Viết một đoạn văn 5\(\rightarrow \;\)7 câu theo chủ đề về tình mẹ con.Chỉ ra tính liên kết về nội dung và từ ngữ làm phương tiện liên kết trong đoạn văn đó
Giúp Min vs ạ :3
Iêu mn nhìu \(\heartsuit\)
Viết một đoạn văn ngắn tư3\(\rightarrow\)5 câu về ngoại hình của một người bạn của em . Yêu cầu là có câu ghép,gạch chân câu ghép
Lan là bạn thân nhất của em từ khi e học lớp một đến giờ. Bạn ấy không những là một cô gái xinh xắn mà bạn ấy còn là một người học rất giỏi. Lan không chỉ được bạn bè yêu mến mà bạn ấy cũng nhận được sự hài lòng rất nhiều từ phía các thầy cô. Vì là bạn thân của nhau nên chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm vui. Hè năm ngoái chúng em đã có dịp đi nghỉ cùng với gia đình của hai nhà. Chúng em chẳng những được chơi những trò chơi đầy tính hấp dẫn mà chúbg em còn được bố mẹ dãn đến nhiều nơi có cảnh rất đẹp. Lan thật sự là một người bạn tốt. Bạn ấy luôn chia sẻ cùng em những niềm vui và nỗi buồn của bạn ấy. Bạn ấy cũng luôn giúp đỡ em mỗi khi em gặp khó khăn. Em quý bạn ấy lắm. Em mong rằng tình bạn giữa em và bạn ấy sẽ kéo dài mãi mãi.
Lan là bạn thân nhất của em từ khi e học lớp một đến giờ. Bạn ấy không những là một cô gái xinh xắn mà bạn ấy còn là một người học rất giỏi. Lan không chỉ được bạn bè yêu mến mà bạn ấy cũng nhận được sự hài lòng rất nhiều từ phía các thầy cô. Vì là bạn thân của nhau nên chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm vui. Hè năm ngoái chúng em đã có dịp đi nghỉ cùng với gia đình của hai nhà. Chúng em chẳng những được chơi những trò chơi đầy tính hấp dẫn mà chúbg em còn được bố mẹ dãn đến nhiều nơi có cảnh rất đẹp. Lan thật sự là một người bạn tốt. Bạn ấy luôn chia sẻ cùng em những niềm vui và nỗi buồn của bạn ấy. Bạn ấy cũng luôn giúp đỡ em mỗi khi em gặp khó khăn. Em quý bạn ấy lắm. Em mong rằng tình bạn giữa em và bạn ấy sẽ kéo dài mãi mãi.
Trả lời
Bạn em có một thân hình không được thon gọn cho lắm. Bởi tính trẻ con và ham ăn mà bạn ấy đã ăn rất nhiều sôcôla. Không những thế, chân tay bạn ấy khá ngắn. Nhưng tôi không hiểu tại sao bạn ấy lại được trời ban khuôn mặt hiền hậu và dễ gần như thế, đôi mắt bạn ấy sáng long lanh, đôi môi hình trái tim trông rất đẹp, cái mũi khá cao và trắng, đôi hàng mi thẳng đều tăm tắp.
Hãy miêu tả hình ảnh của bố (mẹ) trong một lầm em mắc lỗi.
Viết một đoạn văn (10\(\Rightarrow\)15) tả một người bạn thân của em có ít nhất một câu trầm thuật đơn
Miêu tả hình ảnh của bố (mẹ) trong một lầm em mắc lỗi.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm không gì có thể so sánh được. Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, cha mẹ không muốn ta buồn lòng, nhưng chúng ta lại thường xuyên làm cha mẹ buồn. Tôi cũng vậy, đã không ít lần tôi làm mẹ buồn, nhưng lần tôi thấy áy láy nhất, đó là việc xảy ra vào cuối năm học lớp 5.
