Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 4 2018 lúc 5:54

Nhịp điệu của câu thơ gợi lên sự ung dung, thong thả:

Một mai/ một cuốc,/một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

- Tâm trạng ung dung tự tại trong những công việc lao động hàng ngày

- Cuộc sống nghèo, thanh nhã, đạm bạc cho thấy nhà thơ có nhu cầu sống khiêm tốn, bình dị.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 2 2018 lúc 17:36

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Lê Minh Huyền
Xem chi tiết
Dương Thị Tuyết Nguyên
Xem chi tiết
Phương Thảo
7 tháng 11 2016 lúc 10:58

1) Từ tình bn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em rút ra được : Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đem lại cho ta những dòng cảm xúc vui, buồn khác nhau. Thật tuyệt vời khi ta được sống trong một tình bạn trong sáng, nó sẽ giúp ta biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người gần gũi với ta. Tình bạn thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy, nó luôn ở cùng ta trong mọi hoàn cảnh. Những lúc ta vui, tình bạn ở cạnh chia sẻ và chúc mừng cho ta. Khi ta buồn, tình bạn an ủi và chăm sóc cho ta. Cuộc sống thật tuyệt vời hơn biết bao khi ai cũng biết quý trọng tình bạn và giữ cho nó luôn được trong sáng. Tự hỏi nếu không có tình bạn thì ta sẽ ra sao? Khi đó, ta sẽ cảm thấy cô đơn và cuộc sống của mỗi người sẽ trở nện tẻ nhạt .

2) Câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả muốn nói lên : cuộc sống của tác giả ở làng quê đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

3) Câu thơ"Bác đến chơi đây ta với ta" tác giả muốn nói lên tình bạn tha thiết,trong hoàn cảnh nào cũng vẫn vui vẻ,chỉ cần có nhau là đã cảm thấy đầy đủ rồi.
 

Ngô thừa ân
27 tháng 10 2017 lúc 14:31

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-ban-cua-nguyen-khuyen-trong-bai-tho-ban-den-choi-nha-c34a1509.html#ixzz4wgwPywCI

nguyen thuy an
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
Xem chi tiết

1. Hai câu đầu bài thơ nhắc đến chiến thắng nào ? Nhận xét về ngôn ngữ ý từ của 2 câu đó.

=>  Hai câu thơ đầu là nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Mạnh Hùng
6 tháng 10 2021 lúc 21:02

I. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc (những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…).

- Giới thiệu về văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…).

II. Thân bài:

1. Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu

- Lời hứa của Va-ren: Va-ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

⇒ Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch.

- Thực chất của lời hứa: ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ngài yên vị thật xong xuôi bên ấy đã.

⇒ Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc, địa vị của mình.

- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.

⇒ Sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, qua đó cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt của tác giả.

2. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu

- Cách giới thiệu về hai nhân vật của tác giả có sự tương phản, đối lập rõ rết, qua đó làm nổi bật tính cách của mỗi nhân vật:

+ Va-ren: người phản bội giai cấp vô sản Pháp, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, rường bỏ giai cấp mình.

⇒ Kẻ đê hèn, phản bội.

+ Phan Bội Châu: hi sinh cả gia đình và của cải để không nhìn thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, bị bọn thực dân nhử vào muôn cạm bẫy, bị kết án tử hình vắng mặt…

⇒ Một người tù, một nhà cách mạng vĩ đại

- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:

+ Va-ren: độc thoại một mình: tuyên bố thả Phan Bội Châu với điều kiện phải trung thành, hợp lực cộng tác với Pháp, khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng chung, bắt tay với Va-ren.

⇒ Va-ren là kẻ bịp bợm, xảo trá.

+ Phan Bội Châu: im lặng.

3. Thái độ của Phan Bội Châu

- Im lặng, dửng dưng trước những lời nói của Va-ren.

- Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và điều này chỉ diễn ra một lần.

- Mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruối lướt qua.

⇒ Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lính, không chịu khuất phục của người tù.

III. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Nội dung: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.

+ Nghệ thuật: biện pháp tương phản, đối lập, giọng văn sâu sắc, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu…

Phân tích truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc hay nhất  1

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện kí xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp. Thông qua cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữ một vị toàn quyền xảo quyệt và người tù cách mạng vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc thầm kín đả kích bản chất giả dối của chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách của người anh hùng dân tộc Phan Bộ Châu.

