Những câu hỏi liên quan
Thi sen Bui
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 5 2018 lúc 2:59

Đáp án A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 12 2017 lúc 3:28

Đáp án C

Bình luận (0)
Phong Tuấn Đỗ
Xem chi tiết
lan lê
28 tháng 8 2018 lúc 12:29

1. Tình hình Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, sau đó lan ra khu vực khác.

- Các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tích.Nhưng nhũng thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của Châu Phi. Nhiều nước Châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu.

- Từ năm 1987 đến năm 1997, riêng ở Châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến, đã có tới 800 nghìn người thiệt mạng, 1,2 triệu người phải lang thang tị nạn.

- Những năm gần đây, đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột.... Lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi(AU)

2. giới thiệu đôi nét về phong trào độc lập nhân tộc ở Nam Phi:

- Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc ( A-pác-thai) bị xóa bỏ.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi

3. Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18/7/1919 trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc tan-bu. Năm 1942 tốt nghiệp đại học luật, Năm 1952 mở văn phòng luật sư ở giô-han-ne-xbơ nhằm bên vực những người da đen bị áp bức. Năm 1964, ông bị bắt và bị kết án tù chung thân về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm bị giam, tháng 2 năm 1990 ông được trả tự do, ông đã trở thành người Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước này

Bình luận (0)
Love Nct
30 tháng 8 2018 lúc 22:26

Câu 1 :

1 Chính trị

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 , phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi

+ 18/6/1953 , Cộng hòa Ai Cập ra đời

+ 1962 , nhân dân An - giê - ri giành lại độc lập dân tộc

+ 1960 - "Năm châu Phi" , 17 nước tuyên bố độc lập

- Hiện nay lần lượt giành được độc lập

2 Kinh tế

- Đã thu được nhiều thành tích nhưng nền kinh tế ở nhiều nước vẫn ở trong tình trạng đói nghèo , lạc hậu , thậm chí còn xảy ra nhiều xung đột

\(\Rightarrow\) Hiện nay thành lập các tổ chức khu vực để các nước giúp đỡ , hợp tác cùng nhau . Lớn nhất là Liên minh châu Phi (AU)

Câu 2 :

- Hơn 3 thế kỉ , chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu

-Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) , người da đen đã bền bỉ đấu tranh chống chủ nghĩa A-pác-thai và giành được những chiến tích lịch sử

- 1993 , người da trắng Nam Phi tuyên bố xóa chế độ A-pác-thai

- 4/1994 , Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống

Bình luận (0)
Vũ Thị Nhang
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
26 tháng 10 2021 lúc 20:06

ông đã góp phần cho sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài(apacthai)

 

Bình luận (1)
quyên lệ
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Lê Tấn Sanh
29 tháng 2 2016 lúc 13:18

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai các nước trong khu vực Đông Nam Á hầu hết là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước đế quốc, đời sống của nhân dân các nước này vô cùng khổ cực

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.

Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng  Đồng minh, nhân dân Đông Nam Á khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập : Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945)...

Ngay sau chien tranh the gioi các nước thực dân Âu - Mĩ lại trở lại xâm lược, chiếm đóng các nước Đông Nam Á. Trải qua cuộc đấu tranh kiên cường các nước Đông Nam Á đều giành lại được độc lập..

       Sau khi giành được độc lập các nước trong khu vực xậy dựng củng cố nền độc lập, ra sức phát triển kinh tế, văn hoá và đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á như Singapo. Có nước bước vào ngưỡng cửa của nước công nghiệp mới NIC như Thái Lan.

        Đời sống vật chất và tinh thần của người dân các nước trong khu vực Đông Nam Á được nâng cao hơn trước chiến tranh, phúc lợi xã hội được bảo đảm.

         Đến nay hầu hết các nước đều tham gia tổ chức ASEAN, đây là liên minh chính trị, kinh tế thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau phát triển.

         Các nước Đông Nam Á đều lấy chiến lược phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 7 2019 lúc 8:25

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới được xác lập, đó là trật tự hai cực Ianta.

- Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.

- Cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tọc bị sụp đổ hoàn toàn.

- Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.

- Quan hệ quốc tế được ở rộng và đa dạng.

- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy trong lịch sử đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng đối với nhân loại, bên cạnh đó là những hệ quả tiêu cực.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 14:29

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự. trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi : hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.
3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản. tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu. 
4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Bình luận (0)