Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phương Anh (NTMH)
Xem chi tiết
Minamoto Sakura
12 tháng 8 2017 lúc 18:03
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. VỀ TÁC PHẨM Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý... Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín... II. Về tác giả Lý Lan (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Truyện dài đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.

Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM.

Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.

III. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau: - Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh. - Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới. - Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người. 4. Để viết được đoạn văn cần: - Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em). - Kể lại sự vệc, chi tiết ấy. - Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 21:04

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau, Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Mẹ không ngủ được, một phần do cũng háo hức ngày mai là ngày khai trường của con một phần do nhớ lại những kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.

Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính minh, bất chợt những kĩ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sông, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.


Mai Hà Chi
12 tháng 8 2017 lúc 22:47
I. VỀ TÁC PHẨM Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý... Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín... Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau: - Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh. - Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới. - Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người. 4. Để viết được đoạn văn cần: - Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em). - Kể lại sự vệc, chi tiết ấy.

- Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.

Xem chi tiết
My Love bost toán
18 tháng 11 2018 lúc 20:38

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

My Love bost toán
18 tháng 11 2018 lúc 20:41

Cổng trường mở ra:

Nội dung:Như những dòng nhật kí tâm tình, sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng sâu nặng của mẹ dành cho con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.

Nghệ thuật:

-Dùng hình thức tự bạch để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.

-Ngôn từ biểu cảm.

Mẹ tôi:

Nội dung:Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình. Phải yêu thương, tôn trọng cha mẹ.

Nghệ thuật

-Tạo hoàn cảnh chuyện hấp dẫn.

-Dùng hình thức viết thư.

-Ngôn từ biểu cảm, gần gũi.

Võ Phạm Gia Bảo
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 8 2016 lúc 12:48

Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

Bố cục:Đoạn 1: Từ đầu … “ngày đầu năm học”  đến tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.Đoạn 2: tiếp theo đến hết ==> "Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ"  -> Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của conChúc bạn học tốt!
Nguyễn Hồng Ngọc
19 tháng 8 2016 lúc 16:13

chắc bạn mới lên lớp 7 hả nên chắc cần soạn văn mik cx vậy nè

Vũ mai phương
20 tháng 8 2018 lúc 23:59

*Bố cục đc chia làm 2 đoạn:đoạn một từ đầu cho tới Ngày khai trường của con. Đoạn hai là đoạn còn lại. * Bài văn có phương thức biểu đạt : biểu cảm

Kiwi Love
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
20 tháng 9 2017 lúc 9:36

- Cổng trường mở ra:

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ được. Người mẹ ngắm nhìn con ngủ say, long mẹ bồi hồi xúc động, nhớ lại những hành động của con trước khi ngủ, nhớ về thuở nhỏ với những kỷ niệm sâu sắc trong ngày khai trường đầu tiên. Lo cho tương lai của con, người mẹ lien tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thật sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

- Cuộc chia tay của những con búp bê:

Câu chuyện kể về cuộc chia tay Thành và Thuỷ. Hai anh em rất thương yêu nhau và quan tâm lẫn nhau. Thế nhưng vì bố vẹ chia tay nên hai anh em đã phải chia tay. Trước khi chia tay nhau, hai anh em chia đồ chơi và chia tay với lớp học trong niềm xúc động dâng trào. Khi về đến nhà hai anh em chia tay nhay thật sự. Cuộc chia tay diễn ra quá đột ngột xót thương xót xa. Trước khi trèo lên xe đi cùng với mẹ, em thuỷ đã đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ và dặn anh không bao giờ được để chúng cách xa nhau

Vy Nguyễn Phan Tường
Xem chi tiết
Đỗ Hàn Thục Nhi
28 tháng 1 2018 lúc 19:26

Chỉ ra đặc điểm của văn miêu tả

=>  Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Chỉ ra kinh nghiệm làm văn miêu tả

=> 

Xác định được đối tượng miêu tả;Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.

Chỉ ra bố cục của bài văn miêu tả

=> 

1. Tả cảnhTả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.Yêu cầu tả cảnh:Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.Bố cục bài văn tả cảnh:Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.2. Tả ngườiTả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)Cách miêu tả:Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)Thân bài:Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
Ví dụ:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

(Võ Quảng)

Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.3. Miêu tả sáng tạoĐối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.Đối tượng: Người hay cảnh vật.Yêu cầu khi miêu tả:Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn

Chỉ ra kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả

=> 

Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Võ mai phương thảo
Xem chi tiết
than thi phuong thao
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quân
7 tháng 2 2017 lúc 20:53

- Người mẹ không trực tiếp nói với con, vì người con đã ngủ. Nhưng nếu cho rằng người mẹ muốn nói chuyện với con thì đây là cách nói gián tiếp. - Người mẹ đang tâm sự với ai? Vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình -> độc thoại nội tâm. - Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm.

Nguyễn Ngọc Quân
7 tháng 2 2017 lúc 20:54

TK nhé ngaingung

Trần Hương Thoan
7 tháng 2 2017 lúc 20:56

Trong văn bản "Cổng trường mở ra", người mẹ đang tâm sự, nói lên hết nỗi lòng của mình về cậu con trai bé bỏng, và ngày mai là ngày khai trường của con mình. Tâm sự với chính bản thân mình, sự phát triển, lớn lên qua từng ngày của cậu bé ( cậu ý thức được bản thân mình, tự thu dọn đồ chơi....) Mẹ nhớ lại những kỉ niệm mà ngày xưa mẹ cũng đã từng trải qua, những hoài niệm, sự ấn tượng sâu sắc nhất trong thời đi học. Và hiểu biết của mẹ về giáo dục ở bên Nhật.

=> Người mẹ trong văn bản là người biết dạy bảo, hướng cho con đi trên con đường thành công rạng sáng nhất.

Anh Khoa
Xem chi tiết
Serein
8 tháng 6 2019 lúc 22:39

Bạn vào link này nha :

https://vietjack.com/van-mau-lop-7/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-cong-truong-mo-ra.jsp

~Study well~

#SJ

Duc Loi
9 tháng 6 2019 lúc 5:40

...Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường...

Tuấn Khổng Minh
9 tháng 6 2019 lúc 7:00

Bn tham khảo nhé

https://thegioivanmau.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-van-cong-truong-mo-ra-cua-ly-lan-van-mau-lop-7

chúc bạn

học tốt

Nguyễn Thanh Danh
Xem chi tiết
nguyễn khánh huyền
24 tháng 12 2017 lúc 19:44

Giúp ta hiểu thêm về tấm lòng thương yêu , tình cảm sâu nặng của mẹ đối vs con và vai trò to lớn của nhà trường đối vs mỗi con người

Linh Nguyễn
24 tháng 12 2017 lúc 20:32

-Vb kể về tâm trạng của ng mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.

-Ca ngợi tấm lòng tin yêu của ng mẹ đối vs con.

-Nói lên vai trò to lớn của nhà trường và giáo dục đối vs con ng.

Nguyễn Hải Đăng
24 tháng 12 2017 lúc 21:30
Nói về sự quan tâm của người mẹ, là niềm tin, khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con..