Hãy tưởng tượng cuộc gặp gỡ của đăm săn và uy lit xơ trên thiên đàng và kể lại cuộc gặp gỡ đó
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
Tham khảo:
Nhắc đến nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là nhắc đến hình ảnh một người nông dân chịu thương chịu khó, một hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người dân yêu nước da diết, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng một tình cảm thiêng liêng. Đã bao lần tôi mơ ước được một lần gặp nhân vật ông Hai để trò chuyện với ông về câu chuyện cuộc đời ông. Thế rồi một hôm khi vừa khép lại trang truyện, đi ngủ tôi mơ màng thấy mình được nói chuyện cùng nhân vật ông Hai. Đây quả thực là một giấc mơ không thể nào quên được.
Tôi đứng giữa một khoảng không mờ ảo cảnh vật khắp nơi đều rất đơn sơ mộc mạc nó giống với ngôi làng của nhà ông nội tôi vậy. À hình như tôi nhớ ra rồi đây chính là ngôi làng của ông Hai trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng nhỏ lắm ước chừng chỉ được khoảng mấy mươi nóc nhà. Tôi bước đi trong con đường gạch nhỏ giữa làng, xung quanh là dăm ba tốp người đang xì xào chuyện trò nào thì ruộng con trâu cái cày, nào là chuyện ruộng lúa trỗ bông… Tiếng cười nói của tụi trẻ con đang đùa nhau râm ran. Xa xa đàn cò đang sải cánh bay rập rờn….
Tôi đi đến gốc đa ven đường thì nhìn thấy một người đàn ông khoảng trên dưới sáu chục tuổi đang ngồi rít điếu cày trong quán nước gần đó. Người đàn ông hớp miếng nước chè tươi rồi chóp chép cái miệng. Tôi đến gần, lúc này mới thấy rõ được hình dáng của ông, người mảnh khảnh đầu chít khăn gọn gàng. Tôi nhớ hình như đây chính là ông Hai. Tôi liền mạnh dạn hỏi:
- Ông là ông Hai có phải không ạ? Cháu thấy quen lắm ạ?
- Ừ ông là ông Hai. Ôi dào quen gì đây là nơi tản cư ấy mà. Bao nhiêu người đến người đi. Thế bố mẹ cháu đâu mà lại đi lạc thế này? Ông trả lời.
- Cháu không nhớ ạ. Ông có thể đưa cháu về được không?
Ông Hai nhón trong túi trả tiền nước chè rồi dẫn tôi theo sau. Vừa đi ông vừa bảo: “được rồi tôi cứ dẫn cháu về nhà tôi nghỉ lát tí tôi lên báo cho phòng thông tin xã để tìm người nhà cho cháu.
Tôi nối bước theo ông Hai về nhà ông. Dọc đường đi tôi thấy ông chào hỏi mọi người niềm nở à hóa ra mọi người thường gọi ông là ông Hai Thu đấy. Thế là ước mơ của tôi đã thành sự thật rồi tôi đã gặp được ông Hai thật rồi. Về đến nhà ông Hai hỏi tôi vì sao lại bị lạc, ở đâu mà đến đây? Tôi cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra nên cũng chỉ ậm ờ trước câu hỏi của ông. Tôi bèn hỏi ông chuyện khác: “Ông ơi hình như làng mình nhiều anh hùng lắm ạ? Ông có thể kể cho cháu nghe chuyện các chú ấy đánh giặc thế nào không ạ?
Như được chạm đúng vào mạch ông Hai thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về làng ông, với một nỗi lòng say mê đến lạ. Ông khoe nào thì làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi, cột phát thanh cao quá ngọn tre, mỗi chiều loa gọi cả làng nghe thấy. Nào là cái làng của ông nhiều nhà ngói san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh mưa gió đi chân chẳng dính bùn. Tháng năm ngày mươi vào mùa gặt phơi lúa thì sướng phải biết….
Mặc dù đã được đọc câu chuyện của nhà văn Kim Lân nhưng nghe ông Hai kể chuyện tôi vẫn thấy hào hứng đến lạ. Sau đó ông kể tiếp: Kháng chiến chống pháp bùng nổ, ông muốn ở lại cùng với anh em bộ đội bám làng đánh giặc thế nhưng ngặt nỗi vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải tản cư lên đây. Ở đó không ngày nào ông không nhớ quê hương mỗi khi nhớ quá ông lại kể về làng mình cho những người tản cư nghe. Rồi lại thi thoảng chạy lên phòng thông tin nghe tin tức quân ta đánh được địch mà ông vui như mở hội. Rối ông Hai có vẻ trầm ngâm: Tôi vội hỏi:
- Ông sao thế ạ? Sao ông lại không kể tiếp?
Ông Hai nhấp ngụm nước trà rồi nói tiếp. Hôm ấy ông nghe được tin làng chợ Dầu đi theo Việt Gian ông buồn như nghẹt thở, huyết quản trong ông nhu bị đông lại. Ông nghi ngờ về cái tin ấy mà người ta thì khẳng định chắc nịch. Ông cúi gằm mặt xuống rồi đi một mạch về nhà. Lòng ông nặng trĩu. Có cái gì đó đau đớn tủi nhục khi một người đàn bà dưới xuôi tản cư lên nói: “Cả làng nó đi theo tây rồi ông ạ, từ thằng chủ tịch mà xuống”. Niềm tự hào bao lâu nay của ông như sụp đổ. Giá như cái tình yêu quê hương của ông không sâu đậm đến thế thì ông đã không đau đớn đến thế này.
Về nhà ông nằm vật ra giường. Ông nhìn thấy lũ trẻ mà nước mắt cứ trào ra. Đấy thì ra chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy. Chúng nó cũng chịu sự hắt hủi rẻ rúm đấy. Thế rồi như không thể chấp nhận được sự thật ông tưởng tượng lại trong đầu những người dân làng ông đều là những người yêu nước họ yêu kháng chiến đến thế tại sao lại bán nước? thế nhưng những lời nói kia thì sao? Không có lửa thì làm sao có khỏi? Hôm ấy bà nhà ông về bà cũng khác lạ chỉ đến tối bà mới dám hỏi ông về cái tin tức đấy, lúc đầu ông im lặng sau ông gắt um lên còn bà im bặt.
Phải đến mấy ngày hôm sau ông mới dám bước chân ra ngoài đường ông sợ mỗi lần cái loa phát thanh nhắc đến tin chiến sự. Nỗi đau đớn càng trở nên cao trào khi mà ở đâu người ta cũng đuổi người dân làng Dầu vì không muốn cho lên tản cư. Đến ngày mụ chủ nhà ông cũng cố tình đuổi khéo vợ chồng ông. Thế nhưng ông kiên quyết không đi đâu cả. Đi về là bán nước, bỏ cụ Hồ ông nhất định không làm.
Đến đây tôi cũng thấy nghèn nghẹn chua xót. Tôi thấy có thứ gì đó lấp lánh trong suốt chảy ra từ khóe mắt của ông. Lấy tay quệt vội giọt nước mắt ông hai kể tiếp:
Thế rồi một hôm vào khoảng ba giờ chiều có một người đàn ông đến nhà ông chơi ông ấy rủ ông đi đến tối mới về. về đến nhà ông như hóa thành một con người khác. Đến bậc cửa ông đã hét toáng lên “thằng tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch vừa lên báo thế, ông ấy bảo cái tin làng chợ Dầu theo tây là hoàn toàn sai lầm”. Cái tin này như hồi sinh ông vậy. Ông phấn khởi lắm ông mua quà cho mấy đứa con ông lật đật đi khắp nơi để khoe cái làng ông không theo giặc. Ông chạy sang bác Thứ và lại thao thao bất tuyệt về cái làng của mình một cách đầy tự hào sung sướng.
Nói đến đây ông quệt vội giọt nước mắt sung sướng mỗi lần nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi như đắm chìm trong câu chuyện của ông một con người cả đời dành tình yêu cho làng cho nước cho quê hương bản sứ của mình. Chỉ đến khi nghe tiếng người gọi ngoài cổng “ Ông hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu ông kìa”. Ông Hai mới lật đật bước ra dặn tôi nghỉ ngơi, ông ra xem tin tức gì đồng thời báo cáo về tình trạng của tôi.
Nhìn cái dáng vẻ khắc khổ của ông nhắc đến quê hương mà thấy thật đáng quý thật trân trọng biết bao.
Tiếng chuông báo thức vang lên. Ôi thế là tôi đã đến lúc phải dậy đến trường rồi. Hóa ra tôi đã có một giấc mơ thật đẹp như thế đấy. Cuộc trò chuyện với ông khiến tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống lam lũ của người dân trong cuộc kháng chiến vĩ đại nhưng vẫn ánh lên tình yêu nước sự tin tưởng bất diệt vào cách mạng và cụ Hồ.
Hãy tưởng tượng mình gặp cô kĩ sư trong truyện lặng lẽ sapa và kể lại cuộc gặp gỡ đó
Tưởng tượng mình là nhân vật Cám kể lại câu chuyện, cuộc đời của Tấm và Cám. Sau khi sang thế giưới bên kia, Cám gặp lại dì ghẻ và Tấm. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Đã ba năm trời kể từ ngày Cám và dì mất, cũng là từng ấy thời gian Tấm trở lại sống trong cung cùng nhà vua. Mặc dù cuộc sống trôi đi yên bình, hạnh phúc, nhưng luôn có một nỗi niềm làm Tấm không khỏi bận lòng – về Cám!
Tháng bảy mới sang, lại gần đến ngày lễ Vu lan và ngày Xá tội vong nhân. Độ này Tấm hay nằm mơ thấy Cám. Những giấc mơ – kì lạ thay – giống hệt như nhau. Cám lơ lửng trong một khoảng không mịt mùng, vừa như gần mà lại xa vời vợi, mỏng manh như sương khói. Cám bận bộ quần áo giản đơn, trông gầy guộc xanh xao, hai hốc mắt trũng sâu, chỉ nhìn Tấm buồn rầu rầu, ánh mắt thiết tha như có điều muốn rãi tỏ. Giấc mơ lặp đi lặp lại khiến Tấm suy nghĩ rất nhiều – phải chăng ngày Xá tội gần kề, Cám muốn gặp Tấm để bày tỏ điều gì? Nghĩ vậy, nàng quyết định sẽ lên chùa vào ngày xá tội năm nay.
Ngày Xá tội vong nhân đến. Sáng sớm, Tấm đã dậy, tự tay làm chút đồ lễ rồi khởi hành đến ngôi chùa trên núi có tiếng rất thiêng. Tấm đến chùa thì đã gần trưa, nàng sắp lễ rồi thắp một nén nhang, thành tâm cầu khẩn! Nàng khấn cho Dì, cho Cám, cầu cho linh hồn của hai người được rửa tội và siêu thoát! Giữa lúc ấy, đột nhiên Tấm nghe ù ù bên tai, mở mắt ra thì không còn thấy điện thờ nữa, chỉ thấy mình đang lơ lửng giữa khoảng không xám đặc, cuộn xoáy! Chưa kịp định thần thì Tấm thấy mình bị hút về phía trước, mãi cho đến khi gặp một cánh cửa, cửa bật tung, Tấm bị hút vào đó. Sau cánh cửa là một căn phòng. Căn phòng trống không, tường và trần đều một màu xám, Tấm ngỡ ngàng. Nhưng đó chưa phải là điều lạ lùng nhất, cảnh cửa mở ra lần nữa, và Cám bước vào. Đúng là Cám, không mờ ảo như trong giấc mơ của Tấm, mà thực sự hiện hữu – Cám bằng xương bằng thịt! Tấm không nói được lời nào, trong nàng tràn ngập nỗi hoang mang và hàng trăm ngàn câu hỏi. Nàng đang ở đâu? Tại sao nàng bị đưa đến đây? Nơi này cách ngôi chùa kia bao xa? Giữa lúc bối rối, Cám chợt lên tiếng, tiếng nói nghe cũng rất thật, rất đỗi thân quen, nhưng thoáng chút gì như nghẹn ngào, và vang hơn bình thường:
- Chị Tấm!
