Hãy viết đoạn văn ngắn phân tích cách lựa chọn và phác họa chi tiết trong 2 câu thơ cuối.
Tại sao nhà thơ Trần Nhân Tông lại lựa chọn và khắc họa 2 chi tiết ở 2 câu thơ cuối ?
Chọn và viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu phân tích một chi tiết mà em xúc động nhất trong truyện ngắn Mẹ con đậu đũa.
Đg cần gấp, xin cảm ơn ạ!! ^ ^
Hãy lựa chọn hai câu thơ em thích nhất trong bài thơ MUỐN LÀM THẰNG CUỘI rồi viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều cảm nhận của mình
Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi"
Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì cống danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu
Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn phân tích chi tiết Ngọc trai - giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ
Tham khảo :
Tình yêu - một thứ cảm xúc mạnh mẽ và đầy phức tạp . Tình yêu là sự tin tưởng , và yêu thương mù quáng . Thật vậy, trong tình yêu chẳng có gì là chắc chắn , tình yêu đôi khi mang đến cho người ta nhiều bi kịch , khổ đau . Và bi kịch về tình yêu ấy được thể hiện rất rõ trong mối tình ngang trái của Mị Châu và Trọng Thủy trong truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy . Để hiểu rõ hơn về bi kịch ngang trái ấy sau đây chúng ta cùng ngược dòng thời gian , trở về với quá khứ để tìm về hiểu rõ hơn chi tiết giếng nước , ngọc trai .
Mị Châu, con gái của An Dương Vương , là người thiếu nữ mày ngài , mắt phượng , nhan sắc tuyệt trần . Cuộc đời nàng vẫn êm đẹp và yên bình cho đến khi rơi vào mối nghiệt duyên với Trọng Thủy , con trai của kẻ thù .
Tưởng rằng gặp được hắn là cái duyên cái số , là chân ái của cuộc đời mình , tưởng rằng đó là nơi mà mình có thể gửi gắm cuộc đời này thế nhưng tình yêu ấy lại khiến nàng rơi vào bế tắc , trở thành kẻ tội đồ làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc . Yêu là cảm thông , là san sẻ gánh nặng cho nhau , là tin tưởng nhau mù quáng , thật vậy sự thủy chung của người thiếu nữ ấy lại bị kẻ bạc tình kia đem ra làm trò đùa , hắn đùa giỡn với tình cảm của nàng , coi nàng như công cụ để phục vụ cho bá nghiệp cướp nước của cha con hắn . Và rồi tình yêu ấy kết thúc đầy đau đớn trong sự dối lừa , càng đau xót hơn khi nó còn kéo theo bi kịch nước mất nhà tan , Trọng Thuỷ đã đạt được mục đích của mình nhưng hắn cũng đã chà đạp lên tình cảm của một người rất yêu mình .
Chi tiết giếng nước , ngọc trai nằm ở cuối truyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc . Ngọc trai là hiện thân cho tấm lòng trong sáng , một lòng trung hiếu của Mị Châu , nàng là người đáng thương nhưng cũng là kẻ đáng trách . Sau cùng chỉ vì quá yêu và tin tưởng người chồng của mình nên lòng tin ấy mới bị lợi dụng để rồi rơi vào cảnh nước mất nhà tan , bị chính cha đẻ mình chém đầu . Trước cái giây phút đau đớn ấy nàng đã nguyện cầu : " Thiếp là phận gái , nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi . Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù " . Đó chẳng phải là lời trăng trối , là lời thỉnh cầu cuối cùng của kẻ đã bị người yêu mình rũ bỏ , bị cha đẻ cự tuyệt hay sao . Và rồi lời khẩn cầu ấy cũng trở thành hiện thực , chứng minh cho sự trong sạch của nàng , sau khi nàng chết máu chảy xuống biển , trai sò ăn được đều biến thành hạt châu . Ngọc trai cũng trong sáng như tâm hồn nàng vậy , nó là lời minh oan cho con người với số phận nghiệt ngã , đồng thời cũng là sự đồng cảm , là lòng xót thương của nhân dân với Mị Châu , cuối cùng sau khi sự thật được sáng tỏ nàng không còn bị hắt hủi mà đã nhận được sự cảm thông , thương xót với mình .
