến trường!

b. Khả năng kết hợp

Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... để tạo thành cụm động từ

c. Chức vụ ngữ pháp

Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ. Ví dụ Gió thổi. Nam đang học bài Khi động từ làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... Ví dụ: Học là nhiệm vụ của học sinh.                                          Tham khảo nhahiu
kethattinhtrongmua
17 tháng 12 2020 lúc 21:13

* Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

      - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ.

      - Chức vụ ngữ pháp của động từ:

       + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ.

       + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy….

-         Động từ chia làm hai loại:

      + Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm): dám, toan, định,…

      + Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đứng, nằm, hát…) và động từ

         trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…)

Lê Thu Uyên
Xem chi tiết
ngo thi phuong
13 tháng 10 2016 lúc 12:09

Khái niệm cố tích có trọng sách giáo khoa lớp 6

Nguyễn Thảo Ngân
Xem chi tiết
minh quang ly han
18 tháng 1 2018 lúc 11:22

Có 

\(6x+1⋮2x-1\)

\(3\left(2x-1\right)⋮2x-1\)

\(\Rightarrow\left(\left(6x+1\right)-3\left(2x-1\right)\right)⋮2x-1\)

\(\Rightarrow\left(6x+1-6x+3\right)⋮2x-1\)

\(\Rightarrow4⋮2x-1\)

\(\Rightarrow\left(2x-1\right)\inƯ_{\left(4\right)}\)

mà \(2x-1\)lẻ

\(\Rightarrow2x-1\in\pm1\)

Ta có bảng giá trị

2x-11-1
x10

Thử lại : Ta thấy đều thỏa mãn

Hau Duongvanhau
Xem chi tiết
Hau Duongvanhau
13 tháng 1 2021 lúc 20:47

thưởng cho người nhanh nhất 1k nha

Khách vãng lai đã xóa
Hau Duongvanhau
13 tháng 1 2021 lúc 20:48

ý mình là 1 k

Khách vãng lai đã xóa
Hau Duongvanhau
13 tháng 1 2021 lúc 20:50

sao 1 tích mà thành là 1k

Khách vãng lai đã xóa
Phan Uyên Nhi
Xem chi tiết
Phương Mai
Xem chi tiết
Nam Đặng
24 tháng 10 2021 lúc 13:41

Cô ơi nhớ em ko người học trò năm ấy em đã từng khóc trước ngày đầu đi nhưng khi từ lúc gặp cô đã em đã nhen nhóm trong mình được 1 ước mơ và cô là người đã dìu dắt chúng em bờ và cô  là người dìu dắt em đến tương lai nhưng xa xa đần sẽ nhớ cô tạm biệt mai xa rồi em  nhớ cô tạm biệt cả mái trường mến thương tạm biệt tạm biệt tạm biệt tạm biệt cô.      Ký tên nam 
                                                                     

EM 2K9
6 tháng 10 2022 lúc 19:06

  

  Ứng dụngĐăng nhậpTất cảHướng dẫnTài liệuHọc tậpTOPThủ thuật GameLời bài hátBiểu mẫu Download.vn  Tài liệu Bài dự thiBài dự thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu26 mẫu bài dự thi viết về thầy cô và mái trường Giới thiệu Tải về Bình luận 972

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường 2022 chính thức phát động đến đông đảo học sinh trong cả nước. Bài dự thi viết về thầy cô năm 2022 được hể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ, thời hạn cuối cùng nộp bài dự thi đến hết ngày 15/10/2022.

Tải bài dự thi những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêuTải bài dự thi những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu

Với 26 bài dự thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài viết của mình thật hay, thật sâu sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Bài dự thi viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trườngHình thức trình bày của các tác phẩm dự thiBài dự thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trườngBài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 1Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 2Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 3Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 4Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 5Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 6Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 7Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 8Xem thêmHình thức trình bày của các tác phẩm dự thi

- Các tác phẩm dự thi phải viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (chấp nhận các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có).

- Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman.

- Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi để Ban tổ chức làm phách khi chấm.