Tấm hoảng hốt, hình ảnh Cám, giọng nói Cám, sống động quá. Nàng hoang mang: đây là mơ, hay là thực? Như đọc được suy nghĩ của Tấm, Cám tiếp:
- Chị Tấm, chị và em đang ở dưới Âm Phủ! Đây là nơi mà người trần lẽ ra không được đến, chỉ có chị – người được thần thánh phù độ, trải qua bao kiếp nạn mới tới được!
Tấm không biết nói gì, nàng còn chưa hết sững sờ.
- Chị Tấm, sao chị không nói gì?
Tấm nhắm mắt, hít một hơi dài. Giờ thì nàng chắc chắn rằng đây không phải là mơ, nàng chọn lời:
- Em Cám à! Em đưa chị đến đây sao? Có phải em đã tìm gặp chị suốt mấy đêm rồi?
Cám gật đầu:
- Vậy phải chăng em có điều gì muốn nói? – Tấm tiếp.
- Vâng, hôm nay là ngày phán quyết của em. Hôm nay Diêm Vương sẽ định đoạt liệu linh hồn em có được siêu thoát, được đầu thai hay không.
“Cám khác quá!” – Tấm tự nhủ. Cám đang đứng trước mặt Tấm lễ phép, điềm đạm, hoàn toàn khác xưa.
- Em Cám, suốt ba năm qua em ở đâu?
Cám cười, nụ cười rầu rầu:
- Em được Diêm Vương sai đi chứng kiến cảnh khổ đau trong nhân gian, cảnh người ta bị lừa gạt, bị hãm hại, chứng kiến lòng đố kị, tham lam. Cứ đi một ngày, em phải về báo những gì mình nhìn được cho Diêm Vương, và cả những gì mình cảm thấy.
- Rồi sao nữa?
- Ban đầu em dửng dưng, em vô cảm, nhìn người khác đau đớn, bất hạnh, em không có lấy một chút mủi lòng. Vì thế mà Diêm Vương trừng phạt em bằng cách bắt em chịu tất cả những cảm xúc đau khổ ấy. Em quằn quại, em cầu xin dừng tay, nhưng vô ích! Cảm giác của người bị tra tấn, của người mất cha, mất mẹ, của người bị ruồng bỏ, của người bị hãm hại, như trận cuồng phong cào xé em. Em bị trừng phạt cho đến khi em biết đồng cảm, biết thương xót.
- Đến khi nào em mới biết thương xót những cảnh khốn cùng ấy?
- Hai năm trời chị Tấm ạ!
- Thế một năm còn lại em làm gì?
- Em xá tội cho những tội lỗi của mình. Diêm Vương gửi hồn em vào một con bống, con bống bị lừa gạt rồi bị làm thịt; rồi Diêm Vương gửi em vào con chim vàng anh, con chim cũng bị giết; Diêm Vương lại cho em vào cây xoan đào, cây xoan đào cũng bị đốt trụi! Như thế em cũng phải bỏ mạng bốn lần, bằng số lần em hãm hại chị.
Tấm im lặng. Ba năm trời ròng linh hồn Cám bị đày đọa, cái giá đắt cho những lỗi lầm khi còn sống.
- Vậy dì đâu, em đã phải chịu phạt cho cả phần dì nữa ư?
Cám rùng mình một cái, cô cất giọng buồn. Trông Cám như muốn khóc mà không thể khóc. Hẳn là người chết rồi không khóc được nữa.