Mị Châu rơi vào nghịch cảnh và kẻ tội đồ gây nên bao đau đớn cho cuộc đời nàng cũng phải chấp nhận những hình phạt xứng đáng . Tưởng rằng chà đạp lên cuộc đời người khác để đạt được mục đích của mình là sẽ thảnh thơi và không còn gì bận tâm thế nhưng khi Mị Châu chết đi , Trọng Thuỷ mới nhận ra tình cảm của mình . Thì ra hắn không phải là kẻ vô tâm đến thế , tự mình đùa giỡn với tình cảm của người khác thế nhưng hắn cũng không ngờ rằng mình lại có tình cảm với Mị Châu . Lúc nàng còn sống , còn ở cạnh thì hắn lại buông lời lừa dối làm nàng tổn thương sâu sắc để rồi khi nàng chết đi hắn lại hối hận , giằng xé giữa lý trí và con tim , dằn vặt đầy những ăn năn tội lỗi . Hắn xót thương , đau đớn , cảm nhận được sự mất mát , mất đi một người luôn quan tâm và yêu thương hắn . Và cái cảm giác tội lỗi ấy đã ám ảnh hắn để rồi cuối cùng lại nhảy xuống giếng nước tự vẫn kết thúc đời mình . Hình ảnh giếng nước là tấm gương phản chiếu tội lỗi của Trọng Thủy qua đó chúng ta cũng thấy được sự giằng xé đầy đớn đau cho kẻ tội đồ tay nhuốm máu .
Sau này người ta có truyền nhau rằng ngọc trai mà đem rửa ở giếng nước ấy thì trở nên sáng hơn . Qua chi tiết ấy ta có thể hiểu rằng hận thù trong lòng Mị Châu đã được hóa giải . Kiếp trước họ là hai kẻ bất hạnh ở hai thế giới khác nhau nhưng lại vô tình bị cuốn vào vòng quay định mệnh đầy bất hạnh ấy để rồi rơi vào bi kịch . Nhưng sau cùng cũng chẳng thể trách móc ai , hai con người đáng thương mỗi người mang vác trên vai một trọng trách khác nhau , hắn lừa dối nàng nhưng cũng bi lụy vì nàng . Kiếp trước họ đã đau đớn , đã trả đủ nên kiếp này họ sống với nhau , không còn ân oán hận thù .
Chi tiết giếng nước và ngọc trai là hai chi tiết giàu ý nghĩa góp phần giải quyết mâu thuẫn và mở nút bi kịch cho các nhân vật . Qua đó còn thể hiện thái độ của nhân dân ta , đó là sự khoan dung , là sự cảm thông và thương xót cho những người chịu số phận bất hạnh .
Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Gạch chân dưới câu có sử dụng biện pháp tu từ đó. Lựa chọn 1 câu bất kì trong đoạn và phân tích thành phần chính của nó. (3đ)
- Đoạn văn đảm bảo nội dung trọn vẹn, đúng hình thức lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu. (0.5đ)
- Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. (1đ).
- HS chỉ ra được cách thức nhân hóa,gạch chân. (0.5đ)
- HS phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu tự chọn (1đ)
Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết văn bản này?
- Sự việc và chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết nổi bật nhất, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm tự sự.
- Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần có công quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, ... nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết nào có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.
Viết đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch khoảng 12 câu phân tích khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và một câu cảm thán (Gạch chân và chú thích)
Cho câu thơ sau: "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng"
c1: chép 5 câu thơ tiếp để hoàn thiện đoạn thơ
c2: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 BPTT đc sử dụng trong 2 câu cuối của bài thơ
c3: viết đoạn văn tổng phân hợp nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn
Câu 1 : Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Câu 2 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu cuối là : so sánh và nhân hóa .
`-` Tác dụng : Tạo nên một khung cảnh thiên tươi sáng, làm cho câu văn hay hơn, thêm sinh động hình ảnh cánh buồm.
Câu 3 : Tham khảo:
Trong bài thơ Quê hương, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền, người dân làng chài và tình yêu quê hương của tác giả. Thật vậy, khổ thơ mở đầu với hình ảnh "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" là một khung cảnh bình minh tươi đẹp bao phủ lên toàn bộ làng chài. Đó cũng là lúc mà người dân chèo thuyền ra khơi "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy. Động từ "phăng" được đảo lên đầu câu thơ, kết hợp từ "vượt" và hình ảnh "trường giang" đã khẳng định được sự khỏe mạnh của những người dân chèo thuyền ra khơi. Họ mang theo sức mạnh, của cải của mình để đưa chiếc thuyền ra khơi, vượt qua bao sóng gió trên sông dài biển rộng. Ôi, đặc biệt hơn hình ảnh thơ tuyệt đẹp "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng! Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Phải chăng cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ? Từ "rướn, thâu góp" là những từ ngữ chọn lọc một cách tuyệt vời của tác giả. Cánh buồm trắng trở nên sinh động, có hơn, như một cơ thể sống mang theo linh hồn, ước mơ và khát vọng của toàn thể những người dân làng chài. Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã miêu tả sinh động và chân thực khung cảnh ra khơi của người dân làng chài với khí thế hào hùng và mong ước ấm no của họ.
`-` Câu nghi vấn : in đậm