Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hữu Phúc Lê
Xem chi tiết
Coin Hunter
22 tháng 10 2023 lúc 19:51

 

Không có gì quý trọng hơn gia đình. Đó là tổ ấm yêu thương cần được vun đắp mỗi ngày. Vậy mỗi thành viên cần làm gì để gia đình có thể trở thành tổ ấm yêu thương?

Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy nếu gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc sống, người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.

Về phía người lớn, cha mẹ phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Từ hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đến cách đối nhân xử thế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bởi vậy ngoài việc dạy dỗ con cái những điều đúng đắn, cha mẹ cần phải chú ý hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần học cách trở thành một người bạn của con. Điều đó có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề hằng ngày, lắng nghe con tâm sự và có thể đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.

 

Về phía con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.

Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam, một nhân vật đã khẳng định: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải biết quý trọng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

Hữu Phúc Lê
26 tháng 10 2021 lúc 20:09

Có ai giúp mình không?

Khách vãng lai đã xóa
ʑʊʊτhἱἕzἣᾁᾕg
26 tháng 10 2021 lúc 21:29

mâu thuẫn giữa anh chị em chẳng hạn

mik chỉ bt vậy thôi                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

Khách vãng lai đã xóa
thuy thu
Xem chi tiết
mạnh đỗ
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
20 tháng 10 2023 lúc 18:16

1. Vấn đề thời gian: Trong cuộc sống hiện đại, thời gian trở thành một vấn đề quan trọng trong gia đình. Vì công việc, học tập và các hoạt động khác, thường xuyên gặp khó khăn trong việc dành thời gian cho gia đình. Điều này có thể gây ra sự thiếu giao tiếp và gắn kết trong gia đình.

2. Vấn đề xung đột: Xung đột là một vấn đề thường gặp trong gia đình. Các thành viên có thể có quan điểm và ý kiến khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn và căng thẳng. Việc giải quyết xung đột một cách hòa bình và xây dựng là rất quan trọng để duy trì một môi trường gia đình hòa thuận.

3. Vấn đề vai trò và trách nhiệm: Mỗi thành viên trong gia đình có vai trò và trách nhiệm riêng. Tuy nhiên, việc phân chia công việc và trách nhiệm không công bằng có thể gây ra sự bất hòa và căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự thảo luận và sự công bằng trong việc phân chia công việc gia đình.

4. Vấn đề tình cảm và quan tâm: Trong gia đình, tình cảm và quan tâm là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt. Việc dành thời gian cho nhau, lắng nghe và chia sẻ là những cách để tăng cường tình cảm và quan tâm trong gia đình.

5. Vấn đề giáo dục và nuôi dạy con: Việc giáo dục và nuôi dạy con là một vấn đề quan trọng trong gia đình. Cần có sự đồng thuận và sự hỗ trợ từ cả hai phụ huynh để đảm bảo con cái được phát triển tốt và có một tương lai tốt đẹp.

 

グエン マイ イ ヌー
20 tháng 10 2023 lúc 19:02

Tuy nhiên, cách giải quyết định vấn đề chủ đề lại chịu đựng hình ảnh ảnh hưởng từ nhiều yếu ớtquan Anh ta giữa các thành thành viên trong gia đình. Một Vì thế gia đình có xu hướng áp dụng set quyết định định nghĩa của một người lớn con dơi người đàn ông và chia nốt Rê. Left lại, trong một Vì thế gia đình, người lớn thường lắng nghe nghe ý kiến trúc của nhập vị trí từ các thành thành viênđôi khi, for giải quyết định một vấn đề chủ đề, công việc trao đổi đổi, chương trìnhCó thể phải diễn đàn ra một cách chậm rộng rãi vàtreo tranh cãi nhau và xung quanh đột biến. Bên cạnh đó, công việc giải quyết định vấn đề chủ đề cũng vậy Có thể sự thật hiển thị Ring và info cảm giữa các thành thành viên trong gia đìnhquyết định vấn đề chủ đề của các thành thành viên trong gia đình là con chuột quan quan trọng. Kĩ thuật năng này will giúp đỡ các thành thành viêntreo xung quanh đột biến không Có thể device. Điều chỉnh quan quan trọng là khi giải quyết định vấn đề chủ đề, các thành thành viên trong gia đình cN tránh tình huống trạng thái tranh giành được quyền power và tạo ra những mối quan hệ quan Anh ta không lành mạnh mẽ trong gia đình.

trần quang quân
29 tháng 10 2023 lúc 14:25

Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy nếu gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc sống, người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.

    Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.