- Mẹ em khi xuống đây đã làm náo loạn cả âm phủ, đắc tội với Diêm Vương. Mẹ quyết không nhận lỗi, vì thế mà phải chịu trừng phạt đau đớn, không những thế, đời đời kiếp kiếp phải đầu thai vào con ruồi, con cóc.
Dẫu dì đã làm nhiều điều độc ác với Tấm, Tấm nghe vậy cũng không khỏi xót xa! Đúng là không gì qua được mắt thần linh, tội lỗi dù sớm muộn đều bị trừng trị. Nghĩ đến đây, Tấm nhìn lại mình, bàn tay Tấm cũng từng rót nước sôi giết Cám, bàn tay Tấm cùng từng gửi hũ mắm đến cho Dì, khiến dì chết vì kinh sợ, bàn tay ấy đã từng làm điều xấu, từng giết người!
- Em Cám, em nói hôm nay là ngày phán quyết, phải chăng đích thân Diêm Vương sẽ…Tấm chưa dứt câu, đột nhiên cả căn phòng rung chuyển, rồi bất thình lình nới rộng ra, thành một nơi rộng mênh mông, u ám, tường vẽ đầy hình người bị tra tấn, trần thì cao hun hút. Tấm lờ mờ đoán ra: đây ắt hẳn là phòng xử của Âm Phủ.
Bàn xử án sừng sững trước mặt, Diêm Vương hiện ra. Vượt ra ngoài ngôn ngữ và trí tưởng tượng của con người, Diêm Vương, và cả bầu không khí toát ra từ Người không một từ nào có thể miêu tả. Ngài cất tiếng nói làm rúng động không gian:
- Cám, hẳn ngươi biết vì sao mình lại ở đây. Tấm, ngươi là người trần đầu tiên đặt chân xuống Âm Phủ, người biết vì sao không?
- Dạ bẩm, tì nữ người trần mắt thịt, không thấu được hết ý định của bậc thần linh.
Diêm Vương cười lớn:
- Hôm nay, ta sẽ ra phán quyết định đoạt số phận của hai ngươi. Cám, ngươi trước.
Cám bước về phía trước.
- Hẳn ngươi biết tội của mình chứ?
- Dạ, con biết.
- Cám trả lời, nghe giọng nói thoáng run nhưng cứng cỏi lạ thường.
- Ngươi đã cùng mẹ hãm hại Tấm nhiều lần, còn tranh giành hạnh phúc của Tấm. Ta hỏi nhà ngươi, nhà ngươi có thật sự yêu vị vua đó không?
- Dạ bẩm, con không ạ.
- Vậy suy cho cùng ngươi vì lòng đố kị và lòng ham mê phú quý mà làm vậy?
- Dạ, vâng ạ.
- Ngươi đã chuộc tội suốt ba năm vừa rồi, đã học được cách thương xót, đã biết đồng cảm, đã nếm mọi khổ đau trong nhân gian. Ngươi có thấy mình xứng đáng được đầu thai làm người không?
Cám chợt im lặng. Một khoảng dài trôi qua, rồi Cám lên tiếng:
- Dạ bẩm, không ạ.
Diêm Vương thoáng ngạc nhiên, rồi gật đầu:
- Ngươi nói vậy, và ngươi thực sự nghĩ vậy, điều ngươi thật sự nghĩ mới quan trọng! Ngươi biết không, đầu thai làm người là một ân huệ lớn lao, nhưng cũng là một sứ mệnh khó khăn, làm người không hề dễ dàng. Ngươi đã chịu phạt không có nghĩa là linh hồn ngươi đã được gột rửa. Vì tội lỗi của ngươi một phần là do mẹ nhà ngươi xúi giục mà ngươi lại chịu đựng cả hình phạt của mẹ mình, nên ta cho phép nhà ngươi được đầu thai thành bông hoa sen. Ngươi sẽ có ba kiếp làm hoa trước khi ta xem xét ngươi có thể được đầu thai làm người một lần nữa không.
