Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
trần phương anh
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Anh
13 tháng 9 2020 lúc 20:35

Sự đau đớn nhất trong cuốc đời mỗi người không phải những vấp ngã, thất bại, cũng không phải những trắc trở, khó khăn của cuộc sống, mà chính là sự hối hận sâu sắc khi trong một khoảnh khắc nào đó, hành động của ta, lời nói của ta vô tình làm cho những người ta yêu thương buồn phiền, đau lòng. Và tôi đã phải trải qua nỗi hối hận kinh hoàng ấy, khi vài ngày trước tôi đã vô tình nó những lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo của em trai mình. Điều này đã khiến cho mẹ tôi vô cùng buồn phiền, cha tôi đã viết một lá thư dài nhắc nhở về sự vô lễ của tôi với mẹ, qua sự phân tích của cha tôi đã hiểu được mình đã gây ra một lỗi lầm lớn như thế nào. Chỉ vì sự vô tâm, ích kỉ của mình mà tôi đã khiến mẹ buồn phiền. Tôi đã quyết định xin lỗi mẹ, mà trước hết tôi viết một bức thư hồi đáp lại cho cha.

Gửi cha yêu dấu!

Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra. Khoảnh khắc ấy con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên đã nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với ba mẹ. Vì con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.

Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho cha muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho ình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của cha thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.

Khi con bị ốm, mẹ thức thâu đêm chăm sóc, lo lắng cho con, mỗi hơi thở yếu ớt, khó nhọc của con như từng mũi dao đâm vào tim mẹ, nhưng điều mẹ quan tâm không phải sự mệt nhọc như thế nào mà điều làm mẹợ hãi, lo lắng nhất lại chính là là sự sống của con. Con đã vô tình quên đi khoảng thời gian khó khăn ấy, quên đi tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Con trách mình vô tâm, trách mình vô trách nhiệm. Đôi khi con cho rằng quan tâm, chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ, giờ con thấy suy nghĩ ấy thật ấu trĩ, vô tâm làm sao. Sợi dây ràng buộc khiến mẹ hi sinh tất cả vì con lại là tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhất nhưng cũng là tự nhiên nhất.

Câu nói của cha làm cho con vô cùng cảm động, nhưng nhận thức được nó thì con lại thấy mình xấu xa đến như thế nào “…Mẹ sẽ sẵn lòng đem một năm hạnh phúc của mình để chuộc một giờ đau đớn cho con, một người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hi sinh tính mạng để cứu lấy sinh mệnh của con”. Đọc đến đây thực sự con đã khóc, khóc vì xúc động, khóc vì sự vô tâm của mình. Sự vĩ đại, bao la của người mẹ đâu có thể dùng vật chất có thể đong đếm, có thể đo lường.

Con biết, sau này dù có lớn khôn, có thể nhận thức cuộc sống của mình và là một người thành đạt được nghìn người ngưỡng mộ nhưng nếu con là một đứa con bất hiếu, không biết tôn trọng, yêu thương chính người sinh thành ra mình thì con cũng chỉ là một kẻ khốn nạn, một kẻ đạo đức giả không hơn không kém. Con đã nhận thức được lỗi lầm của mình và giờ đây con đang vô cùng đau đớn và hối hận. Nếu thời gian có quay trở lại nghìn vạn lần con sẽ không làm cho mẹ đau lòng, dù là mảy may.

Nhưng con biết thời gian đâu có thể quay ngược đúng không cha, quá khứ lỗi lầm con sẽ cố gắng bù đắp, còn hiện tại và tương lai con sẽ tự nhắc nhở mình sẽ không bao giờ được làm điều gì khiến cho mẹ cũng như cha phải phiền lòng hơn nữa. Lời nhắc nhở của cha làm con thức tỉnh và cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Con rất biết ơn về điều ấy, con sẽ cố gắng không phạm phải sai lầm một lần nữa, nhưng nếu con vẫn không biết sai mà tiếp tục sai phạm xin bố hãy trừng phạt con, hãy từ bỏ con. Vì chính bản thân con cũng không chấp nhận được một đứa con bất hiếu, báo đáp bố mẹ bằng những hành động vô tâm, vô tính.

Con sẽ nhớ mãi những lời bố nói với con ngày hôm nay, lấy đó làm bài học quý giá nhất đời. Con cũng sẽ yêu thương, trân trọng bố mẹ bằng tất cả những gì con có. Con sẽ xin lỗi mẹ và quỳ xuống cầu xin mẹ tha thứ cho đứa con bất hiếu là con. Xin bố hãy yên tâm về con.

Con yêu bố!

Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Lê
Xem chi tiết
Soda Cam
9 tháng 12 2021 lúc 7:43

THAM KHẢO!

Hai hôm trước , tôi đã phải  túng quẩn , rứt ruột đem bán cái Tí đứa con gái đầu lòng cùng với con chó đẹp mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả người anh họđã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. May sao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.

Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì mấy tên côn đồlà  cai lệ và người nhà lí trưởng đã ầm ập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.

Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.

Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn, tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”.

lạc lạc
9 tháng 12 2021 lúc 7:43

tham khảo

 

 đình tôi nghèo túng, đến cơm ăn áo mặc còn không có, lại thiếu suất sưu…Tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng. Đến hẹn mà chưa có tiền nộp sưu cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi lôi ra đình.. Chồng tôi sau đó được người ta trả về như một cái xác chết.

Bà lão hàng xóm thương tình cho tôi bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Tôi vội đi nấu ngay để chống ăn vì anh ấy đã kiệt sức. Chắc sau khi húp xong bát cháo anh Dậu sẽ khỏe lại.

Khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp ăn thì đã có tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào. Chồng tôi hốt hoảng đặt bát cháo xuống và lăn đùng ra phản. Tôi thấy thế cũng hoảng sợ, vội van xin:

– Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc cho cháu khất…

Tên cai lệ trợn mắt, hung dữ và quát xối xả vào mặt tôi. Vì thương chồng nên tôi vẫn cầu xin, chỉ mong cho mình được khất qua lần này mà thôi, dù chỉ qua ngày hôm này cũng được. Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai. Tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói anh Dậu. Tôi hoảng sợ, chạy lại cầu xin. Nhưng hắn phản ứng lại bằng cách đánh vào ngực bịch bịch. Đối với tôi, chồng con quan trọng nhất, không thể chịu nổi nữa tôi cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn tát vào mặt tôi, bị dồn nén tôi không thể chịu được, sự tức giận lên cao tôi nghiến hai hàm răng, tôi quát:

– Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ bỏ ngoài tai vẫn bước tới chỗ anh Dậu. Tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch vào bụng vài phát. Tôi vớ được cây gậy, cả 2 giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức của người đàn bà lực khi lòng ngập tràn sự tức giận, căm phẫn đủ sức quật ngã tên cai lệ. Vẫn chưa nguôi cơn giận, tôi bất chấp hậu quả đánh cho tên cai lệ bầm dập.

Chồng tôi sợ, van xin tôi đừng làm vậy nếu không ở tù. Nhưng tôi dứt khoát thà ngồi tù còn hơn để chúng nó hành hạ mình khổ sở đến cùng cực.

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
9 tháng 12 2021 lúc 7:44

Tham khảo tại: https://lazi.vn/edu/exercise/538453/dong-vai-chi-dau-ke-lai-cau-chuyen-theo-ngoi-thu-nhat-1

Trần Văn Thành
Xem chi tiết
Takurenu Kirito
13 tháng 10 2017 lúc 13:02

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

Nguyễn Thị Thảo Hoa
12 tháng 10 2017 lúc 21:09

bạn ơi cái này bạn lên mạng đi ai rảnh đâu mà chép bài cho bạn

Nguyễn Thị Huyền Trang
12 tháng 10 2017 lúc 21:10

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

o0o Aikatsu_Mikuru_Mizuk...
Xem chi tiết
Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
21 tháng 7 2018 lúc 8:54

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- Ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới không con?
- Dạ thưa ngài! Ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi. 
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi  lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão. Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- Ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
- Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được điều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là làng Cháy.

Duc Loi
21 tháng 7 2018 lúc 8:56

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

Fan EBXTOS
21 tháng 7 2018 lúc 8:58

Chuyển từ nghôi thứ 3 sang ngôi thứ nhất theo diễn biến có sẵn mà lồng vào thôi.

Nguyễn Diệu Hương
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 9 2016 lúc 10:46

Câu 3:

   qua bức thư của bố En-ri-cô , cho thấy người mẹ trong bài là một có thể bỏ cả mạng sống của mình để con mình được sống hạnh phúc, có cuộc sống bình an trên cõi đời này. Chỉ cần con còn sống mẹ có làm sao đi nữa thì mẹ vẫn an lòng vì con của mẹ đang được sống và được dạy dỗ từng li từng tí. Mẹ thức mấy đêm chăm sóc, coi chừng từng hơi thở của con để giữ con bên cạnh của mẹ đó quả là hình ảnh đẹp của người mẹ dành cho người con yêu quý của mình. Mẹ đã làm tất cả vì con vậy nên những gì mẹ làm thì bản thân mẹ sẽ không bao giờ hối hận.