Bài dự thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường

NGƯỜI THẮP LỬA NHỮNG ĐAM MÊ

Đối với tôi cuộc thi: "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu" từ hai năm trước đã trở nên gắn bó và gần gũi thân thuộc. Năm 2018, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi lần đầu tiên, tôi vẫn nhớ cái không khí hào hứng vui tươi và phấn khởi của các em học sinh trường tôi khi làm bài thi tham dự cuộc thi này. Rồi đến năm 2019, lần thứ hai cuộc thi được tổ chức vẫn là cái không khí ấy và nhìn những ánh mắt hạnh phúc của các em tôi càng nhận ra một điều, những ngày tháng dưới mái trường luôn là khoảng thanh xuân đẹp nhất của mỗi người vì nó cất giữ bao kỉ niệm của học trò cùng thầy cô, bè bạn, mái trường. Cuộc thi như trở thành một động lực để các em và những người làm nghề "gõ đầu trẻ" như tôi thấy yêu mến hơn trường lớp, yêu hơn nữa con đường đi, nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa. Hai năm đó tôi không viết bài dự thi nào cho mình nhưng tôi vẫn luôn đồng hành cùng cuộc thi qua việc được đọc những bài của học trò mình viết. Khi thì các em viết và gửi cho tôi đọc bài với lí do: "Cô ơi, cô đọc bài viết của em đi cô bài em viết dự thi để tặng cô, đó là những kỉ niệm về cô đấy ạ". Khi lại là lí do: "Cô ơi, em gửi bài viết của em nhờ cô đọc và sửa giúp em một số lỗi dùng câu từ vì em không tìm ra được câu từ nào diễn đạt hay hơn, em thấy còn vụng về lúng túng lắm, đây là kỉ niệm em viết về cô giáo cũ của mình cô ạ." Cũng có năm là một cậu bé học trò lớp 6 vừa chuyển từ ngôi trường Tiểu học bước chân vào ngôi trường THCS của chúng tôi giờ ra chơi, em chạy lên bục giảng đầy hồn nhiên: "Con thưa cô, đây là bài dự thi của con cô sửa cho con lỗi sai chính tả". Cầm trên tay bài dự thi chỉ dài ba trang giấy a4 nhưng được em viết cẩn thận với kiểu luyện chữ viết đẹp nét thanh nét đậm cũng đủ cho tôi cảm nhận được lòng kính trọng của em với các thầy cô và tình yêu thơ văn đã như một ngọn lửa đang nhen nhóm trong lòng cậu học trò nhỏ bé ấy. Cứ như thế, tôi đọc bài của các em, cũng chỉ sửa cho các em lỗi sai chính tả và tôi cũng đã nói với các em: "Cô sẽ không sửa các chi tiết bởi cô muốn những gì các em viết là tình cảm thật, là cảm xúc thật của chính các em". Năm nay là năm thứ tư tôi lại tiếp tục đồng hành cùng cuộc thi nhưng lại là năm đầu tiên tôi viết một bài dự thi của chính tôi và cũng như các em học sinh của mình tôi viết đó là một lời tri ân chân thành sâu sắc nhất để gửi tặng tới một người mẹ thứ hai, một người đồng nghiệp - cô Trần Thị Bích Liên giáo viên ở ngôi trường THCS Lê Qúy Đôn mà những năm qua tôi đã đang công tác giảng dạy.