Tác phẩm được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử án. Phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan diễn ra rất sôi nổi ở trong nước. Cũng vào thời gian này, Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức ở Đông Dương. Chưa có tài liệu nào khẳng định Va-ren đã vào nhà tù để thăm Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu (1867 – 1940), biệt hiệu Sào Nam, quê lảng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XX. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại, viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ, hầu hết đều thấm đượm tình yêu nước thương dân thống thiết…

Các tình tiết trong truyện là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn này nhằm các mục đích vạch rõ chủ trương bịp bợm của chủ nghĩa thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa dào, lô’ bịch của Va-ren. Tác phẩm góp một tiếng nói vào phong trào đấu tranh đòi thả nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi vị lãnh tụ yêu nước Phan Bội Châu và ngầm thể hiện tình cảm yêu nước của tác giả.

Nhan đề Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Những trò lố là những trò lố lăng, lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề khơi gợi sự hấp dẫn, thu hút sự tò mò của người đọc.

Nhân đề cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Vạch trần bộ mặt xảo trá, lố bịch của Va-ren, hé mở cho người đọc thấy rằng những tấn hò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu là những trò hề lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề còn thể hiện sự đối lập, tương phản giữa hai nhân vật chính trong truyện ngắn.

Nghệ thuật trần thuật của tác giả trong văn bản rất sinh động. Văn bản kể lại toàn bộ diễn biến cuộc gặp gỡ của Va-ren với Phan Bội Châu trong nhà lao Hỏa Lò. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra như một màn hài kịch chi có Va-ren như một diễn viên chủ đạo, như một con rối, y tự tin, trơ trẽn, thao thao bất tuyệt. Hắn cố trổ hết tài năng diễn thuyết và dồn hết tâm huyết hi vọng có thể thuyết phục đối phương đi theo con đường phản bội nhục nhã của mình. Còn Phan Bội Châu thì tuyệt nhiên chẳng thèm nhếch mép nói một lời nào.

Kết quả ra sao? Độc giả hồi hộp chờ đợi, còn tác giả cũng chẳng chẳng nói ra một cách rỗ ràng, mà chỉ tiết lộ một cách bí mật thông qua nhân xét rất khách quan của một vài nhân vật chúng kiến cuộc gặp gỡ. Đặc biệt là lời bình luận của nhân vật được đặt ở phần tái bút đã có sức thuyết phục rất lởn, còn tác giả thì dường như chẳng hé bộc lộ một chút tình cảm, thái độ gì…

Toàn bộ văn bản là một cuộc hành trình chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của Nguyễn Ái Quốc, nhưng qua nghệ thuật kể chuyện độc đáo của tác giả, chúng ta cảm thấy như tùng bước đi của Va-ren hiện ra một cách rõ ràng và sinh động trước ống kính máy quay của một phóng viên thời sự thông minh, năng động, nhạy bén và sắc sảo vậy.

Nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu được xây dựng theo quan hệ đối lập, tương phản gay gắt. Trước hết, ở mỗi nhân vật, tác giả có cách giới thiệu khác nhau:

Va-ren hiện lên là một con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ niềm tin, ruồng bỏ giai cấp mình. Hắn đích thực là một kẻ phản bội nhục nhã. Hắn là mọt kẻ bất lương, nhưng nắm quyền thống trị. Va-ren nói rất nhiều, hắn thao thao bất tuyệt hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Ngược lại, Phan Bội Châu xuất hiện với tư cách con người đã hi sinh cả gia đình và của cải đề xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuối. Cụ luôn bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt. Cụ xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ.

Trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, vị thế mỗi người cũng hoàn toàn đối lập nhau và gần như đảo ngược. Vì thế của Va-ren, kẻ thống trị mỗi lúc một thám hại. Còn Phan Bội Châu đang ở vị thế cửa người anh hùng dân tộc mỗi lúc được nâng cao. Trước lời phỉnh dụ của Va-ren, Phan Bội Châu im lặng. Mọi lời nói của Va-ren chỉ như “nước đổ lá khoai”. Đó là thái độ bất hợp tác và khinh bỉ đến tột độ.

Thái độ của tác giả đối với mỗi nhân vật cũng hiện ra rất rõ. Với Va-ren là căm thù, khinh ghét; với Phan Bội Châu là ca ngợi, tôn sùng.

Ngay từ lúc bắt đầu câu chuyên, bản chất của Va-ren đã phần nào được hé lộ qua lời “nửa chính thức hứa” của hắn trước sức ép của công luận Pháp và Đông Dương. Nghe qua đó mà đã thấy nực cười. Nửa lời hứa thì còn gì là hứa hẹn. Ấy vậy mà hắn dám trình bày trước công luận. Hơn nữa nó lại được trình bày dưới giọng lưỡi của một vị Toàn quyền Đông Dương…

Sau đó tác giả có đưa ra lời bình luận: giả thử chữ chăm sóc được đặt trong ngoặc kép một cách rất có chủ ý. Tất cả những điều đó phần nào vẽ ra một chân dung Va-ren mũ cao áo dài bảnh choẹ nhưng tính cách thì xảo trá, cơ hội.