Hiếu Trần Viết
12 tháng 9 2021 lúc 21:34
g người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". 
En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". 
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. 
Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! 
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!
Phạm Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
7 tháng 9 2018 lúc 21:17

Giờ đây, nghĩ đến mẹ, con thấy hiện lên hình ảnh mẹ chín tháng trời mang nặng con trong bụng. Rón rén từng bước đi, cẩn thận từng ngụm nước, kiêng khem từng món ăn, lo cho con từ khi con chưa có hình hài. Ngày con chào đời, mẹ đã phải chịu bao đau đớn, bao giày vò. Sau ngày rời bụng mẹ, con lại chẳng ngoan ngoãn, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác mà ốm đau, bệnh tật thường xuyên. Bà nội từng kể cho con nghe một lần con ốm nặng, bác sĩ đã lắc đầu quay đi nhưng mẹ thì âm thầm ôm chặt con vào lòng khóc không thành tiếng. Mẹ kiên trì mời những người bác sĩ khác tới thăm bệnh cho con, nhẫn nại chăm sóc con, căng thẳng hồi hộp với từng nhịp thở, từng cái hắt hơi, từng cái ngáp vặt của con...
 
 Mẹ đã vứt bỏ nhiều tháng ngày thanh thản, hạnh phúc và tưởng như sẵn sàng vứt bỏ mạng sống của mình thức khuya, đi lại... để cứu lấy mạng sống cho con. Mẹ ơi! Nếu trời Phật không thương con cho con làm con của mẹ thì có lẽ ngày ấy Người đã bắt con phải trở về. Nhưng có lẽ quá cảm động trước tình cảm của mẹ mà Người đã cho qua cơn hiểm nghèo. Mẹ đã làm được “điều kì diệu” mà nhiều người hàng xóm của chúng ta còn nhắc đến.
 
Ấy vậy mà đứa con ngu ngốc, dại dột của mẹ lại có lúc quên bẵng đi những ân tình, thiêng liêng của mẹ. Con thấy xấu hổ và nhục nhã khi nghĩ đến ngày cô giáo đến chơi mà con lại thiếu lễ độ với mẹ. Nhìn gương mặt mẹ thất thần, lạnh lẽo con thấy mình là kẻ tội đồ đáng nguyền rủa nhất trên đời. Con đã chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý mà mẹ đã sẵn sàng hi sinh mạng sống để gây dựng.
 
Mẹ ơi! Con biết rằng lời con nói không thể rút lại, việc con làm không thể coi như chưa xảy ra, vết thương con gây ra trong tim mẹ không thể lấy nước mắt để xóa mờ... Nhưng con chỉ mong muốn một điều rằng mẹ không quá đau buồn về con thêm nữa vì rằng khi viết những dòng này, En-ri-cô của mẹ hiểu rằng nó chỉ còn một cách để chuộc tội với mẹ kính yêu. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải xấu hổ, thất vọng thêm một lần nào nữa.
 
 Mẹ ạ, tội lỗi đã mắc phải khiến con hiểu rằng nếu con còn lặp lại nó thì con không còn xứng đáng là con của mẹ; không còn ghế ngồi, không còn giường nằm, không còn nơi đặt chân, không còn bát ăn cơm trong ngôi nhà của mẹ nữa. Con ngàn lần xin lỗi mẹ và mong mẹ rộng lượng tha lỗi cho con.
 
Đứa con đã biết lỗi của mẹ.
 
En-ri-cô

Hà Ngọc Bảo
7 tháng 9 2018 lúc 21:18

đoạn từ 7-10 câu thôi nha bạn

Diệu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Minh
4 tháng 10 2023 lúc 12:56

azinomoto

Đỗ Hà Linh
Xem chi tiết
minhduc
1 tháng 11 2017 lúc 18:55

 Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

Hàn Tử Băng
3 tháng 11 2017 lúc 16:28

Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến đêm hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về rũ rượi như một xác chết. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh. Lại được bà lão hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu bát cháo để anh húp cho lại sức.

Chồng tôi cố ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Thật kinh hoàng! ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chỏng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.
 
Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và mặc dù ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không tha thiết van xin cho được?
Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phát cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ta xin tha cho chồng. "-Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:
 
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
 
Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc để cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:
 
- Ngươi cứ trói chồng của ta đi , ta cho ngươi xem !
 
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi, Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
 
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu được vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy? Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế! nhưng tôi đã trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi khống chịu được..

;3

Hàn Tử Băng
3 tháng 11 2017 lúc 16:29

Tôi đã phải đau lòng đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp SƯU cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. May sao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.

Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.

Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.

Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:

-     Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:

-     Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...”.

;3