Kỉ niệm về cô đối với tôi có rất nhiều, 15 năm tôi tốt nghiệp ra trường được phân công về giảng dạy tuy chưa thật dài nhưng cô đã là người chỉ bảo, dạy dỗ ân cần và truyền đạt lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong nghề. Tôi không quên được ngày đầu tiên khi tôi cầm giấy quyết định tới trường nộp để bắt đầu cho một hành trình dài cả cuộc đời tôi. Cũng chính ngày đầu tiên hôm ấy, tôi đã được gặp cô một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp với nụ cười luôn rạng rỡ trên môi nhưng rất mạnh mẽ quyết đoán để cho tới tận ngày hôm nay tôi vẫn luôn nói với các anh chị đồng nghiệp của mình: "Em yêu lắm nụ cười của cô, em thích nhất mỗi khi cô cười bởi nụ cười ấy đầy ấm áp và yêu thương". Những ngày mới ra trường bao bỡ ngỡ với công việc giảng dạy và chủ nhiệm dù những điều đó tôi cũng đã được học qua các đợt kiến tập, thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm. Để giúp tôi nhanh chóng hòa nhập cùng môi trường mới cô đã dự giờ góp ý cho tôi những phương pháp và một số nội dung bài dạy. Tôi càng cảm phục cô hơn bởi một giáo viên dạy môn Sinh Học nhưng lại có những hiểu biết về cả các môn xã hội của chúng tôi. Tôi thấy tôi như trưởng thành lên nhiều hơn với những góp ý ấy có của cô. Nghề dạy học sẽ trở nên vui hơn khi làm công tác chủ nhiệm, dù công việc chủ nhiệm đôi khi có nhiều vất vả và khó khăn. Thế nhưng có không ít lần tôi đã khóc như một đứa trẻ vì lớp chủ nhiệm của mình khi bị cô phê bình, nhắc nhở. Sau này tôi càng thấm thía những lần cô góp ý rồi có cả những lần cô mắng chửi ấy cũng chẳng qua là muốn tôi nên người, muốn tôi làm tốt được công tác kiêm nhiệm mà thôi.

Tôi vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình công nhân viên chức tuy nghèo khó nhưng tôi luôn được bao bọc bởi những yêu thương của bố mẹ do đó đôi khi tôi hay nản lòng trước những khó khăn. Có những việc trường lớp nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng khi nhìn thấy và chứng kiến những đam mê , nghị lực, lòng say mê nghề của cô khiến cho tôi càng thêm cố gắng. Năm học 2016-2017, tôi tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch Sử cấp Tỉnh, trước đó tôi cũng đã từng tham gia những lần hội giảng môn Văn và môn Sử cấp huyện. Các lần hội giảng huyện nhà tôi lại gần trường thi vì vậy việc đi lại chuẩn bị cho những tiết dạy không thật nhiều vất vả. Tham dự cấp tỉnh tôi phải ra Thành phố để dự thi trước ngày thi một ngày, xa gia đình, đi lại xa xôi những giây phút ngồi ôn lí thuyết rồi xem giáo án bài dạy đã có lúc tôi nghĩ hay mình bỏ cuộc. Nhưng tôi lại nhớ tới câu nói của cô: "Hội giảng là dịp để cháu học tập kinh nghiệm, phương pháp và cháu sẽ trưởng thành lên rất nhiều sau lần hội giảng Tỉnh. Cô cũng đã đi hội giảng Tỉnh và cô thấy việc cháu phải làm lúc này là cố gắng chuẩn bị cho mình một bài dạy thật tốt vượt qua được mọi khó khăn là cháu đã biết vượt lên chính mình". Rồi cô lại đưa ra cả những tấm gương giáo viên trường tôi đã từng vượt qua bao khó khăn và đã có những giờ hội giảng Tỉnh thành công như chị cô Tuấn, chị Oanh, anh Tiệp, chị Nga… để động viên tôi. Thế rồi ngày tôi dạy cũng đã đến, đó là một buổi sáng mùa đông đầy giá rét trời vừa mưa lại vừa lạnh ,tiết dậy của tôi là tiết thứ nhất. Dù đã chuẩn bị cho mình những tâm thế bình tĩnh nhưng một phần do thời tiết nên tôi thấy mình như run hơn nhiều. Tôi run vì rét và run vì bài dạy sắp tới của mình. Trời mùa đông nên dù đã gần 6h sáng nhưng trời vẫn còn tối vậy mà cô đã cùng với một số giáo viên trong trường cô Tuấn, chị Nga , chị Vân, em Ngọc, em Thủy đã có mặt tại trường thi THCS Hàn Thuyên thành phố Nam Định để cổ vũ tinh thần giờ dạy của tôi. Một chiếc khăn quàng cổ, ba chiếc áo khoác ấm đã được cô và mọi người mang ra cho tôi mặc. Tôi cũng biết để ra sớm như này mọi người đã đi từ 5h sáng để kịp ra chuẩn bị thêm cho tôi. Cô không quên dặn chị Nga giáo viên đi cùng cô dán cho tôi miếng dán giữ nhiệt để giữ ấm cho cơ thể và trang điểm một chút thật nhẹ nhàng thôi để lấy tự tin cho bài dạy của mình. Ba năm trôi qua, mỗi dịp có hội giảng là những kí ức ấy lại ùa về trong tôi như mới vừa diễn ra ngày hôm qua. Khó khăn của năm tháng ấy càng khiến tôi càng chân quý hơn những thành quả lao động mà mình đã tạo dựng nên ngày hôm nay.Tôi luôn nhớ buổi sáng mùa đông mưa rét ấy và cũng là một bài học để tôi dạy cho học trò mình trong cuộc sống nghị lực phấn đấu trước khó khăn là một điều cần mà các em cần phải học tập.

