Hãy nêu các biện pháp bảo vệ cây trồng
Em hãy nêu vai trò của lớp sâu bọ? Có những biện pháp nào phòng chống sâu bọ có hại cho cây trồng? Trong các biện pháp đó thì biện pháp nào gây ô nhiễm môi trường? Chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật?
Vai trò của lớp sâu bọ:
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...
- Hại ngũ cốc: châu chấu,...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...
Biện pháp phòng chống sâu bọ không gây ô nhiễm MT:
- Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn cho môi trường (như thuốc vi sinh vật,...)
- Sử dụng kẻ thù tự nhiên của côn trùng để diệt chúng (ví dụ: dùng cá ăn bọ gậy...)
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu hại mùa màng.
- Bảo vệ các loài sâu bọ có ích.
- Dùng biện pháp vật lý, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại.
Hạn chế ô nhiễm MT do thuốc bảo vê thực vật:
- Tuyên truyền cho người dân tác hại của thuốc bảo vệ thực vật
- Khuyên người nông dân nên sử dụng thuốc chế phẩm sinh học không gây hại cho MT
Vai trò của lớp sâu bọ:
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...
- Hại ngũ cốc: châu chấu,...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...
Biện pháp phòng chống sâu bọ không gây ô nhiễm MT:
- Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn cho môi trường (như thuốc vi sinh vật,...)
- Sử dụng kẻ thù tự nhiên của côn trùng để diệt chúng (ví dụ: dùng cá ăn bọ gậy...)
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu hại mùa màng.
- Bảo vệ các loài sâu bọ có ích.
- Dùng biện pháp vật lý, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại.
Hạn chế ô nhiễm MT do thuốc bảo vê thực vật:
- Tuyên truyền cho người dân tác hại của thuốc bảo vệ thực vật
- Khuyên người nông dân nên sử dụng thuốc chế phẩm sinh học không gây hại cho MT
Hãy nêu mục đích bảo vệ rừng, kể tên các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng.
Mục đích: phục hồi và phát triển rừng có sản lượng cao.
Biện pháp:
Tỉa, dặm cây: Trong hố có nhiều cây thì tỉa chỉ còn 1 cây và đem những cây tỉa dặm vào những nơi cây chết hay chổ đất trống.Làm cỏ quanh gốc: Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.Bón phân: Thường bón ngay trong năm đầu.Xới đất, vun gốc: Lấy cuốc xới đất xung quanh gốc rồi vun vào gốc cây nhưng không làm tổn thương bộ rễ.Phát quang và làm rào bảo vệ:Phát quang là chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.Làm rào bảo vệ bằng cách trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm hàng rào bao quanh khu rừng.
mình ghi lun biện pháp và nội dung của từng biện pháp
Câu 1: Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng?
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa Mục đích và biện pháp của việc bảo vệ rừng ở nước ta?
Câu 3: Em hãy nêu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?
Câu 4:Hãy nêu quy trình trồng cây con có bầu và cây con có rễ trần? Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu phổ biến ở nước ta ?
Mn ơi giúp mk với mk cần gấp lắm😥😥
4 câu này đều có trong SGK hết em nha!
Câu 1 :
Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có: - Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. - Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …).Câu 2 :Mục đích: - Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có. - Tạo điều kiện để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất. - Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.Câu 3 :Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm thành hàng rào xung quanh.Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây hoang dại.Làm cỏ: Sạch cỏ xung quanh.Xới đất: Vun gốc Độ sâu xơi từ 13cm.Bón phân: Bón thúc trong năm đầu.Câu 4 :Quy trình trồng cây con có bầu
+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
+ Rạch bỏ vỏ bầu: Để rễ phát triển thuận lợi hơn
+ Đặt bầu vào lỗ trong hố
+ Lấp và nén đất lần 1
+ Lấp và nén đất lần 2: Để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ
+ Vun gốc: Để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng
* Quy trình trồng cây con rễ trần
+ Tạo lỗ trong hố đất
+ Đặt cây vào lỗ trong hố
+ Lấp đất kín gốc cây
+ Nén đất
+ Vun góc
Chúc bn hok tốt!
Hãy cho biết các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? Tại sao lại nên phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Vai trò của giống cây trồng
Hãy cho biết cách bón phân ( phân gì bón lót, phân gì bón thúc) và cách sử dụng
Nêu các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
Hãy cho biết các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
a) Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại:
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Làm đất.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh.
b) Các biện pháp khác:
- Biện pháp thủ công.
- Biện pháp hóa học.
- Biện pháp sinh học.
- Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Tại sao lại nên phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Còn nếu để vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, còn gây ảnh hưởng đến con người. Vậy nên, ta phải phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Vai trò của giống cây trồng:
- Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, tăng vụ, tăng chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Hãy cho biết cách bón phân ( phân gì bón lót, phân gì bón thúc) và cách sử dụng
a) Cách bón phân:
- Bón theo hốc.
- Bón theo hàng.
- Bón ***** (rải)
- Phun trên lá.
b) Phân gì bón lót, phân gì bón thúc
- Bón lót: Phân hữu cơ và phân lân.
- Bón thúc: Phân đạm, kali và phân hỗn hợp.
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
Nêu các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
- Bón vôi.
CHÚC BN HỌC TỐT!
Cách chăm sóc bảo vệ và nêu biện pháp sau khi trồng cây bạch đàn.
Câu 1:Vài trò của trồng trở thành?Nêu vài trò của đất đối với cây trồng Câu 2:Độ phì nhiêu của đất là gì?Nêu các biện Pháp bảo vệ đất Câu 3: Những loại đất nào cần dc cải tạo?Người ta sử dụng biện Pháp nào để cải tạo đất?
1.phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
2. Nêu các tác hại của sâu, bệnh hại đối với cây trồng
3. hãy nêu quy trình gieo hạt cây rừng
4. biện pháp chăm sóc cây trồng
5. cho biết các biện pháp: thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản?ví dụ?
1.Để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng :
Phòng là chính.
Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để.
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
2. Tác hại của sâu, bệnh hại đối với cây trồng : Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
3. Nêu quy trình gieo hạt cây rừng: gieo hạt, lấp đất, che phủ, tưới nước.
5. Phương pháp thu hoạch : Hái, nhổ, đào , cắt
VD:
- Hái : cam, quýt, đậu xanh...
- Nhổ: su hào, khoai mỳ , đậu phộng,....
- Đào :khoai tây, khoai lang,....
-Cắt: lúa, hoa, bắp cải ...
Chúc bạn học tốt Đoàn Nhật Nam
Nêu các biện pháp để bảo vệ cây xanh?
Tham khảo:
Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống.
Hạn chế khai thác bừa bải các loài thực vật quý hiếm.
Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm
Tuyên truyền mọi người dân bảo vệ rừng.Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia…
sáng nay thì 15p , có câu hỏi này và chẳng lẽ bạn là học sinh của lớp mình đang học ?
Các biện pháp :
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Tuyên truyền và vận động người dân
+ Không xả rác
+ ...
không đốt rừng ..............
không vứt rác bừa bãi .............
tham gia vào các hoạt động trồng cây gây rừng...........
- Biện pháp bảo vệ đất (chỉ bảo vệ thôi)?
- Lấy ví dụ về trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh?