Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Musion Vera
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 8 2019 lúc 20:55

“Khi tôi còn nhỏ thơ giống như bà mẹ,

Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu

Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ là con gái

Lúc từ giã cuộc đời kỉ niệm hóa thơ hưu”

( GAMZA- TỐP )

Người ta thường gọi văn học là nhân học, Tôi công nhận điều này. Nhưng với tôi văn học không chỉ là môn khoa học nghiên cứu con người. Cái cốt lõi là lòng nhân ái. Điều này chính là diều kì diệu mà tất cả các môn khoa học khác không có đối với con người.

“ Văn học là nhân học”. Nhân học còn đòi hỏi chân lí. Nhưng một chân lí chưa đủ. Nó đòi hỏi văn học phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Văn học còn khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người. Thế giới bên trong của mỗi con người.Văn học là sự giử gắm tư tưởng , thái độ, tình cảm của con người, thông qua hình tượng nhằm cải tạo thế giới ở cách sống của tâm hồn…

Tóm lại, khả năng kì diệu của văn học đối với con người mà tất cả các môn khoa học khác không có.

B.Thị Anh Thơ
28 tháng 8 2019 lúc 11:29

2.

” Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống biển

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

( Chế Lan Viên – Con cò)

Nội dung khổ thơ: Mượn hình ảnh con cò, tác giả ca ngợi tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến suốt cuộc đời, ngay cả khi con đã lớn khôn.

B.Thị Anh Thơ
28 tháng 8 2019 lúc 11:29

1.

“Khi tôi còn nhỏ thơ giống như bà mẹ,

Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu

Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ là con gái

Lúc từ giã cuộc đời kỉ niệm hóa thơ hưu”

( GAMZA- TỐP )

Người ta thường gọi văn học là nhân học, Tôi công nhận điều này. Nhưng với tôi văn học không chỉ là môn khoa học nghiên cứu con người. Cái cốt lõi là lòng nhân ái. Điều này chính là diều kì diệu mà tất cả các môn khoa học khác không có đối với con người.

“ Văn học là nhân học”. Nhân học còn đòi hỏi chân lí. Nhưng một chân lí chưa đủ. Nó đòi hỏi văn học phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Văn học còn khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người. Thế giới bên trong của mỗi con người.Văn học là sự giử gắm tư tưởng , thái độ, tình cảm của con người, thông qua hình tượng nhằm cải tạo thế giới ở cách sống của tâm hồn…

Tóm lại, khả năng kì diệu của văn học đối với con người mà tất cả các môn khoa học khác không có.

ngọc ánh lê
Xem chi tiết
Nguyễn hoàng anh
9 tháng 1 2022 lúc 0:03

Mỗi con người khi sinh ra trên cõi đời này đều là một sự may mắn mà cha mẹ mang lại, chính vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm với cha mẹ của mình. Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Từ những công lao to lớn này, mỗi người con chúng ta cần sống với sự biết ơn, tình yêu thương cha mẹ và có trách nhiệm với cha mẹ lúc họ về già. Họ dành cho chúng ta nửa cuộc đời để nuôi ta lớn, giúp ta tạo dựng tương lai, sau này giúp chúng ta chăm sóc con cái của mình. Chính vì vậy, phần đời còn lại của họ khi họ già yếu, không còn khả năng lao động, mỗi người con chúng ta hãy chăm sóc họ với tình yêu thương, sự ân cần quan tâm giống như họ đã làm cho ta. Sự yêu thương, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già không chỉ giúp cho tình cảm gia đình thêm đầm ấm, gắn bó hơn mà nó còn là tấm gương cho con cái chúng ta sau này học tập theo, giúp chúng có tư du và suy nghĩ đúng đắn. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già mang đến cho chính chúng ta những lợi ích quý báu. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.

Nguyễn hoàng anh
9 tháng 1 2022 lúc 0:07

"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

NGUYỄN HÀ TRÂN
Xem chi tiết
Hồ Thị Sao
Xem chi tiết
休 宁 凯
8 tháng 4 2018 lúc 11:42

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.



 

休 宁 凯
8 tháng 4 2018 lúc 11:42

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


 

Nguyễn Long Trọng
8 tháng 4 2018 lúc 12:08
tao deo bi tra loi day may lam gi duoc tao
Lý Văn An
Xem chi tiết
Unirverse Sky
27 tháng 11 2021 lúc 7:24

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Khách vãng lai đã xóa
Lý Văn An
Xem chi tiết
Lê Uyên Nhi
Xem chi tiết
Châu Hiền
Xem chi tiết
mini
Xem chi tiết
Phong Thần
27 tháng 8 2021 lúc 6:53