Có những việc làm, những câu nói của cô tuy không phải là kiến thức từ trong sách giáo khoa, qua các trang giáo án trên lớp nhưng nó lại là những bài học thật ý nghĩa và sâu sắc mà tôi đã được học từ cô. Năm 2017 là một mùa hè với cái nắng oi ả, lần thứ hai trường chúng tôi đã tổ chức chuyến đi từ thiện giúp đỡ người dân và học trò vùng cao nơi địa đầu Tổ Quốc- Hà Giang. Năm học trước đó, nhà trường cùng với một số thầy giáo đã có chuyến đi từ thiện ở nơi đây. Chuyến đi thành công nhưng khi trở về trường thầy chủ Tịch công đoàn còn nói thêm "Trên đó họ vẫn khó khăn và nghèo đói lắm". Vậy là thêm một lần nữa trực tiếp cô và Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục đứng lên vận động các Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ cho chuyến đi từ thiện thứ hai của trường tôi quay trở lại nơi khó khăn ấy. Giáo viên chúng tôi, thì kêu gọi phụ huynh, học sinh trong lớp mình ủng hộ. Dẫu vẫn biết quê tôi không phải là thành phố phồn vinh đô thị mà là vùng quê nghèo chiêm trũng, người dân quê tôi cũng còn nhiều khó khăn ngay cả học sinh trường tôi dạy cũng vẫn còn nhiều em có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vì vậy dù nhiều hay ít thì những gì chúng tôi giúp đỡ người dân và học sinh vùng cao chính là những san sẻ để trao những yêu thương, kết nối tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, là những đạo lí truyền thống quý báu của dân tộc. Chuyến đi thứ hai ấy, được tổ chức vào dịp nghỉ hè tôi cũng may mắn được tham ra cùng đoàn đi từ thiện ấy của nhà trường. Ba ngày cho chuyến đi lên tới tận cột cờ Lũng Cũ tôi thêm thương hơn những con người những em học sinh nơi đây. Đường dốc đổ đèo vách dựng cheo leo có những cung đường đi ngay cả lái xe cũng không quen đường lên dốc nên chúng tôi phải đi bộ một đoạn khá dài. Đêm đầu tiên trời Hà Giang đổ mưa - Mưa rừng bão biển, thật không sai. Buổi sáng hôm sau chúng tôi lại lên đường , đường đi hai bên có những đoạn bị sạt lở núi do trận mưa lớn đêm qua, đã có lúc ngồi trên xe trong tôi xuất hiện ý nghĩ "Nếu đang đi mà xe gặp đúng lúc núi đang sạt lở thì sẽ ra sao?” Nhưng rồi nhìn những em bé, những người dân đang gùi trên lưng họ những hàng hóa suy nghĩ bi quan ấy lại mất luôn trong ý nghĩ của tôi. Đất Hà Giang những ngày hè thời tiết vẫn luôn khá mát mẻ sau cơn mưa rừng như có thêm một chút se lạnh một chút ấm áp như những ngày trời mới bắt đầu chớm đông. Xe của chúng tôi cũng đã an toàn cập bến ngôi trường liên cấp của huyện Hoàng Su Phì. Người dân nơi đây đã có mặt rất đông để chào đón đoàn từ thiện của trường tôi.Những chiếc chăn lông cừu, những chiếc chăn sông Hồng, những thùng mì tôm, những xúc giấy viết trắng tinh còn thơm mùi giấy mới, rồi cả những suất học bổng bằng tiền mặt hỗ trợ thêm để mua sách vở, mua tài liệu, dụng cụ học tập đã được cô trao tặng cho người dân và các em học sinh nơi đây. Tất cả tuy chưa thực sự nhiều nhưng cũng phần nào làm bớt đi những khó khăn nghèo đói ở nơi đó. Tôi thấy mỗi lần cô trao quà những cái bắt tay, nụ cười của cô như truyền thêm một sự nồng ấm và hạnh phúc còn với người dân nơi đây thì sự rụt rè, e ngại và khoảng cách ban đầu của họ với chúng tôi đã xóa đi.Những ánh mắt các em thơ, những niềm vui người lớn như đang tràn ngập ở nơi đây và đong đầy những yêu thương hạnh phúc. Và đến hôm nay tôi thật tự hào từ bài học yêu thương ấy tôi học được của cô, các học trò của tôi cũng đã học và làm theo. Năm học 2020-2021, tôi chủ nhiệm lớp 8a2, trong lớp tôi có ba học sinh có hoàn cảnh khó khăn, em thì phải sống cùng ông bà từ năm bốn tuổi vì bố mẹ li hôn, em thì bố mất , có em thì bố đang bệnh nặng. Năm đó do Covid-19 nên nhà trường đã không tổ chức hội trại thu như mọi năm cho các em, nhưng các bậc phụ huynh trong lớp tôi vẫn quan tâm , chuẩn bị rất chu đáo bánh sinh nhật, hoa quả, nước ngọt để liên hoan cho các em vào hôm 14. Trước ngày tổ chức, các em có xin phép tôi và các bậc phụ huynh cho các em được đặt áo đồng phục của riêng lớp chúng tôi đã đồng ý việc đó vì cũng mong muốn tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng để khuyến khích động viên các em trong học tập và để các em được trọn vẹn niềm hạnh phúc trong ngày hội Trăng rằm. Ngày người bán hàng đem áo đồng phục đến cho lớp, hai em lớp trưởng và lớp phó trong lớp đã chạy đến bên tôi ghé tai thì thầm: "Cô ơi, chúng em đã tự bảo nhau mỗi người nộp thêm chút ít tiền nữa để mua áo đồng phục lớp tặng ba bạn Dương, Quang, Chi đấy cô ạ". Nghe các em nói, nhìn áo các em mặc tôi thực sự xúc động bởi đây là điều tôi chưa nói để bảo các em phải làm, tôi mới chỉ kể cho các em nghe về chuyến đi từ thiện Hà Giang năm ấy của tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường và đaị diện Hội cha mẹ học sinh khi ngày đầu tiên tôi vào nhận lớp chủ nhiệm. Chiếc áo đồng phục màu xanh của các em sẽ là những hy vọng của tôi về các em về một tương lai tươi sáng cũng giống như cô khi trao những món quà cho người dân vùng cao với hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ấm áp hơn.