Tôi là một đứa trẻ ngoan, chăm học. Hàng ngày tôi đi và về rất đúng giờ, không bao giờ tôi mải chơi quá mà quên về nhà như đám bạn cùng xóm tôi cả. Thế rồi một ngày đám bạn kia cũng rủ rê chúng tôi, chúng rủ tôi chơi những trò chơi rất thú vị, đến những nơi rất vui. Dần dần tôi cũng thấy ham mê những trò chơi ấy. Rồi cái ngày ấy cũng đến, tôi thường về nhà muộn hơn, và tệ hai hơn tôi còn trốn học đi chơi theo bọn bạn.Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Có lẽ cô giáo đã trao đổi với mẹ và mẹ đã biết điều đấy.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về, khác hẳn mọi ngày mẹ thường về sau tôi, thì nay mẹ đã đợi sẵn tôi ở nhà. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.
Tôi thấy mẹ rất lạ, cái cốc mẹ đang cầm trên tay rơi xuống đất vỡ. Có lẽ mẹ đã quá bất ngờ với thái độ của tôi, gương mặt mẹ hằn lên một chút đau đớn và bực bội. Tôi cũng sợ hãi mà buông cặp xuống đất, cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà. Mẹ không nói năng gì làm tôi thấy sợ hãi vô cùng.
Hôm đó bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Tôi cứ ngồi một chỗ mà nhìn mẹ, mẹ không ngoái lại nhìn tôi thêm một lần nào. Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chưa thấy khi nào mẹ tôi lại buồn đến vậy, tôi chực muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Sau bữa cơm, mẹ vẫn mang tâm trạng buồn bã và chuẩn bị đi làm để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa, anh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Tôi òa khóc nức nở một mình.
Sau bữa cơm tối, mẹ vẫn không nói gì với tôi, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Sau lần đó tôi tự hứa với lòng không bao giờ làm mẹ buồn lòng nữa, tôi đã cố gắng học tập thật tốt, luôn vâng lời cha mẹ. Bây giờ tôi đã trở thành một học sinh giỏi của lớp, nhưng mỗi khi gặp bài khó, hay lũ bạn có rủ rê chuyện gì, hình ảnh mẹ tôi lần đó lại hiện về và tôi đã chiến thắng được những ám dỗ cũng như những khó khăn đó. Tình yeu của mẹ thật bao la, rộng lớn, mỗi chúng ta hãy đừng để mẹ buồn nhé.
Viết một đoạn văn ngắn (4 \(\rightarrow\)6 câu) miêu tả lọ hoa trên bàn cô giáo của em. Trong đoạn văn có hai cụm danh từ và hai cụm động từ.
( Đúng hai cụm danh từ và hai cụm động từ, không hơn không kém. Nhớ gạch chân)
Viết một đoạn văn khoảng 8\(\rightarrow\)12 câu chủ đề ngày khai trường trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa và gạch chân các từ đấy.
Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 8 của trường trung học phổ thông. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôi chút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3. Mẹ nói với em rằng: "Con ơi, đừng lo sợ j cả. Bước qua cánh cổng này, một thế giới mới hoàn toàn thuộc về con rồi đó. Nơi đấy, con sẽ gặp đc nhìu bạn mới, thầy cô mới. Con sẽ học đc rất nhiều kiến thức hay, những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy cho mẹ thấy con đã lớn và có thể bước đi bằng đôi chân của chính mình nào bé yêu. Mẹ tin con sẽ làm đc tất cả". Nghe xong, em vội quẹt đi nc mắt, nở một nụ cười thật tươi với mẹ. __Mẹ__ hài lòng nắm tay em đi tới cổng trường. Sau đó, mẹ hôn em một cái rồi buông lỏng tay của mình. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, __má__nhé!!!
Không hiểu sao cứ đến ngày khai trường là lòng con người học sinh lại rộn lên cảm giác nôn nao, háo hức đến vậy! Năm nào em cũng mong cho mùa hè qua nhanh để mùa thu về, mang theo những hoài bão và ước mơ gửi gắm trong năm học mới. Năm nay là lần thứ bảy em đi dự lễ khai giảng nhưng cảm giác hồi hộp và háo hức vẫn còn nguyên vẹ như chỉ mới hôm qua vậy.