Quả đúng như vậy, sau lời hứa, hành động của Va-ren tỏ ra vô cùng thư thả “ngài chì muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”, “mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài chừng bốn tuần lễ”. Phải chăng sự chùng chình đó nhằm cố tình đẩy Phan Bội Châu bị kìm kẹp, tra tấn lâu hơn nữa trong tù?

Nhưng tất cả bộ mặt của Va- ren mới được phơi bày cụ thể và rõ nét trong trò lố chính thức của hắn, khi hắn đối mặt với Phan Bội Châu. Hắn vào nhà tù với câu nói đầy vẻ hào hiệp: “Tôi mang tự do đến cho ông đây!”. Đi kèm với lời nói của một vị thiên sứ ấy là một hành động hết sức lá phải lá trái “tay phải giơ tay bắt Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Phải chăng, với lời nói và hành động ấy, Va- ren đã hớ hênh cho người ta thấy rằng bản chất của tự do mà hắn đem đến cho người khác là sụ tự do giả hiệu, là sự nô lệ, đàn áp và bóc lột dã man? Lời nói và hành động ấy đã chỉ cho người đọc thấy hắn là một kẻ hai mặt, độc ác, đê hèn và thấp kém.

Nhưng còn nữa, vừa mới nói rất khoa trương, hào phóng thì giờ hắn lại mặc cả như một mụ đàn bà: Nhưng có đi phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi rằng…”. Hắn còn giờ giọng phình phờ, giả ca ngợi Phan Bội Châu rồi ra đòn bằng một loạt những câu hỏi phản đề dồn dập hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng. Sau đó, Va-ren đưa ra những lời khuyên cho hành động bằng việc sử dụng một loạt các câu cầu khiến ông hãy.., chớ tìm cách xúi giục.., ông hãy bảo họ….

Va-ren vẽ ra một ảo vọng ngời ngời được cho nước ông, được cho bản thân ông! Với những viên đạn bọc đường, Va-ren đang cố làm cho đối thủ của mình mắc bẫy. Hắn đang cố lừa bịp để dẫn dắt Phan Bội Châu đến một nhà tù lớn hơn, nhà tù của một đất nước nô lệ vĩnh viễn. Và hắn tưởng hắn thành công, hoặc giả hắn cố đọc nốt phần diễn thuyết mà hắn đã chuẩn bị. Va-ren nêu gương. Những tấm gương phản bội Tổ quốc nhục nhã. Trong đó hắn là kẻ đốn mạt nhất. Cao trào của sự lố bịch cũng nằm cả ở đây.

Tác giả đã sử dụng thủ pháp gậy ông đề đập lưng ông một cách hết sức tài tình. Toàn bộ lời nói của Va-ren đã tự vạch mặt hắn. Hắn huênh hoang, tự đắc. Hắn vênh váo vì hắn là một kẻ phản bội nhục nhã, đáng ghê tởm đã lần lữa đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. “Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…”

Vậy ra, để có được cái chức Toàn quyền hắn sẵn sàng đánh đổi cả niềm tin, danh dự, cả lý tưởng sống của mình. Và bây giờ, để mua chuộc nhà cách mạng, hắn cũng chẳng từ một thủ đoạn nào, kể cả lấy mình ra làm trò hề. Bản chất bất lương, đê tiện, vô liêm si của Va-ren được tập trung thể hiện tại đây.

Thế nhưng, cả bài diễn thuyết hùng hổn và lâm li, tâm huyết của Va-ren lại bị rơi tõm vào sự im lặng của người đối thoại. Điều đó khiến hắn sủng sốt cả người. Hắn quá ngạc nhiên và không thể hiểu nổi. Nhưng có một điều hắn cảm nhận rõ nhất đó là hắn đã thất bại thảm hại.

Như vậy, trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Va-ren đã nói hết, hắn thao thao bất tuyệt một cách trơn tru bởi chẳng cố ai thèm ngắt lời hắn cũng chẳng cố ai thèm nghe hắn nói. Hình thức ngôn ngữ của Va-ren là hình thức độc thoại.