ADVERTISEMENT 

   Về phía người lớn, cha mẹ phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Từ hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đến cách đối nhân xử thế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bởi vậy ngoài việc dạy dỗ con cái những điều đúng đắn, cha mẹ cần phải chú ý hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần học cách trở thành một người bạn của con. Điều đó có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề hằng ngày, lắng nghe con tâm sự và có thể đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.

   Về phía con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.

   Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam, một nhân vật đã khẳng định: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải biết quý trọng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

𝑮𝒊𝒂 𝑵𝒉𝒖𝒖👑
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
25 tháng 10 2021 lúc 17:08

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Mục đích nói: chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.

- Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân…

- Dựa vào trải nghiệm của bản thân để lựa chọn đề tài phù hợp. (Gợi ý: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc lắng nghe thấu hiểu của cha mẹ với con cái; thái độ cư xử của con cái với cha mẹ…).

- Đọc lại văn bản trong SGK để có thêm ý tưởng.

- Tìm các thông tin liên quan từ sách, báo hoặc các phương tiện khác.

- Chuẩn bị tranh, ảnh minh họa (nếu cần).

- Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trình tự.

b. Tập luyện

- Trình bày trước người thân và bạn bè… để được mọi người nhận xét, góp ý về cách trình bày, nội dung trình bày.

- Cách nói tự nhiên, gần gũi.

2. Trình bày bài nói

Trình bày theo các ý chính đã chuẩn bị.Tập trung vào vấn đề đã chọn, liên hệ với trải nghiệm của bản thân.Kết hợp sử dụng tranh ảnh, bài hát để hấp dẫn hơn.

3. Sau khi nói

Người nghe: chia sẻ và nhận xét về cách trình bày.Người nói: Phản hồi về nhận xét, đóng góp.

Thực hành nói và nghe tham khảo

Gợi ý:

Vấn đề cần trình bày: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương.

- Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi xin phép được trình bày về vấn đề… (nội dung vấn đề)

- Trình bày vấn đề:

Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đây là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.

Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.

Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

- Kết thúc: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

-/-


 

Khách vãng lai đã xóa

\(\text{a.Chuẩn bị 1 nội dung nói:}\)

\(\text{-Mục đích nói:Chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình}\)

\(\text{-Người nghe:Thầy cô,bạn bè,người thân,...}\)

\(\text{-Dựa vào trải nghiệm của bản thân để lựa chọn đề tài phù hợp.(Gợi ý:Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,...)}\)

\(\text{-Tìm các thông tin liên quan từ sách,báo hoặc các phương tiện khác}\)

\(\text{-Chuẩn bị tranh ảnh minh họa(nếu cần)}\)

\(\text{-Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trình tự}\)

\(\text{b.Tập luyện:}\)

\(\text{-Trình bày trước người thân và bạn bè,...để được mọi người nhận xét,góp ý về cách trình bày,nội dung trình bày}\)

\(\text{-Cách nói tự nhiên gần gũi}\)

\(\text{2.Trình bày cách nói:}\)

\(\text{-Trình bày theo các ý chính đã chuẩn bị.Tập trung vào vấn đề đã chọn,liên hệ vói trải nghiệm của bản thân.Kết hợp sử dụng tranh ảnh,bài hát,...để hấp dẫn hơn}\)

\(\text{3.Sau khi nói:}\)

\(\text{-Người nghe:Chia sẻ và nhận xét về cách trình bày}\)

\(\text{-Người nói:Phản hồi về cách nhận xét}\)

\(\text{Hok tốt!}\)

\(\text{@Kaito Kid}\)

Khách vãng lai đã xóa
𝑮𝒊𝒂 𝑵𝒉𝒖𝒖👑
Xem chi tiết
Tung Duong
24 tháng 10 2021 lúc 23:31

Bạn tham khảo ạ :

Ở lứa tuổi dậy thì (như chúng ta hiện nay), học sinh bắt đầu có ý thức và chú ý đến vóc dáng và hình thức của mình về chiều cao, cân nặng, nước da… Học sinh có thể đứng trước gương hàng giờ để tự ngắm mình với tâm lí vừa thích thú, vừa lo âu với những dự định của mình về  cách để tóc, mua sắm quần áo, cách tạo dáng, đi đứng... để chứng tỏ mình đã trưởng thành, là người model, hiện đại nhằm tạo nên sự chú ý với mọi người nhất là bạn khác giới. Hình thức bề ngoài là một yếu tố khá quan trọng ở lứa tuổi vị thành niên, vì thế học sinh thường có những phản ứng “không muốn chấp nhận” những yêu cầu của cha mẹ trong việc để kiểu tóc, mua sắm quần áo, cách trang điểm… như cha mẹ thường làm khi chúng ta còn ở tuổi thơ ấu. Trong khi đó cha mẹ vẫn giữ quan niệm cũ nên đôi khi không theo kịp với nhận thức của con về các mốt mới trong thời hiện đại. Cha mẹ vẫn nghĩ: “con còn nhỏ, cha mẹ cho gì mặc nấy không được đòi hỏi”, vì vậy cha mẹ thực sự bất ngờ có khi “bị sốc” về cuộc “cách mạng”  trong trang phục, quần áo... hình thức bề ngoài của con. Một mặt, con cái không muốn phụ thuộc về hình thức bề ngoài của mình theo ý cha mẹ, mặt khác cha mẹ không đồng tình với sự thay đổi của con thậm chí còn trách móc, chê bai con cái. Sự khác biệt này đã dẫn đến xung đột khó hòa hợp trong quan niệm về hình thức bề ngoài của người con.

