Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linh Chi =))
Xem chi tiết
Tâm Bùi
Xem chi tiết
Vũ Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Phi Long
Xem chi tiết
Kimian Hajan Ruventaren
Xem chi tiết
Vi Hoàng Hải Đăng
22 tháng 4 2021 lúc 21:23

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

tham khảo nhé bạn ^.^

 

Vi Hoàng Hải Đăng
22 tháng 4 2021 lúc 21:38

C1: 

Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

Vi Hoàng Hải Đăng
22 tháng 4 2021 lúc 21:40

C2: 

Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

-> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kì vĩ.

=>Từ câu ca dao, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

Lenna ^-^
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
3 tháng 12 2021 lúc 10:43

BPTT: So sánh

Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Cẩm	Hà
29 tháng 7 2023 lúc 14:32

Biện pháp so sánh trong câu trên để thể hiện sự yêu thương bao la của ba mẹ dành cho con cái

hoàng long
Xem chi tiết

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Vì có một cặp câu thơ gồm 1 câu sáu âm tiết và 1 câu tám âm tiết phối vần với nhau. 

Câu 2: Tác dụng: Nhắc nhở mỗi người con chúng ta cần phải sống sao cho tròn đạo hiếu với cha mẹ, phải khắc ghi công ơn dưỡng dục vĩ đại ấy.

Câu 3: 

Biện pháp tu từ "Công cha" - "núi Thái Sơn" và "nghĩa mẹ" - "nước trong nguồn chảy ra". Tác dụng: 

- Tăng tính biểu đạt biểu cảm gây ấn tượng với người đọc.

- Ca ngợi công ơn dưỡng dục trời biển của cha mẹ.

- Nhắc nhở mỗi người con chúng ta cần phải sống sao cho tròn đạo hiếu với cha mẹ.

Mr . Vịt
Xem chi tiết
Trường Phan
18 tháng 1 2022 lúc 14:35

đang thi ak ;?

︵✰Ah
18 tháng 1 2022 lúc 14:35

Hai câu thơ đầu sử dụng phép so sánh !!!

Tác dụng so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.