Sự thảm hại của Va-ren còn được ngầm thể hiện một cách rất tinh tế, tất nhiên vẫn qua ngôn ngữ của hắn. Ban đầu là: Tôi đem tự do đến cho ông đây.” Sau đó, người ta chẳng còn thấy một thiên sứ nữa mà thấy một kẻ bất lương. Vả lại trời ơi! Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp, cãi lộn nhau mãi thế này… trong khi chẳng ai thèm nói với hắn câu nào. Rồi đến “Ô! ông nghe tôi ông Phan Bội Châu này” Nhưng đến cuối cuộc gặp gỡ thì, “thôi không nghe cũng được”. Chỉ cần Phan Bội Châu nhìn một cái với hắn là cũng đủ lắm rồi: Nhưng sao thể, ông hãy nhìn tôi này….”.

Trong cả cuộc gặp mặt Va-ren, Phan Bội Châu chi im lặng dửng dưng. Mọi lời nói của Va-ren như “nước đổ lá khoai”. Và hơn thế, “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ ngay xuống, mỉm cười một cách kín đáo như cánh ruồi lướt qua vậy“. Và cao trào là Phan Bội Châu đã “nhổ vào mặt Va-ren".

Tất cả những hành động đó dần tăng cấp sự coi thường, khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Chúng thể hiện sự kiên định của ông đối với lí tưởng yêu nước. Chúng tôn lên bản lĩnh kiên cường, bất khuất của “người tù lừng danh”.

Qua việc miêu tả những hành động trên, Nguyên Ái Quốc ngầm bày tỏ sự khâm phục, kính yêu đối với nhà cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu đồng thời bày tỏ sự căm ghét phẫn uất đối với Va-ren nói riêng, chủ nghĩa thực dân nói chung. Đó cũng là một trong những biểu hiện yêu nước nồng nàn của nhà báo sắc sảo này. Tính chiến đấu của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ nhất ở những chi tiết đó.

Phần tái bút có một ý nghĩa đặc biệt khắc sâu hơn nữa sự bẩn thỉu của Va-ren và khí phách phi thường của người tù Phan Bội Châu. Lời kể của nhân chứng trong cuộc gặp gỡ (anh lính gác ngục) ở phần tái bút đã góp phần tô dậm thêm tính chất thảm hại của tấn kịch và tạo được sự khách quan cho câu chuyện. Nó nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù: không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Pháp song có hình thức giống như một bài kí sự. Nghệ thuật trần thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Cách khắc họa chân dung nhân vật rất đặc sắc qua lời nói, hành động, cử chi…, qua lời bình luận ngoài truyện và bằng thủ pháp tương phản. Trí tưởng tượng và khả năng hư cấu tài tình, giọng điệu trào phúng, hài hước và hóm hỉnh.

Thống qua miêu tả nhân vật toàn quyền Va-ren, tác giả đã vạch trần bộ mặt chủ nghĩa thực dân Pháp mà Va-ren là đại diện, đồng thời ca ngợi người anh hùng Phan Bội Châu – vị lãnh tụ tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.

^HT^

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Bảo Minh
6 tháng 10 2021 lúc 21:03

1.

- Hai câu đầu nói về chiến thắng của hai trận chiến Chương Dương và Hàm Tử., trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy chính là tác giả.

- Động từ “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.

- Đây đều là những trận chiến gây được tiếng vang lớn.

=> Không chỉ ca ngợi chiến công của quân dân ta mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc.

2.

- Sau khi đánh bại quân thù, đất nước giành được độc lập bước vào thời bình, cần phải xây dựng và phát triển đất nước.

- Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.

=> Đây không chỉ là mong muốn của riêng tác giả mà còn là mong muốn của cả một quốc gia, dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Chảnh Chảnh
Xem chi tiết
Linh Phương
12 tháng 12 2016 lúc 18:31

Câu 2 có nhầm lẫn j ko bạn?

Chảnh Chảnh
12 tháng 12 2016 lúc 20:57

ko pạn ạ

 

Sakura
3 tháng 1 2018 lúc 21:09

Song Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.


bê trần
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:03

bài j bạn????????????????????????????

Phan Ngọc Cẩm Tú
29 tháng 10 2016 lúc 19:48

Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trần Thị Mai Chi
9 tháng 11 2016 lúc 13:27

phân tích sơ đồ chậu bài Thạch Sanh

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 7 2017 lúc 3:30

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

     + Muốn ra chợ thì chợ xa

     + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

     + Muốn bắt cá thì ao sâu

     + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

     + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

     + Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

 

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

   + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

     + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

     + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

người yêu XUgiang hồ :]
11 tháng 11 2021 lúc 8:17

ko bt