abc
Các bạn giúp mình ôn bài để kiểm tra sử 1 tiết nhé ( sử 7 )                  Cho mình cảm ở trước nhé Câu 1 : Nêu quá trình hình thành và phát triển của XHPK của Châu Âu . Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của thành thị trung đại .Câu 2 : Cho biết XHPK ở phương Đông và phương Tây bao gồm những giai cấp nào ? Mối quan hệ giữa các giai cấp ấy ?Câu 3 : So sánh sự khác và giống trong XHPK ở Trung Quốc các thời Tần , Hán-Đường , Tống-Nguyên , Minh-Thanh . Cho biết những thành tựu về văn hóa , khoa học –...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Kurou Nguyễn
Xem chi tiết
trang kim yen dao thi
25 tháng 12 2016 lúc 22:06

1,* Sự ra đời của nước CH ND Trung Hoa

- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến (1946 – 1949) giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
- Ngày 20/7/1946 nội chiến bùng nổ.
- Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành chiến lược phòng ngự tích cực.
- Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục địa Trung Quốc.
- 01-10-1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

* Ý nghĩa :

- Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở TQ
- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bình luận (0)
trang kim yen dao thi
25 tháng 12 2016 lúc 22:12

2

Hoàn cảnh ra đời

Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển .Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Mục tiêu của ASEAN

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động

Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả.

Viêt Nam gia nhập ASEAN có

- Thời cơ:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực.
- Thách thức:
+ chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

 

Bình luận (0)
trang kim yen dao thi
25 tháng 12 2016 lúc 22:15

3

a. Sự Phát triển kinh tế .

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.

- Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).

- Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).

- Mỹ nắm trong tay gần ¾ dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).

- Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.

- Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.

- Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.

- Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

b. Nguyên nhân kinh tế phát triển .

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

- Mỹ có nguồn nhân công dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động ,sáng tạo.

- Quân sự hóa nền kinh tế, thu lợi từ buôn bán vũ khí. Trong thế chiến II, Mỹ thu 114 đô la lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.

- Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mỹ cao, các tập đoàn tư bản Mỹ có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

- Chính sách điều tiết nền kinh tế của chính phủ có hiệu quả.

Nguyên nhân quan trọng nhất làm nền kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt sau chiến tranh thế giới thứ II là việc Mỹ đã khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, măt trời), những vật liệu mới (chất polyme, nhũng vật liệu tổng hợp nhân tạo), cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc, trong khoa học vũ trụ và sản xuất vũ khí hiện đại…

- Nhờ đó Mỹ đã :

Ÿ Điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất .

Ÿ Cải tiến kỹ thuật làm năng suất tăng, giá thành hạ.

Ÿ Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học - kỹ thuật này mà nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỹ đã có nhiều thay đổi khác trước.

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
19 tháng 10 2021 lúc 19:38

- Nguyên nhân: do sản xuất phát triển, cần thị trường, nguyện liệu, vàng bạc.

- Điều kiện: sự phát triển của khoa học - kỹ thuật cho phép đóng tàu lớn và có la bàn để con người có thể vượt trùng dương xa xôi, tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới.

- Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:

+ Năm 1487, B. Di-a-xơ vòng qua cực Nam châu Phi đến mũi Hảo Vọng.

+ Tháng 8/1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma từ Lix-bon đã cập bến Ca-li-cút (tây nam Ấn Độ).

+ Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất.

Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí

Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí

- Kết quả, ý nghĩa:

+ Tìm ra con đường biển mới, vùng đất mới, dân tộc mới.

+ Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cũng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc, thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng.

- Nhờ có vốn, công nhân làm thuê, các quý tộc, thương nhân lập xưởng sản xuất, công ty thương mại, những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền, và những thương nhân giàu có đó trở thành giai cấp tư sản.

- Những người làm thuê bị giai cấp tư sản bóc lột sức lao động đến kiệt quệ, trở thành giai cấp vô sản.