Khách vãng lai đã xóa

Trong cuộc sống, gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà chúng ta cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình.
Trước hết, có thể hiểu rằng g ia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Và tình cảm gia đình là sự yêu thương, gắn bó của các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.

Nhưng cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó phải được xuất phát từ sự cố gắng của tất cả các thành viên: từ ông bà, cha mẹ đến con cháu.

Ông bà là những người lớn tuổi, giống như một tấm gương để con cháu noi theo. Còn cha mẹ là người đã ban cho chúng ta sự sống. Rồi nuôi dưỡng, dạy bảo chúng ta từ khi còn thơ bé đến lúc trưởng thành. Họ còn là điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Dù cuộc đời có nhiều cay đắng, bão giông, nhưng khi trở về bên cha mẹ sẽ luôn thấy bình yên, hạnh phúc. Cha mẹ cũng luôn bao dung cho những đứa con của mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái.

Ngược lại con cái cần phải có tấm lòng yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Điều đó đôi khi xuất phát từ những lời nói, hành động vô cùng nhỏ bé. Đôi khi chỉ là một lời chào mỗi khi đi học hay khi về nhà. Hoặc ý thức giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Hay tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức. Đó là “đạo hiếu” mà mỗi người cần phải ghi nhớ và thực hiện. Chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ - những người có công ơn sinh thành dưỡng dục, thì mới biết trân trọng những người xung quanh. Hay anh chị em trong nhà cũng cần phải sống hòa thuận, biết nhường nhịn, bao dung và chia sẻ với nhau.

Có thể khẳng định rằng, gia đình là điểm tựa của mỗi người. Muốn xây dựng tình cảm gia đình tốt đẹp, mỗi thành viên trong gia đình cần phải cố gắng từng ngày.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Đình Nguyên
5 tháng 11 2021 lúc 16:55

TL:

Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và ấm áp. Đó là nơi nuôi dưỡng, vun vén cho hạnh phúc của mỗi người. Tuy nhiên, theo một cách nào đó, mà không phải gia đình nào cũng tồn tại đúng với ý nghĩa của nó.

Những gia đình mà tôi muốn nói đến, chính là những gia đình đã và đang đè nặng áp lực tinh thần lên vai con cái của mình. Bố mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm, hi sinh cho con của mình vô điều kiện. Bao nhiêu vất vả, khó khăn, họ đều gồng gánh, chỉ mong con cái mình được hạnh phúc, đủ đầy. Chỉ vậy thôi là đã vui lắm rồi. Tuy nhiên, tấm lòng ấy nhiều khi lại không được thể hiện đúng cách, đúng trường hợp, vô tình tạo nên khối áp lực nặng nề đè lên vai những đứa trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh gò ép, bắt buộc con mình phải học tập thật nhiều, suốt cả ngày đến không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Những đứa trẻ ấy cả ngày ngồi bên sách vở, với những giờ học mãi chẳng kết thúc. Từ học văn hóa, đến các môn năng khiếu, thể thao… Các em cứ phải học mãi. Không chỉ thế, những phụ huynh ấy, còn tìm cách “triệt tiêu” những thứ có nguy cơ ảnh hưởng đến thành tích học tập của con em mình. Như cấm không cho đọc truyện, chơi game, không được đi chơi với bạn bè… Họ buộc con mình vào một không gian nhỏ bé, chật chội. Hơn thế nữa, các phụ huynh còn thường xuyên đè nặng thành tích lên người các con. Thành tích cao thì được thưởng, nhưng nếu có điểm thấp, không có giấy khen… thì sẽ bị mắng, bị đánh. Điều đó, khiến tâm lý các em luôn trong trạng thái bị đè nén bởi sự sợ hãi, lo lắng, áp lực.

