Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Vũ
Xem chi tiết
HoangHa Gaming
2 tháng 1 2019 lúc 19:50

hồi bữa học văn cô GDCD dạy bài khoan dung bả đọc bài bố của wasington tại sao ko trách mắng khi wasington lại cầm rìu chặt cây đào ổng yêu thích nhìu bạn ngẩm nghĩ ko ra xong rồi thằng bạn tui đắng dậy kêu vì wasington vẫn còn cầm cây rìu =))

Matowa Kimijen
27 tháng 9 2022 lúc 22:04
Tính tuổi Một cặp vơ chồng nọ mới sinh được đứa con gái. Tập quán địa phương là dạm vợ gả chồng từ lúc còn bé, nên bà mối đến nhà dạm hỏi. Bà mối nói:

– Ðược đấy, đứa con trai kia năm nay mới 2 tuổi.

Bố con bé tức giận, chỉ tay vào mặt bà mối mà mắng:

– Cái đồ mối dỏm kia, mụ tính xem, con gái tôi năm nay mới 1 tuổi, thằng bé kia 2 tuổi. Giả sử con gái tôi 10 tuổi thì thằng ấy 20 tuổi, chênh lệch như vậy thì gả thế nào được.

Mẹ con bé ngồi bên cạnh, quay sang nói với chồng:

– Sai rồi, anh tính sai bét rồi. Anh nhẩm lại xem: Con gái chúng ta năm nay 1 tuổi, thằng bé ấy 2 tuổi. Sang năm, con gái chúng ta 2 tuổi, vừa bằng thằng bé kia, sao lại không gả được.

   
Margaret_yandere
Xem chi tiết

Bài làm

Tên bài: Truyện kể về cây hoa hồng

Mẹ thường kể cho em nghe nhiều truyện cổ tích. Mỗi chuyện mẹ kể đều lung linh ánh sáng huyền ảo, li kì, rực rỡ sắc màu của hoa lá, lấp lánh ánh bảy sắc cầu vồng. Chuyện lí thú đáng yêu như truyện “Chú mèo đi hia”, chuyện hiền hậu như truyện "Tấm Cám ”, chuyện cảm động và sâu sắc mà em thích nhất là "Truyện kể về cây hoa hồng".

Ngày xưa, ở một xứ sở lạnh giá, tuyết phủ, xa nước ta lắm, có hai mẹ con chàng trai kia sống trong một căn nhà làm bằng gỗ đẹp. Làng quê của chàng sát chân núi, có rừng đầy nấm và quả thơm, cây xanh cao vút, chim muông ca hót tưng bừng. Mẹ chàng quay xuồng dệt vải còn chàng trai khỏe mạnh ấy trồng lúa, gặt hái ở cánh đồng xa.

Một ngày nọ, mẹ chàng ốm nặng. Chàng trai tạm hoãn mọi việc đồng áng để chăm sóc mẹ. Nhưng mẹ chàng ngày một bệnh nặng. Nhìn mẹ tái nhợt, thiêm thiếp bên giường, lòng chàng đau xót quá! Thần Mặt Trời gõ cửa nhà chàng chỉ đường cho chàng đi lên đỉnh núi tuyết để xin cây thuốc của bà Chúa Thiên thần. Thần Mặt Trời sẽ lái cỗ xe Mặt Trời đi chậm, giữ ngày dài để chàng đủ thời gian đem thuốc về cho mẹ. Chàng trai lập tức lên đường. Vượt qua rừng thông, thác cao, núi đá lởm chởm, gai góc, chàng đến xử sở tuyết phủ của các vị thiên thần. Quần áo chàng rách bươm, chân chàng rỉ máu. Máu chàng rơi trên sườn núi, nhỏ trên núi đá, trên tuyết trắng nhưng chàng vẫn lầm lũi tiến đến căn nhà bằng băng của bà Chúa thiên thần. Trời rét cắt da cắt thịt, chàng vẫn rạp mình dưới gió tuyết mà đi. Đôi bàn chân của chàng đau buốt, tưởng chừng như không lê được nữa thì cánh cửa nhà bà Chúa thiên thần xịch mở, bà dịu dàng nâng chàng dậy. Chàng trai đuối sức nhưng vô cùng mừng rỡ toan cất lời thưa thì bà Chúa thiên thần giơ cao một nhánh cỏ, bảo:

– Con thật biết yêu thương mẹ. Đây là cây thuốc cho mẹ con.

Cùng lúc ấy, bà Chúa thiên thần đưa cao chiếc đũa thủy tinh. Ánh sáng lấp lánh dìu chàng trai bay trên không. Chớp mắt, chàng đã về bên mẹ. Mặt Trờitừ từ lặn sau cánh rừng. Đêm tĩnh mịch và sáng lấp lánh ngàn vì sao. Mẹ chàng đã uống thuốc, đang say ngủ. Chàng tựa vào ghế, thiếp đi sau một ngày đường mệt nhọc.

Bình minh ló rạng. Chim hót líu lo. Mẹ chàng thức dậy, tươi tỉnh như chưa hề đau ốm gì. Mẹ chàng ôm lấy chàng, vỗ về. Hai mẹ con nhìn qua cửa sổ: cánh rừng, sườn núi đá và cả xứ sở tuyết phủ nơi chàng đi qua với đôi chân rỉ máu chỗ ấy mọc lên những cây hoa đỏ thắm, đẹp lộng lẫy và hương thơm ngát. Người ta đặt tên cây hoa đó là hoa hồng, hoa kết tinh từ tình yêu của chàng trai dành cho mẹ.