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

Bình luận (0)
Hoàng Phương Thảo
Xem chi tiết

1:

 Khoáng sảnQuăngMỏ khoáng sản

Những dấu

hiệu để 

nhận biết

Là những khoáng

vật và đá có ích

được con người

khai thác,sử dụng

.là các loại đất đá

chứa khoáng chất

như kim loại hoặc đá quý,

được khai thác từ mỏ

và chế biến để sử dụng..

là những tích tụ

tự nhiên các khoáng vậ

t và đá có ích

được con người khai thác,

sử dụng.

2. 

Phải sử dụng khoáng sản một cách hợp lí tiết kiệm vì: 

- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, để hình thành phải mất hàng triệu năm, nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó  
- Khóang sản có vai trò rất lớn trong các ngành khai thác, chế biến, công nghiệp năng lượng ,chủ nghĩa xây dựng đóng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.  
- Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản là đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài, bền vững của con người  
- Giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí,... 
=> Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cho sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước, không chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau

 

Bình luận (0)
Kyozou
22 tháng 1 2019 lúc 16:25

quặng:là các nguyên tố hóa học tập trung với một tỉ lệ cao

mỏ khoáng sản:là nơi tập trung nhiều khoáng sản.

lí do sử dụng các loại khoáng sản hợp lí và tiết kiệm

vì khoáng sản phải mất hàng chục triệu năm để hình thành nên phải sử dụng tiết kiệm nếu k tương lai khoáng sản sẽ hết

Bình luận (0)
Tran Minh Hoang
Xem chi tiết
Mai Vĩnh Nam Lê
12 tháng 12 2021 lúc 10:19

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:

+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”

+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng: 

+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.

+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.

+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

- Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.

Bình luận (1)
S - Sakura Vietnam
12 tháng 12 2021 lúc 10:19

THam khảo

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:

+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”

+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng: 

+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.

+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.

+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

- Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.

Bình luận (1)
Hihujg
12 tháng 12 2021 lúc 10:34

*TK:

Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ, nhân hoá.

- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.

- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

-Nnân hoá; “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”: cảnh vật gần gũi, vận động

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Ngoc Han ♪
25 tháng 10 2019 lúc 16:04

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

Người Giéc Manh vào đế quốc La Mã đã:Phá bỏ bộ máy nhà  nước Rô ma .Chia ruộng đất của chủ  nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi , giàu có  đó là lãnh chúa  phong kiến .Nô lệ và nông dân trở thành nông nô , họ lệ thuộc vào lãnh chúa .Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu gồm lãnh chúa phong kiến và nông nô.

2. Lãnh địa phong kiến

Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.Lãnh  địa phong kiến gồm đất đai của lãnh chúa ,nhà ở của nông nô.Nông nô nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế, chịu nhiều thứ thuế khác nhau.Đặc điểm: Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.Đời sống : lãnh chúa  có nhiều quyền  như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.Kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Cuối thế kỉ XI, KT thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá, nhiều thành thị trung đại ra đời.Tổ chức của thành thị : phố xá cửa hàng , các phường hội và thương hội .Sống trong thành thị gồm  thợ thủ công , thương nhân .Thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa,  xã hội phong kiến Châu Âu phát triển .

Kinh tế của lãnh địa

Kinh tế thành thị trung đại

Kinh tế nông nghiệpTự sản xuất, tự cung tự cấp, tự túc, tự tiêu thụ.Chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệpPhường hộiThương hội

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp:Lễ cày tịch điềnKhuyến khích khai hoang, đào kênh mương,Đắp đê phòng lũ lụtCấm giết hại trâu bò…Kết quả: Nhiều năm mùa màng bội thu

2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

a. Thủ công nghiệp

Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng.Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh…

b. Thương nghiệp

Việc buôn bán trong nước và nước ngoài được mở mang hơn trước. Vân đồn là nơi buôn bán rất sầm uất

 Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

Trả lời:

Nguyên nhân:

     + Từ giữa thế kỷ XV, các thương nhân châu Âu cần rất nhiều nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

     + Vì vậy, họ lên đường bất chấp nguy hiểm với hi vọng tìm thấy những “mảnh đất có vàng”, đồng thời để tìm ra những con đường biển sang buôn bán với các nước phương Đông.

