có ý kiến cho rằng Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ là ko hợp lí
Tại sao Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau? Điều đó có đi trái ngược với lễ giáo phong kiến xưa không? Tại sao?
1) Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì: Lúc này tâm trạng đau đớn nhất của Kiều là "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" nên người mà nàng thương nhớ đầu tiên chính là Kim Trọng
2) Đièu này đi ngược lại với trật tự lễ giáo phong kiến nhưng phù hợp với tâm trạng lúc này của Kiều. Sự đảo lộn trật tự này thể hiện sự tinh tế ngòi bút của Nguyễn Du vưaqf thể hiện sự cảm thông của tác giả
Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì:
- Điều này không phù hợp với trật tự lễ giáo phong kiến nhưng lại rất hợp logic tâm trạng (Đối với cha mẹ, trong cơn gia biến, Kiều đã quyết định chọn bên hiếu, bán mình chuộc cha. Còn đối với Kim Trọng, Kiều vẫn tự xem mình là kẻ phụ bạc. Cho nên trong nỗi nhớ người thân, nàng dành nỗi nhớ đầu tiên cho Kim Trọng).
- Sự đảo lộn trật tự đó cho thấy sự cảm thông sâu sắc của tấm lòng thấu suốt nghìn đời, sự tinh tế của ngòi bút tâm lý bậc thầy Nguyễn Du.
Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì:
- Điều này không phù hợp với trật tự lễ giáo phong kiến nhưng lại rất hợp logic tâm trạng (Đối với cha mẹ, trong cơn gia biến, Kiều đã quyết định chọn bên hiếu, bán mình chuộc cha. Còn đối với Kim Trọng, Kiều vẫn tự xem mình là kẻ phụ bạc. Cho nên trong nỗi nhớ người thân, nàng dành nỗi nhớ đầu tiên cho Kim Trọng).
- Sự đảo lộn trật tự đó cho thấy sự cảm thông sâu sắc của tấm lòng , sự tinh tế của Nguyễn Du. Ông hiểu tâm lý của một cô gái với mối tình đầu
Vì sao Nguyễn Du để Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau? Có phả Thúy Kiều đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"?
Có ý kiến cho rằng, Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Có ý kiến cho rằng, Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Bạn Zoro mới là OK, còn @phamvantuan chỉ là 1 thằng đạo thôi. Sao cho nó (^_^)
câu 1: vì sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau?
câu 2: tám câu cuối là 4 bức tranh cảnh vật, hãy tìm cảnh vật và tâm trạng tướng ứng của Thúy Kiều
Trả lời
Tác giả lại cho Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước vì:
+ Trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ.
+ Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
Câu 2
Bức tranh thiên nhiên thứ hai (8 câu cuối) phản chiếu tâm trạng của Thúy Kiều trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi mà cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định:
Tác giả để Thúy Kiều nhớ người yêu trước nỗi nhớ cha mẹ, theo em điều đó có hợp lí không? Vì sao?
Mọi người giúp mình với ạ! Đang cần gấp
Điều đó là hoàn toàn hợp lý. Bởi Thúy Kiều đã làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, khi phải bán mình chuộc cha. Nhưng nàng còn nợ Kim Trọng một lời thề non hẹn biển \(\Rightarrow\) Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều nhớ Kim Trong trước.
Trong đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích Nguyễn Du cho thấy Kiều nhớ Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ thì có hợp lí ko? Vì sao?
đó là rất hợp lí bởi vì sợ chàng ở nhà mau mỏi Kiều , nhớ thương Kiều ngôn xiết và qua đây tác giả cho người đọc biết được Kiều là một người con gái đa sầu đa cảm , chung thủy . Còn nhớ cha mẹ sau vì nàng ở một chốn xa xôi , - Lầu Ngưng bích ko lo nghĩ gì tới bản thân mình có gặp nạn hay không nhưng nàng lại nghĩ tới cha mẹ , nghĩ tới người yêu của nàng ..ở đây nói lên ngàng là một người luôn hiếu thảo với cha với mẹ , sợ rằng khi nào bị vùi dập vào chốn lầu xanh , bị rời xa quê hương , xa cha mẹ thì ở nhà ai chăm lo, chăm sốc , thương yêu cha mẹ mình đây . nàng thật là một con người không chỉ có tư dung tốt đẹp mà còn đẹp về phẩm hạnh cao quý..Đây là ý kiến của riêng mình thôi nha , nếu có sai sót mong bạn bỏ qua ^^
Kiều nhớ Kim Trọng trước theo quan niệm xưa là không hợp lí nhưng thực ra lại là rất hợp lí vi khi bán mình để chuộc cha và em thì Thúy Kiều đã báo đáp được phần nào công ơn sin thành . Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
Việc Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ cha mẹ sau có ngược với đạo lí của người phương Đông không? Vì sao?
Mn trả lời giúp tui với TvT mai tui kiểm tra rồi TvT
Trong văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Chi tiết khi nhớ đến chàng Kim Trọng thì Thúy Kiều nhớ đến cảnh gì trước?
Câu 1 : Viết đoạn TPH khoảng 12 câu Phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong đoạn có sử dụng hợp lí lời dẫn trực tiếp , câu ghép và câu nghi vấn( Chú thích )
Câu 2 : Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về chữ Hiếu ngày nay.
Theo các nhà hủ nho, việc Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ trong đoạn trích này là hoàn toàn trái với đạo lí dân tộc. Em có đồng ý với ý kiến đấy ko? Viết đoạn văn đối thoại với ý trên khoảng 200 chữ! Mọi người giúp với!!!
Không đồng ý.nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó
Nói về nỗi nhớ của Kiều,nhiều nhà hủ nho cho rằng Kiều bất hiếu khi nghĩ về Kim Trọng trước rồi mới nhớ tới cha mẹ nhưng điều đó lại rất phù hợp với tâm lí của Kiều bởi với cha mẹ nàng nàng đã làm tròn chữ "hiếu"khi hi sinh bản thân mình để bán mình chuộc cha và em .Còn với Kim Trọng thì nàng luôn cảm thấy có lỗi khi đã bị mình phụ tình.Cho nên Kiều nhớ về Kim Trọng trước là điều mà chúng ta đều có thể hiểu
p/s : mk ko cs hiểu tại sao lại viết "đoạn văn đối thoại" ??chỉ bt giải thích về nỗi nhớ th
Theo ý kiến mình là không đồng ý.
Gợi ý :
* Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, nhưng thật ra lại là rất hợp lý. Kiều bán mình cứu cha và em là đã đền đáp được một phần công lao cha mẹ, nên nàng cắn rứt khôn nguôi.
* Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau:
+ Nhớ Kim Trọng: Kiều “tưởng” như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Cái đêm ấy hình như mới ngày hôm qua. Một lần khác nàng nhớ về Kim Trọng cũng là “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”. Kiều xót xa hình dung người yêu vẫn chưa biết tin nàng bán mình, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Cũng có thể là Kiều đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt đã bị dập vùi, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa cho được. Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can.
+ Nhớ cha mẹ: nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.
* Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng lúc này thật xót xa, đau đớn. Nhưng quên đi cảnh ngộ bản thân, nàng đã hướng yêu thương vào những người thân yêu nhất. Trái tim nàng thật giàu yêu thương giàu đức hi sinh. Nàng thật sự là một người tình thuỷ chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha cao cả đáng quý.