- Dạ! Con xin tạ ơn ân đức của Diêm Vương. – Cám nói, rồi bước xuống.
- Tấm, đến lượt ngươi.
Tấm bước lên trước.
- Tấm, ngươi không thắc mắc vì sao ngươi là người trần mà lại phải xuống âm phủ để nhận phán quyết về số phận mình không?
- Dạ bẩm, không ạ.
- Một phần là vì ta đã hứa với Cám sẽ ban một ân huệ cho những tháng ngày chuộc tội, và Cám xin được gặp ngươi. Phần khác, phần khiến ngươi được phán quyết khi còn sống là bởi ngươi đã trải qua bao khổ nạn – điều không hề được ghi trong sách sinh tử. Sức sống và sự trong sạch của ngươi đã khiến thần linh động lòng mà thay đổi điều được sắp đặt, lẽ ra ngươi đã chết ngay từ lúc dì ngươi chặt đổ cây cau, khiến ngươi ngã.
- Nhưng con đã giết người, thưa Diêm Vương, con đã làm việc tàn độc, linh hồn con đã bị vấy bẩn.
Diêm Vương khẽ làm một hành động như cười mỉm.
- Ngươi giết người đâu phải vì dã tâm. Ngươi đã cảnh báo mẹ con Cám nhiều lần nhưng hai người đó không hề thay đổi. Ngươi giết người là hành động tự bảo vệ mình, khi sự can thiệp của thánh thần cũng chỉ có hạn, khi người bên cạnh ngươi – là vị vua kia – cũng không ra tay giúp. Tuy vậy, hành động giết người luôn luôn là sai trái. Như thế, ngươi sẽ vẫn được đầu thai làm người. Nhưng sau khi vị vua kia mất, ngươi sẽ phải quy y cửa phật và dành phần đời còn lại là một nữ tu, ăn chay niệm phật để xá tội.
- Dạ, tạ ơn ân đức của Diêm Vương.
Diêm Vương gật đầu:
- Vậy thì ta tuyên bố: PHIÊN XỬ KẾT THÚC!
Nói rồi, Diêm vương biến mất, căn phòng lại chuyển động dữ dội, rồi trở lại là căn phòng nhỏ khi nãy.
- Chị Tấm! – Cám lên tiếng – Em phải chia tay chị thôi. Vậy là em được thỏa tâm nguyện gặp chị lần cuối. Em xin lỗi, chị Tấm ạ, em xin lỗi, cho những gì mẹ con em đã làm!
Tấm trào nước mắt, chỉ biết gật đầu.
- Vậy em đi nhé, chị Tấm! – Cám nói, đoạn đưa tay ra, rồi hình bóng mờ dần, mờ dần, đến khi biến mất hẳn.
Cửa phòng bật mở, Tấm bị hút ra ngoài, trở về với điện thờ.
Năm ấy, hồ sen trong cung chỉ nở đúng một bông, nhưng tươi tắn và thơm lạ thường. Tấm thường ra ngồi ở lầu trước hồ sen cùng nhà vua. Cứ mỗi lần ấy, Tấm lại thấy như nghe được giọng Cám nói khe khẽ: ”Chị Tấm ơi! Chị Tấm ơi!” – như tiếng thỏ thẻ của người em gái thân thương!
Em hãy tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện người lính trong bài thơ đồng chí. Hãy kể lại cuộc hặp gỡ và trò chuyện đó.
Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…
Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:
- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.
Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?
- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.
Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:
- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.
Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.
Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.
Đề 1:Một hôm, cô Mắt, cậu Chân,cậu Tay và bác Miệng có cuộc gặp gỡ thân mật.Họ cùng nhau ôn lại chuyện xưa.Em hãy tượng tưởng và kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Đề 2:Kể về ngày khai trường để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất
Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.
Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.
Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.
Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.
Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duậ. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
tk:Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo
1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.
2. Thân bài:
- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai
- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc
- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản
- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.
- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai
3. Kết bài
Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.