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...
Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2017- 2018”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
Ngày khai trường quả là một ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim học trò. Mang theo bao hoài bão, ước mơ, năm học này sẽ là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của thầy trò để vươn tới đỉnh cao của giáo dục. Em sẽ cố gắng thật nhiều trong năm học mới này!
Đã tám năm rồi kể từ ngày ấy – ngày em chập chững những bước chân đầu tiên đi đến với chân trời mới, chân trời tri thức. Em còn nhớ buổi sáng ngày khai giảng bầu trời trong xanh, những chú sơn ca bay lượn trên bầu trời thi nhau hót lứu lo như muốn chào mừng em trở thành cô trò nhỏ .Buổi sáng hôm ấy, cùng với bạn bè của mình bước đi trên con đường làng quen thuộc nhưng dường như em cảm thấy con đường hôm nay cũng mang một vẻ đẹp nên thơ hơn. Đến trường lũ trò nhỏ chúng em đã hoàn toàn choáng ngợp bởi quang cảnh sân trường ngày khai giảng, nào hoa, nào cờ, nào bóng bay, bào biểu ngữ, tất cả mọi thứ đều mang một màu sắc tươi mới như muốn chào mừng chúng em đến với ngôi nhà lớn nào .Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu buổi lễ khai giảng bắt đầu, những bài hát về buổi đầu đi học, những lời chào mừng của thầy hiệu trưởng và tiếng vỗ tay râm ran như tiếp thêm một nguồn sức mạnh lớn cho lứa học trò mới chúng em mà bây giờ khi nhớ lại trong em vẫn còn vẹn nguyên tâm trạng xúc động, bồi hồi và hãnh diện – hãnh diện vì từ nay mình cũng là một cô học sinh như bao anh chị khác. Ở chân trời mới này, tất cả cô cậu học trò ai ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều mang chung một nét mặt – vui tươi.
1 , Viết một đoạn văn nói về mẹ 5 đến 10 câu
2, Viết một đoạn văn tả về cô
3, Viết đoạn văn tả về một người lao động trí óc
Mẹ là tiếng gọi đầu đời của trẻ thơ, là dòng sữa ngọt nuôi nấng ta lúc chào đời, dạy ta bắt đầu học nói. Mẹ hát ru ta ngủ, chăm sóc lúc ta thức, tập cho ta những bước đi đầu tiên. Tình mẹ diệu vợi luôn luôn nồng ấm hòa nhập với mạch sống của con, lòng mẹ hân hoan sung sướng khi thấy con khôn lớn, hạnh phúc, thành đạt trong xã hội, và sãn sàng chia sẻ những muộn phiền lo âu khi con gặp những thất bại trên đường đời. Không có bút mực nào tảhết được tình cảm thiêng liêng về tấm lòng cao cả của người mẹ. Dù rằng trong các bộ môn văn hộc nghệ thuật : thi văn, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hay sân khấu…, đã được người nghệsĩ đem tim óc diễn tả về khối tình tuyệt vời đó, nhưng nào ai có thể diễn tả được hết tình mẹ bao la sâu thẳm đó ? Hình ảnh người mẹ trong lãnh vực tôn giáo: Phật Giáo có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức Mẹ. Thiên Chúa Giáo có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam những truyện cổ tích, ca dao, tranh họa, cải lương, kịch..…viết về mẹ không nhiều, nhưng lại thắm tình dân gian nên lưu truyền đến ngày nay.
Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân. Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
Viết đoạn văn (7\(\rightarrow\)10 dòng) nêu suy nghĩ của em về nạn phá rừng và tầm quan trọng của việc củng cố đê hiện nay
NẠN PHÁ RỪNG
Chưa bao giờ vấn đề bảo vệ thiên nhiên trở nên bức xúc như hiện nay. Trên báo chí, truyền hình… thậm chí trong chương trình học phổ thông, việc bảo vệ thiên nhiên trong đó có bảo vệ rừng được nhắc đến như bảo vệ sự sống còn của trái đất. Quả thực, khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, khôn một con người chân chính nào có thể làm ngơ. Là một hệ sinh thái cân bằng, nhắc đến rừng ta nhắc đến những loại cây cối lâu năm rậm rạp, tầng tầng, lớp lớp chen chúc nhau, nhắc đến những loài động vật phong phú, quí hiếm…Thế giới có những cánh rừng lớn nổi tiếng: Rừng Amazon (châu Mĩ), rừng lá kim (Nga), rừng Nauy (Bắc Mĩ)…Việt Nam trong thời gian dài cũng có những cánh rừng đáng tự hào, tổng diện tích chiếm đến ¾ diện tích lãnh thổ: rừng Việt Bắc, rừng Tây Nguyên…
Chiếm một phần đáng kể trong số diên tích đất liền ít ỏi của trái đất, rừng có vai trò lớn trong việc điều hòa sinh thái, phát triển kinh tế văn hóa xã hội của con người.
Ta thử tưởng tượng nếu màu xanh của rừng biến mất thì ai sẽ thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống? Con người vẫn ca ngợi không khí ở vùng rừng núi trong lành, mát mẻ mà mệt mỏi sợ hãi sự ngột ngạt, yếm khí ở các vùng thành thị…Rừng, lá phổi của trái đất, một yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơ…càng cần có nhiều rừng để cân bằng không khí.
Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ của cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt.
Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quí giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loài thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái…
Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.
Vậy mà trong những năm gần đây con người với những suy nghĩ ấu trĩ thiển cận đã tàn sát không thương tiếc những cánh rừng trên khắp thế giới. Nạn lâm tặc hoành hành, hàng triệu cây cổ thụ nối nhau sụp đổ. Những vùng núi đồi trơ trọi, nham nhở; gốc cây bị cưa, bị chặt như vết cứa vào lá phỏi của trái đất. Báo chí hàng ngày vẫn đưa tin, đưa hình hàng triệu lượt thú rừng bị săn bắt, buôn bán trái phép…Chưa hết, còn những vạt rừng bị chặt, bị đốt vì thói quen du canh du cư của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí ở nhiều nơi, do tốc độ đô thi hóa quá nhanh mà diện tích rừng cũng bị thu hẹp…Linh hồn rừng xanh đang bị con người cắt xén, làm cho què quặt, yếu ớt. Thiên nhiên với con người có mối giao hòa từ mấy vạn năm. Thiên nhiên làm nảy mầm sự sống, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nay con người tàn phá thiên nhiên dữ dội, điều đó không khỏi khiến ta lo lắng.
Quả thực, rừng xanh đã đáp trả bằng một tiếng trách móc, ai oán. Song song với việc hàng vạn ha rừng đổ xuống, mất đi là việc tầng ozon bị thủng. Điều đó đồng nghĩa với việc con người sẽ được “hưởng” nhiều loại tia có hại của mặt trời: tia cực tím. Chưa kể đến những thiệt hại về kinh tế, chỉ cần nhắc đến những cơn lũ quét ào ạt, bất ngờ, những vụ sạt lở đất, sự xói mòn, nghèo nàn của đất…điều đó cũng nói đến những mất mát to lớn do việc rừng bị tàn phá gây ra. Thú rừng bị săn bắt bừa bãi, động rừng sẽ diễn ra, mối họa này không ai lường hết được. Thực tế ở Việt Nam, sự kiện những con voi ở Tánh Linh là một lời cảnh báo sinh động cho những ai dám xúc phạm sự uy nghiêm của rừng thẳm.
Nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, thấy lo lắng vô cùng cho sự sống của con người.