Tham khảo

" Khó khăn là cơ hội để con người khám phá ra khả năng của chính mình". Đúng vậy, cuộc sống sẽ phải gặp nhiều khó khăn quan trọng là mình đón nhận nó ra sao. Hoàn cảnh khó khăn là hoàn cảnh mà bạn cảm thấy không như ý muốn, là một hoàn cảnh nào đó mà bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng, mọi thứ như muốn chống lại mình. Cơ hội là điều mà may mắn đến với bạn. Câu nói trên rất đúng đã khẳng định vai trò của khó khăn một cách tích cực, khó khăn sẽ là một cơ hội để bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn, biết khả năng của mình tới đâu và giới hạn của mình là gì? Khó khăn là điều tất yếu trong cuộc sống. Một doanh nhân đang vô cùng lo lắng bởi chuyện công ti phải lao như con thiêu thân tìm vốn đầu tư bỗng nhận ra mình có khả năng thuyết phục. Một bạn trẻ từng viết sai chính tả lung tung nay trở thành một nhà văn lớn. Cuộc sống không lường trước điều gì, người lạc quan dùng nụ cười để khỏa lấp những điều bất như ý, người bi quan thì luôn trách cuộc sống không công bằng. Khó khăn giúp con người ta mạnh mẽ hơn, giúp cái đầu họ trở nên sáng suốt để buộc tìm cách khắc phục, chính vì lẽ ấy mà họ có thể khám phá khả năng của chính mình- khả năng mà trước kia họ không hề biết đến. Chẳng ai có thể hủy hoại bạn trừ chính bạn, khó khăn cũng không thể, nó chỉ giúp bạn có một trái tin mạnh mẽ. Nếu có một trái tim mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn chưa ai từng vượt qua được thì bạn sẽ chạm tới thành công mà người khác khó lòng với tới. Riêng về điều nay trời xanh luôn rất công bằng . Cuộc đời này có ba chiếc chìa khoá lớn: đón nhận, thay đổi và rời xa. Khi khó khăn đến hãy đón nhận nó, hãy cảm ơn đời đã cho bạn biết những khổ đau, những vấp váp để bạn hiểu bản thân mình, hiểu hơn về sức mạnh của trí óc và sức mạnh từ đôi tay, hiểu hơn về những điều bạn nghĩ mình không thể làm được. Chỉ khi bạn suy nghĩ lạc quan, khó khăn bỗng trở nên nhẹ nhàng, như một người bạn tốt giúp bản thân bạn khám phá ra những khả năng tiềm ẩn. Đừng bao giờ cầu xin thượng đế không bao giờ mang khó khăn đến mình hãy cầu xin có đủ sức mạnh, niềm tin để đương đầu với nó. Thật đáng phê phán những người thấy khó khăn đã chùn bước, họ rồi sẽ chẳng biết mình là ai, mình muốn gì, mình đam mê gì, họ như một con thuyền chẳng ai chèo lái cuối cùng mệt mỏi bởi bão tố cuộc đời. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu được mình cần đối diện với khó khăn để trưởng thành hơn.

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
27 tháng 8 2021 lúc 7:18

tham khảo:

Henry Ford đã từng nói: “ Khi bạn đang khó khăn thì hãy nhớ rằng máy bay muốn cất cánh được thì phải bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều”. Đúng vậy, cuộc sống sẽ phải gặp nhiều khó khăn quan trọng là mình đón nhận nó ra sao. Xin đừng nghĩ tiêu cực, hãy hỏi rằng: “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.” Hoàn cảnh khó khăn là hoàn cảnh mà bạn cảm thấy không như ý muốn, là một hoàn cảnh nào đó mà bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng, mọi thứ như muốn chống lại mình. Cơ hội là điều mà may mắn đến với bạn. Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để con người khám phá khả năng của chính mình. Câu nói trên rất đúng đã khẳng định vai trò của khó khăn một cách tích cực, khó khăn sẽ là một cơ hội để bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn, biết khả năng của mình tới đâu và giới hạn của mình là gì ? Khó khăn là điều tất yếu trong cuộc sống. Một doanh nhân đang vô cùng lo lắng bởi chuyện công ti phải lao như con thiêu thân tìm vốn đầu tư bỗng nhận ra mình có khả năng thuyết phục. Một bạn trẻ từng viết sai chính tả lung tung nay trở thành một nhà văn lớn. Cuộc sống không lường trước điều gì, người lạc quan dùng nụ cười để khỏa lấp những điều bất như ý, người bi quan thì luôn trách cuộc sống không công bằng. Khó khăn giúp con người ta mạnh mẽ hơn, giúp cái đầu họ trở nên sáng suốt để buộc tìm cách khắc phục, chính vì lẽ ấy mà họ có thể khám phá khả năng của chính mình- khả năng mà trước kia họ không hề biết đến. Chẳng ai có thể hủy hoại bạn trừ chính bạn, khó khăn cũng không thể, nó chỉ giúp bạn có một trái tin mạnh mẽ. Nếu có một trái t mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn chưa ai từng vượt qua được thì bạn sẽ chạm tới thành công mà người khác khó lòng với tới. Riêng về điều nay trời xanh luôn rất công bằng . Cuộc đời này có ba chiếc chìa khoá lớn: đón nhận, thay đổi và rời xa. Khi khó khăn đến hãy đón nhận nó, hãy cảm ơn đời đã cho bạn biết những khổ đau, những vấp váp để bạn hiểu bản thân mình, hiểu hơn về sức mạnh của trí óc và sức mạnh từ đôi tay, hiểu hơn về những điều bạn nghĩ mình không thể làm được. Chỉ khi bạn suy nghĩ lạc quan, khó khăn bỗng trở nên nhẹ nhàng, như một người bạn tốt giúp bản thân bạn khám phá ra những khả năng tiềm ẩn. Đừng bao giờ cầu xin thượng đế không bao giờ mang khó khăn đến mình hãy cầu xin có đủ sức mạnh, niềm tin để đương đầu với nó. Thật đáng phê phán những người thấy khó khăn đã chùn bước, họ rồi sẽ chẳng biết mình là ai, mình muốn gì, mình đam mê gì, họ như một con thuyền chẳng ai chèo lái cuối cùng mệt mỏi bởi bão tố cuộc đời. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu được mình cần đối diện với khó khăn để trưởng thành hơn.