-> Những chuyến đi này đã phát kiến ra nhiều vùng đất mới.

1. Phong trào  Văn hóa Phục hưng thế kỷ XIV-XVII

* Nguyên  nhân :

- Chế độ phong kiến kềm hãm sự phát triển của xã hội .

-Giai cấp tư sản mạnh về kinh tế , nhưng không có địa vị xã hội nên họ chống lại phong kiến , dẫn đến Phong trào  Văn hóa Phục Hưng thế kỷ XIV-XVII

* Văn hóa Phục hưng : là sự phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ  Hi Lạp và Rô ma , sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản .

Ở I ta li a  lan rộng sang Châu Au .

     -Ra -bơ -le  là nhà văn , nhà y học .

     -Đê -các -tơ : tóan và triết học .

     -Lê -ô -na đơ Vanh -xi là họa sĩ , kỹ sư .

     -Cô -pec -níc là nhà thiên văn

   -Sếch- x pia là sọan kịch .

* Tư tưởng :

   +Phê phán  giáo  hội Thiên chúa giáo và phong kiến,.

   +Đề cao giá trị con người , đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ .

* Biện pháp :

   +Phát động quần chúng chống phong kiến .

   +là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại

   +Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa Châu Âu .

 da-vinci_400

 Thiên tài Leonardo Da Vinci

2. Phong trào Cải cách tôn giáo.

* Nguyên nhân :

      -Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân

      -Giáo Hội là thế lực cản trở  sự phát triển của tư sản đang lên .

Nội dung :Cải cách tôn giáo của Lu thơ(Đức):

     -Phủ nhận vai trò thống trị  của Giáo Hội.

    -Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền tóai .

    -Đòi quay về với giáo lý Ki tô nguyên thủy

    -Lan nhanh sang Thụy Sĩ, Pháp , Anh .

* Tác động :  

    +  Thúc  đẩy , châm ngòi cho khởi nghĩa nông dân.

    +  Ki tô bị phân làm 2 giáo phái : đạo Tin lành và Ki tô  giáo  cũ .

 lu_th_picture2_400

M. Lu –thơ

 pictur_mo_na_li_sa_2_400

Bức họa "Mona Lisa" nổi tiếng của Leonardo da Vinci

Câu 1: giai cấp địa chủ và nông dân tá điền  được hình thành như thế....

giai cấp địa chủ và nông dân tá điền  được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?

Trả lời:

Sự hình thành của giai cấp địa chủ và nông dân tá điền ở Trung Quốc là:

Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực nên trở thành giai cấp địa chủ.Nhiều người nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.

1. Những trang sử đầu tiên

Thành thị đã xuất hiện:

2500 năm TCN ở lưu vực sông ẤN1500 năm TCN ở sông HằngThế kỉ VI TCN: Nhà nước Magada thống nhất ->hùng mạnh (cuối thế kỉ III TCN) rồi sụp đổThế kỉ IV: Vương triều Gupta.

2. Ấn Độ thời phong kiến

a. Vương triều Gupta: (thế kỉ IV – VI)

Luyện kim rất phát triểnNghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn, khắc trên ngà voi…

b. Vương quốc hồi gióa Đêli (thế kỉ XII – XVI)

Chiếm ruộng đấtCấm đoán đạo Hinđu

c. Vương triều Môgôn (thế kỉ XVI – giữa TK XIX)

Xóa bỏ sự kì thị tôn giáoKhôi phục kinh tếPhát triển văn hóa.

3. Văn hóa Ấn Độ

Chữ viết: Chữ PhạnVăn học: Sử thi đồ sộ, kịch, thơ ca…kinh Vê đaKiến trúc: Kiến trúc Hinđu và kiến trúc Phật giáo.

khăn....

Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Thuận lợi : khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai phì nhiêu, màu mỡ ; mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.Khó khăn : thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 – cuối năm 1427)

1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

Hoàn cảnh:10/1426, 5 vạn quân viện binh của giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan.Âm mưu của Vương Thông: Tiêu diệt lực lượng chủ đạo của ta để giành thế chủ động.Quân Lam Sơn: Rút khỏi Cao Bộ, mai phục tại Tốt Động, Chúc ĐộngDiễn biến:Sáng 7/11/1426 Vương Thông cho quân tiến về Cao BộNghĩa quân mai phuc đánh địch ở Tốt Động, chặn đường rút lui ở Chúc Động.Kết quả:Tiêu diệt 5 vạn, bắt sống 1 vạn địch.Nhiều tướng giặc bị giết, Vương Thông phải tháo chạy.ý nghĩa: Thay đổi tương quan lực lượng ta, địch.

2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (10/1427).

Hoàn cảnh:10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.Quân ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng trướcDiễn biến:8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng.Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm.Thôi Tụ cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống tại Xương Giang.Mộc Thạnh rút chạy về nước.Kết quả:Bẻ gãy 2 đạo viện quân của giặc.12/1427 Vương Thông xin hoà, mở hội thề ở Đông Quan, rút khỏi nước ta.ý nghĩa: Chiến thắng quyết định.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

Nguyên nhân:Sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân.Nhờ chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đừng đầu Lê Lợi và Nguyễn Trãi.ý nghĩa lịch sử:Kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh.Mở ra một thời kì mới cho đất nước. 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Nguyen
26 tháng 10 2019 lúc 16:59

Copy mạng có khác :)

Dài nhờ ??

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sam Tiên
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

5.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).  – Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).  – Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).  – Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:58

6.Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 — 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch vé mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề :
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

 

Bình luận (0)
Nhii Nhii
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:06

Câu 1: Trả lời:

* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:08

Câu 2: Trả lời:

- Vị trí địa lí thuận lợi

- Diện tích châu lục rộng lớn

- Có nền văn mình lúa nước phát triển

- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.

- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:09

Câu 3: Trả lời:

Tây Nam Á bao gồm 20 quốc gia, có diện tích khoảng 7 triệu km2.
Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với vịnh Pecxich, biển Arập, biển Đỏ, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Caxpi, án ngữ kênh đào Xuyê, tiếp giáp với khu vực Trung Á, Nam Á, Châu Phi, là ngã ba giữa ba châu lục Á- Phi- Âu, ở vị trí này Tây Nam Á dễ giai giao lưu buôn bán với các nước.

Là khu vực giàu có về dầu mỏ, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới (5000 tỷ thùng), có nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới như: Ảrập xêut, Côeot…

Địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, có nhiều hoang mạc và sa mạc.
Khí hậu khắc nghiệt, có đường chí tuyến đi qua gần như giữa khu vực, làm cho khu vực chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô, nóng.

Dân số trong vùng không đông, 313,3 triệu người (2005) nhưng có nhiều dầu mỏ nên GDP/người của một số nước khá cao. Đây là khu vực có nền văn minh lâu đời, còn lưu lại nhiều kiến trúc cổ, có giá trị nhiều mặt: Thánh địa Mecca, vườn treo Babilon, các nhà thờ Hồi giáo, các thành phố cổ kính…dân số chủ yếu theo đạo Hồi.

Bình luận (0)
Phan Quang Dũng
Xem chi tiết
thanh ngân mã
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
8 tháng 2 2022 lúc 22:21

Tham khaor :

- Kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa => kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

Bình luận (0)
lạc lạc
9 tháng 2 2022 lúc 9:43

-Thành thị trung đại ra đời khiến nhiều mặt hàng thủ công được sản xuất, thợ thủ công đưa hàng hóa đến nơi đông người để buôn bán và lập xưởng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu

 

Thành thị trung đại phát triển khiến các thương nhân cần nhiều nguyên liệu, vàng bạc và thị trường mới nên các cuộc phát kiến địa lý đã ra đời. Trong khi đó, chế độ phong kiến là thứ kìm hãm sự phát triển của xã hội nhưng nhờ các cuộc phát kiến địa lý, nền nông nghiệp ở châu Âu đã được phát triển, dẫn đến chế độ phong kiến bị suy vong

Bình luận (0)
Ngô Thị Kiều Uyên
11 tháng 2 2022 lúc 17:31

- Kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa => kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

Bình luận (0)