Xuất phát từ mối lo ngại trên, mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự sống của chính mình. Chúng ta có thể bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất: trồng cây xanh ở chính khu vực mình sống. Các cấp ngành tăng cường tuyên truyền về vấn đề bảo vệ rừng; xử lí nghiêm khắc các vi phạm bảo vệ rừng đồng thời cần phải định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Màu xanh đất nước có sạch đẹp mãi được không điều đó phụ thuộc vào tôi, vào bạn, vào tất cả chúng ta. Mỗi người hãy thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu cuộc sống bằng việc bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh thiên nhiên.
TẦM QUAN TRỌ̣NG VIỆC CỦNG CỐ ĐÊ(CHỊU)
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.
Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.
Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.
Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.
BÀI LÀM
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.
Thật ra cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đầu rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.
Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.
Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.
Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa... Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người - có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng - sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau... vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mđi có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trổng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh ràng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim.... là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung... cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.
Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai chương trình đê biển thuộc các tỉnh ĐBSCL với sự hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã có nhiều cố gắng, sáng tạo, vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hòan thành nhiều công trình kiên cố vững chãi. Đến nay, các tỉnh đã hoàn thành 6 dự án đắp đê, làm kè, xây cống; đang thi công 7 dự án và chuẩn bị khởi công 13 dự án. Việc triển khai dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động từ biển, từng bước bảo đảm an toàn dân sinh, ổn định sản xuất, trong đó điển hình là đê biển Gò Công (Tiền Giang) Giồng Bàng (Trà Vinh); đê biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang... Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, hoạt động đầu tư còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung tôn cao áp trúc thân đê. Những hạng mục, công đoạn trồng cây chắn sóng, bảo vệ mái đê, chống xói lở và cứng hóa mặt đê chưa đươc quan tâm đúng mức, thiếu kết hợp với mở rộng hệ thống giao thông ven biển.
Sau khi cùng với lãnh đạo các bộ ngành và 7 tỉnh ven biển Tây Nam Bộ khảo sát từ trên cao bằng phương tiện trực thăng và đi thực địa tuyến đê biển, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh tại thành phố Cà Mau. Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đê biển; nhất là đối với khu vực ĐBSCL. Các đại biểu kiến nghị các bộ ngành của trung ương cần tăng mức vốn đầu tư hàng năm để hoàn thành chương trình vào năm 2020, trong đó chú trọng ưu tiên xử lý các trọng điểm xung yếu đang bị xói lở. Hiện nay nhiều tuyến đê biển chưa được khép kín và thường xuyên chịu tác động của mưa bão nên dễ bị xuống cấp. Do vậy, Trung ương cần đầu tư kinh phí để củng cố nâng cấp hệ thống đê biển đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động mạnh của nước biển dâng. Cho rằng việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp thực tế địa phương nhằm hạn chế sự tác động từ biển, bảo vệ dân sinh và môi trường là công việc quan trọng, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hoàn thiện các tuyến đê biển cần kết hợp bổ khuyết những hạn chế trong thi công kè và cống, nhằm tránh hiện tượng sạt lở, tạo nên hệ thống giao thông liên mạch. Các tỉnh cũng cần quan tâm đến việc phát triển vành đai rừng phòng hộ, giữ rừng, bảo đảm an toàn cho đời sống của chính người dân ven biển.