Một mùa Thu mới nữa lại về, sân trường tôi rực rỡ hơn với nhiều sắc hoa. Những giáo viên chúng tôi lại bận rộn chuẩn bị mọi thứ để đón học sinh mới vào trường , bao nhiêu năm rồi chúng tôi đã quen với việc làm là lao động vệ sinh lớp học , bổ sung thêm các chậu hoa, cây cảnh ở khu hành lang lớp mình và những thảm cỏ ba lá, cây hoa phía sân sau của trường. Những ngày đầu tiên , khi thấy cô trồng những cây hoa và chăm sóc trong tôi cũng chỉ có ý nghĩ đơn giản đó là cô đang hoàn thiện thêm các công việc để trường của chúng tôi được công nhận là trường ''Xanh-Sạch -Đẹp" hơn nữa cô lại là giáo viên dạy sinh thì đó là việc yêu thích của cô với thiên nhiên. Đến sau này tôi mới hiểu ý nghĩa việc trồng cây hoa, thảm cỏ của cô. Mỗi cây hoa cô trồng cùng những thảm cỏ ba lá xanh ấy chính là các khóa học sinh mới vào trường và cô luôn tin rằng những cây hoa, thảm cỏ ấy sẽ vươn lên tỏa hương thơm ngát, xanh mát như chính những khóa học trò dưới ngôi trường sẽ trưởng thành đi khắp mọi miền đất nước cùng thời gian. Ở ngôi trường ấy các em học sinh sẽ luôn được chăm sóc bởi tình yêu thương của mọi giáo viên. Việc trồng cây, trồng hoa, thảm cỏ đã trở thành một phong trào được mọi giáo viên chúng tôi và học sinh cùng thực hiện.Với học sinh đó cũng là một cách giáo dục cho các em ý thức kĩ năng sống để các em tự biết chăm sóc bảo vệ bản thân mình từ đó cũng có ý thức yêu thương mọi người xung quanh.