Chúng ta đều biết rằng cha mẹ làm những điều đó đều vì yêu thương con cái. Những đứa con đau khổ, thì họ cũng mệt mỏi, buồn bã lắm chứ. Tuy nhiên, chính cái cách thức hành động sai lầm, đã khiến những người bố, người mẹ ngày càng xa rời con cái mình hơn. Vậy nên, để gắn chặt tình cảm gia đình, chúng ta cần nhiều hơn những giây phút chia sẻ, đồng điệu với nhau. Con cái tâm sự với bố mẹ những mong mỏi, nguyện vọng của mình. Bố mẹ gửi gắm đến con những kì vọng, và yêu thương. Cả hai phía sẵn sàng thấu hiểu nhau, có như thế, tình cảm gia đình mới ấm êm và thuần túy nhất.

Trên đây là một vấn đề không hề mới, nhưng vẫn đã và đang rất nhức nhối trong xã hội. Nó là mang tính tiêu cực, dù xuất phát điểm lại từ thứ tình cảm tích cực. Mong sao, mọi thành viên trong gia đình sẽ luôn yêu thương, chia sẻ cho nhau, để tổ ấm luôn là nơi hạnh phúc khi trở về.

-HT-

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Vy
1 tháng 11 2023 lúc 22:54

Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và ấm áp. Đó là nơi nuôi dưỡng, vun vén cho hạnh phúc của mỗi người. Tuy nhiên, theo một cách nào đó, mà không phải gia đình nào cũng tồn tại đúng với ý nghĩa của nó.

Những gia đình mà tôi muốn nói đến, chính là những gia đình đã và đang đè nặng áp lực tinh thần lên vai con cái của mình. Bố mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm, hi sinh cho con của mình vô điều kiện. Bao nhiêu vất vả, khó khăn, họ đều gồng gánh, chỉ mong con cái mình được hạnh phúc, đủ đầy. Chỉ vậy thôi là đã vui lắm rồi. Tuy nhiên, tấm lòng ấy nhiều khi lại không được thể hiện đúng cách, đúng trường hợp, vô tình tạo nên khối áp lực nặng nề đè lên vai những đứa trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh gò ép, bắt buộc con mình phải học tập thật nhiều, suốt cả ngày đến không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Những đứa trẻ ấy cả ngày ngồi bên sách vở, với những giờ học mãi chẳng kết thúc. Từ học văn hóa, đến các môn năng khiếu, thể thao… Các em cứ phải học mãi. Không chỉ thế, những phụ huynh ấy, còn tìm cách “triệt tiêu” những thứ có nguy cơ ảnh hưởng đến thành tích học tập của con em mình. Như cấm không cho đọc truyện, chơi game, không được đi chơi với bạn bè… Họ buộc con mình vào một không gian nhỏ bé, chật chội. Hơn thế nữa, các phụ huynh còn thường xuyên đè nặng thành tích lên người các con. Thành tích cao thì được thưởng, nhưng nếu có điểm thấp, không có giấy khen… thì sẽ bị mắng, bị đánh. Điều đó, khiến tâm lý các em luôn trong trạng thái bị đè nén bởi sự sợ hãi, lo lắng, áp lực.

Chúng ta đều biết rằng cha mẹ làm những điều đó đều vì yêu thương con cái. Những đứa con đau khổ, thì họ cũng mệt mỏi, buồn bã lắm chứ. Tuy nhiên, chính cái cách thức hành động sai lầm, đã khiến những người bố, người mẹ ngày càng xa rời con cái mình hơn. Vậy nên, để gắn chặt tình cảm gia đình, chúng ta cần nhiều hơn những giây phút chia sẻ, đồng điệu với nhau. Con cái tâm sự với bố mẹ những mong mỏi, nguyện vọng của mình. Bố mẹ gửi gắm đến con những kì vọng, và yêu thương. Cả hai phía sẵn sàng thấu hiểu nhau, có như thế, tình cảm gia đình mới ấm êm và thuần túy nhất.

Trên đây là một vấn đề không hề mới, nhưng vẫn đã và đang rất nhức nhối trong xã hội. Nó mang tính tiêu cực, dù xuất phát điểm lại từ thứ tình cảm tích cực. Mong sao, mọi thành viên trong gia đình sẽ luôn yêu thương, chia sẻ cho nhau, để tổ ấm luôn là nơi hạnh phúc khi trở về.

Nguyễn Văn Mạnh Quân
15 tháng 10 lúc 21:03

my family is so very normal

Lily Trần
Xem chi tiết
Thư Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Ngô Bảo Minh A
25 tháng 10 2021 lúc 20:20

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.

Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…

Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.

Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầy tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó. cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn.

Khách vãng lai đã xóa