Cơ bản đồng ý với thuyết trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch nước lưu ý, đê biển là một công trình phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo, tham khảo ý kiến những quốc gia có kinh nghiệm để có một phương án tốt nhất đảm bảo được 2 yếu tố phát triển và hệ sinh thái. Chủ tịch nước đề nghị giai đoạn hiện nay cần khẩn trương tranh thủ nguồn vốn ODA nằm trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế, vì trong tương lai Việt Nam sẽ khó tiếp cận nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, trong phân kỳ đầu tư cũng cần xác định rõ các chương trình cấp thiết để dồn sức đầu tư, tránh để càng lâu thiệt hại càng lớn và khó khắc phục:
Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các Bộ nghiên cứu và nhanh chóng đề xuất chính sách mới đối với việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng cấm. Đối với các vùng mất đất do sạt lở, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Trung ương để có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và nói chuyện với bà con xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, tặng quà và động viên các hộ gia đình chính sách.. Chủ tịch nước biểu dương những nỗ lực cố gắng của người dân đất Mũi đã nỗ lực sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong việc kết hợp trồng rừng chắn sóng, tạo bãi với việc kiên cố hóa các tuyến đê biển. Thăm hỏi bà con về tình hình lao động sản xuất, phòng chống thiên tai, Chủ tịch nước cho rằng những năm tới, ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng với mỗi quốc gia. Cùng với khai thác hiệu qủa tuyến đê biển, người dân cần cố gắng khai hoang, phục hóa, biến tiềm năng đất đai, thiên nhiên thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Chủ tịch nước cho biết căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế chung, Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư phù hợp đối với các chương trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống nhân dân như đánh bắt xa bờ, nâng cấp hạ tầng giao thông. Chủ tịch nước nhấn mạnh: trong tổ chức cuộc sống cần hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của biến đổi môi trường, nước biển dâng đến vựa lúa lớn nhất của quốc gia. Chủ tịch nước chúc bà con có một mùa vụ bội thu, đời sống khởi sắc, đạt nhiều thành tựu thiết thực chào mừng 37 năm giải phóng Đất Mũi, thống nhất đất nước.
Tại Cà Mau, Chủ tịch nước cũng đã đến thăm trạm Rađa cảnh giới điểm tận cùng của Tổ quốc, có nhiệm vụ quản lý các phương tiện bay thuộc khu vực Tây Nam Bộ, vùng lãnh hải quốc gia, các đường bay quốc tế Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trạm rada được trang bị hiện đại, nhiều năm liền không để lọt, chậm, sai sót nhất là ở các vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ biển, đảo. Chủ tịch nước căn dặn cán bộ chiến sĩ tiếp tục phát huy kết quả đạt được và làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
* Trong chuyến công tác, tại Tp.Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đã đến thăm và kiểm tra tại Công ty hàng không lưỡng dụng Sao Việt, thuộc Quân chủng Phòng không –Không quân. Đây là đơn vị kinh tế quốc phòng phục vụ ngành hàng không, được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sửa chữa, khắc phục nhiều lỗi thuộc máy bay A320 thế hệ mới nhất.
Thực hành viết đoạn văn trình bày giá trị của câu tục ngữ '' Ăn vóc học hay '' ( 22\(\Rightarrow\)25 dòng )