''Mỗi mùa Xuân sang mẹ tôi lại thêm một tuổi" hết năm học này cô sẽ nghỉ hưu nhưng trong cô vẫn luôn tràn đầy những yêu thương lòng say mê đối với công việc trường lớp dường như tất cả chưa bao giờ dừng lại hoặc ngừng nghỉ đúng như những ngày tôi mới về trường đã được gặp cô. Xin được gửi tặng đến cô ngàn lời kính trọng và yêu thương của tôi đối với cô- người mẹ hiền thứ hai tuy không sinh ra tôi nhưng đã luôn yêu quý, dạy bảo tôi và giành cho tôi những tình cảm như chính một người con gái của mình. Ở cô, tôi đã được học thêm biết bao nhiêu bài học quý báu mà tôi không thể kể hết nhưng đã được tôi ghi nhớ mãi trong tim mình. Tất cả những bài học ấy đủ để tôi nhận thức rằng: "Yêu người bao nhiêu càng thêm yêu nghề bấy nhiêu".

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 1

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc đời này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao – uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuất phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình - những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 2

Mái trường - ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai.

Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, cả lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô.

Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giống tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên lớp 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể rời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ con nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chúng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012 - 2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5.

Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô. Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hy vọng - Cô Hưng.

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 3

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên... - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên … còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên... này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên..., tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.

Một đời người - một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kỹ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học… “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy”. Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai. Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy”. Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói… Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô - những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.

 

Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên... và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 4

Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn ba mươi lăm đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên...

Đỗ Hà Viên
Xem chi tiết
kudo shinichi
15 tháng 11 2017 lúc 11:33

20n+9 và 30n+13 nguyên tố cùng nhau khi ƯCLN(20n+9;30n+12)=\(\pm\)1

Gọi  ƯCLN(20n+9;30n+12) là d

\(\Rightarrow\)20n+9 \(⋮\)d

      30n+13 \(⋮\)d

\(\Rightarrow\)3.(20n+9)=60n+27\(⋮\)d

        2.(30n+13)=60n+26 \(⋮\)d

\(\Rightarrow\)(60n+27)-(60n+26)\(⋮\)d

\(\Rightarrow\)1\(⋮\)d

\(\Rightarrow\)d\(\in\)ƯCLN(1)={1;-1}

Vậy 20n+9 và 30n+13 nguyên tố cùng nhau.

tóm lại cách làm bài này là:
gọi ưcln của những số cần chứng minh là d

sau đó tìm và nhân sao cho số n của 2 số bằng nhau.

VD: như bài trên mk lấy là số 60

sau đó trừ đi lấy kết quả ( bạn yên tâm tất cả kết quả đều là 1 hết, nếu không phải thì đề bài sai)

rồi làm như mình làm ở trên.

bài nào khó thì gửi cho mk nha. mk sẽ giúp bạn nhiệt tình. hi hi....