Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
2 tháng 8 2018 lúc 16:52

   - Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

   - Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

   - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.

   - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
26 tháng 10 2018 lúc 11:15

Vấn đề việc làm ở nước ta ngày càng trở nên gay gắt: tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng cao (d/c) trong khi đó:

- Lao động bổ sung hằng nằm lớn mà cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm nên số việc làm không đủ cho lao động

- Lao động thất nghiệp, thiếu việc làm tập trung ở lứa tuổi <30 do đó cần phải đào tạo trong khi vốn không thể đáp ứng.

- Đô thị hoá chưa hợp lí nên dân cư, lao động kéo ra thành phố làm cho vấn đề thất nghiệm ở thành phố càng trầm trọng

Vấn đề việc làm gay gắt nhất là ở ĐB sông Hồng, Bắc Trung Bộ,... đặc biệt là các thành phố lớn

Hậu quả của vấn đề việc làm: thu nhập/người thấp, chất lượng cuộc sống giảm, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội ...

Chúc em học tốt!

Thị quyên Lê
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
13 tháng 2 2016 lúc 14:13

a) Tình trạng thiếu việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt vì :

- Nước ta là nước đông dân (hơn 90 triệu người), nguồn lao động dồi dào (hơn 50% tổng số dân), mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động

- Nền kinh tế tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn chậm phát triển, chưa tạo đủ việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm

- Các lí do khác : trình độ người lao động còn hạn chế, việc đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu

b) Hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) phát triển mạnh các dịch vụ

-  Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 7 2017 lúc 10:59

Đáp án cần chọn là: C

Tình trạng thất nghiệp ở thành phố, thiếu việc làm ở các vùng nông thôn hiện nay đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 12 2018 lúc 11:42

Đáp án: C

Giải thích: SGK/75-76, địa lí 12 cơ bản.

Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
13 tháng 2 2016 lúc 14:08

a) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta

- Nước ta có tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở ông thôn và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất là ở đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ

b) Tác động tích cực của việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài tới vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta

- Trực tiếp : tạo ra nhiều việc làm

- Gián tiếp : đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động

Trần Phương Thúy
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 18:10

Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. ... Thực tế, diện tích rừng tự nhiên  Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

❤X༙L༙R༙8❤
14 tháng 5 2021 lúc 21:21

1. Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

   + Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.

   + Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

   + Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân.

   + Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật

Suy giảm đa dạng sinh vật

   + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

   + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

 

 

Đào Duy Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
30 tháng 9 2016 lúc 11:49

 Thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:

Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với công việc.

Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế. Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động. Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội.

Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.

Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông tin thị trường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm.

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như "chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”...

Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”.

Kinh nghiệm 25 năm đổi mới cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh.

Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể là: thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.

Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.

Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của nước ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. Tập trung xử lý lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hưởng tới sự phát triển đa dạng và chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả của lao động.

Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất.

Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng nhu cầu lao động của thị trường (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất) tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khỏe tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hóa ... cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Bảy là, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố cũng phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cũng cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung và cho cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.