Trong cuộc sống, thể chất và trí tuệ của con người luôn là hai hai thứ đi song hành cùng nhau, trong đó thể chất chính là một trong những điều quan trọng ảnh hưởng lớn đến tâm hồn trí tuệ, giống như quan niệm “Ăn vóc học hay”. Ở đây, câu thành ngữ được chia làm hai vế, “Ăn vóc” ý chỉ sự phát triển về thể chất, ngoại hình. Người nào càng có thể hình tốt, vạm vỡ, khỏe mạnh thì càng “học hay” tức là có khả năng học tập, làm việc, tiếp thu, thực hiện tốt một điều gì đó. Câu thành ngữ đã khuyên răn con người cần biết chăm chút cho sức khỏe, ngoại hình của bản thân để học tập hay làm việc một cách hiệu quả. Vậy tại sao người xưa lại quan niệm “Ăn vóc học hay”? Thể chất là một thứ luôn đi kèm với sức khỏe, năng lượng, người có ngoại hình cao lớn, mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ có một sức lực tốt hơn một người gầy gò, nhỏ bé. Bất kỳ một công việc nào cũng đòi hỏi những người có sức khỏe, thể lực tốt, cho dù là những công việc văn phòng mà chỉ ngồi một chỗ và dùng đến trí óc, tuy nhiên thực chất, trí óc hoạt động cũng cần nhờ đến sức khỏe. Vậy nên, tầm vóc của con người cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, làm việc hay tiếp thu. Khi ta có sức khỏe tốt, một thể trạng tốt, khả năng nhận biết , học hỏi, tiếp cận cũng sẽ hiệu quả hơn, ta thu nạp kiến thức và vận dụng nó một cách có ích. Ngược lại, khi ta không có sức khỏe tốt, thể trạng yếu đuối, hay mệt mỏi, ta sẽ khó mà có thể đủ sức lực mà tiếp thu kiến thức, làm việc một cách hiệu quả . Vậy nên, điều kiện tiên quyết đầu tiên để con người ta có thể đạt được thành công đó chính là cần có sức khỏe. Câu tục ngữ không chỉ đề cao vai trò của tầm vóc thể lực mà còn đặt ra yêu cầu đối với mỗi người về việc đảm bảo được thể chất một cách khỏe mạnh. Cần có một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, an toàn, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân không chỉ về trí tuệ mà còn về sức khỏe, rèn luyện thể lực, thư giãn tinh thần thoải mái để có thể phát triển một cách toàn diện. Sức khỏe quả thực rất quan trọng trong việc quyết định đến con đường ta đang đi, việc mà ta làm, do đó đừng coi thường sức khỏe và thể trạng của bản thân mình. Câu thành ngữ thật đúng đắn và có ý nghĩa trong cuộc sống, đặc biệt với thế hệ trẻ hôm nay.Nó cho thấy một trong những yếu tố để đi đến thành công và gặt hái được ước mơ của mỗi người đó chính là sức khoẻ, tầm vóc.
1 : Viết một đoạn văn ngắn tả tính tình một người mẹ
2 : Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả em bé đang xem TV
Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.
1.Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng vẫn còn rất trẻ mặc dù hàng ngày mẹ rất vất vả lo toan cho gia đình.Hàng ngày trước khi đi làm, mẹ dậy từ rất sớm để lo bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon nên cả nhà ai cũng thích. Sau khi lo cho cả nhà ăn sáng, mẹ còn phải nấu một số món cho cả nhà ăn trưa vì mẹ đi làm xa trưa không về nhà được. Buổi chiều khoảng sáu giờ mẹ mới về đến nhà. Vừa bước chân vào nhà mẹ đã phải tất bật với biết bao nhiêu là công việc. Nào là nấu ăn, nào là giặt đồ, nào là dọn dẹp nhà cửa. Nhìn dáng mẹ những lúc như thế em thấy thương mẹ vô cùng. Em cũng giúp mẹ làm những việc nhẹ nhàng nhưng mẹ không cho. Mẹ bảo em cứ lo học cho giỏi là mẹ vui rồi. Sau khi cả nhà ăn tối, vừa dọn dẹp xongthif mẹ lại hướng dẫn em học. Khi mọi công việc xong xuôi, mẹ mới bắt đầu làm những công việc ở cơ quan còn dỡ dang. Em thầm nghĩ, một ngày có lẽ mẹ làm việc hơn hai phần ba thời gian. Em mong sao mình chóng lớn để giúp mẹ một số công việc cho mẹ đỡ vất vả hơn.
2.Sau thời gian ăn tối, mỗi người trong gia đình em đều làm việc khác nhau. Em thì đi học bài, mẹ em thì đi rửa chén, còn bố em làm việc, đọc báo. Còn em của em thì lúc nào cũng xem tivi. Nó dán cặp mắt cận của nó lên màn hình một cách chăm chú, trông vô cùng dễ thương. Em mong gia đình lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm thế này.
Hãy viết một đoạn văn ngắn tả tính tình của người mẹ
Viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ nêu những điều em học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh trong cuộc sống ngày nay
( Giúp mình với ạ, mình đang cần gấp )
\(\rightarrow\) Ko cop mạng