Em cũng yêu mẹ em như chàng trai trong truyện. Em yêu những câu chuyện cổ tích mẹ kể hoài khônghết. Em hạnh phúc vì luôn có mẹ bên cạnh. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ mồng Tám tháng Ba, ngày của Mẹ, sinh nhật mẹ, em luôn kính tặng mẹ một đóa hoa hồng đo thắm và chùm điếm mười của em. Mẹ em lại kể em nghe chuyện về cây hoa hồng mà em nghe không bao giờ chán.

# Chúc bạn học tốt #

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông

Nguyễn Đức Hiếu
31 tháng 1 2019 lúc 21:38

Trong tất cả các câu chuyện các câu chuyện đều rất hay và đưa lại cho em một cảm hứng nào đó, nhưng trong các câu chuyện đó em vẫn chỉ thích nhất một câu chuyện mà thôi đó là câu chuyện "Thạch Sanh" , câu chuyện này em đã đc mẹ cho em kể cho em từ nhỏ và dạy cho em một bài học quý giá, sau đây em xin kể lại câu chuyện .

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống. Việc làm của gia đình họ Thạch thấu đến trời, Ngọc Hoàng cho Thái tử đầu thai xuống trần làm con nhà họ Thạch. Thạch bà thụ thai ba năm, chưa sinh con thì Thạch ông mất. Sau đó, Thạch bà sinh một con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Thạch Sanh. Cách ít năm sau, Thạch bà cũng mất, Thạch Sanh sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi.

Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm có anh hàng rượu tên là Lý Thông, đi bán rượu ghé vào gốc đa nghỉ chân, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lanh lợi, ở một mình, bèn kết làm anh em và đưa Thạch Sanh về nhà.
Bấy giờ ở trong vùng có một con Trăn Tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân nhiều lần vây đánh không được. Vì nó có phép thần thông biến hóa; nhà vua phải cho lập miếu thờ và mỗi năm nộp mạng một người cho nó. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải nộp mình. Mẹ con Lý Thông nghe tin hoảng hốt, bàn mưu tính kế đưa Thạch Sanh đi thế mạng. Khi Thạch Sanh đi lấy củi về, Lý Thông đon đả mời chàng uống rượu và nói: “Ðêm nay anh phải đi canh miếu thờ trong rừng, nhưng trót cất mẻ rượu, anh đi sợ hỏng, nhờ em thay anh canh miếu một đêm”. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đi ngay.
Nửa đêm Trăn Tinh hiện về, giơ vuốt, nhe răng hà hơi, nhả lửa, định xông vào miếu ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh trổ tài đánh nhau với Trăn Tinh, cuối cùng chàng chém được đầu nó, đốt xác nó thành than, và thấy hiện lên trong miếu một bộ cung tên bằng vàng ngời sáng. Thạch Sanh mừng rỡ giắt búa, đeo cung và xách đầu Trăn Tinh chạy thẳng một mạch về nhà. Nghe tiếng Thạch Sanh gọi, mẹ con Lý Thông hoảng sợ, cho là oan hồn của Thạch Sanh sau khi bị Trăn Tinh ăn thịt, trở về nhà oán trách, bèn cất lời cầu khấn, van xin: “Sống khôn, thác thiêng em hãy tạm đi, ngày mai mẹ cùng anh sẽ mua sắm vàng hương, cơm canh, cỗ bàn cúng em chu tất!”. Bấy giờ, Thạch Sanh mới biết rõ tâm địa và mưu kế của mẹ con Lý Thông nhưng chàng không giận, vẫn vui vẻ kể chuyện giết Trăn Tinh cho mẹ con họ Lý nghe. Lý Thông liền nảy ra một mưu thâm độc mới. Nó nói Trăn Tinh là báu vật nhà vua nuôi, ai giết sẽ bị tội lớn. Thạch Sanh lo sợ, Lý Thông bảo Thạch Sanh trốn đi cho an toàn, một mình y sẽ tự lo liệu thu xếp giúp cho.

Sau khi Thạch Sanh từ giã mẹ con Lý Thông trở về gốc đa xưa, Lý Thông đi ngay về Kinh, tâu vua là đã trừ được Trăn Tinh. Nhà vua vui mừng trọng thưởng và phong cho Lý Thông làm Ðô đốc quận công. Tiếp đó, nhà vua mở hội kén chồng cho con gái là công chúa Quỳnh Nga. Hội kén chồng kéo dài hàng tháng nhưng công chúa không chọn được ai vừa ý đẹp lòng. Một hôm công chúa đang dạo chơi vườn đào thì một con chim đại bàng khổng lồ khác sà xuống cắp đi. Thấy chim cắp người bay qua, Thạch Sanh giương cung bắn, đại bàng bị trúng tên vào cánh trái, nó dùng mỏ ngậm tên rút ra rồi bay tiếp về hang ổ. Thạch Sanh lần theo vết máu tìm đến cửa hang đại bàng, chàng đánh dấu cửa hang ác điểu rồi trở lại gốc đa.
Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa, tìm được thì sẽ được lấy công chúa, làm phò mã, nối ngôi vua, không tìm được phải chịu tội. Lý Thông vừa mừng, vừa lo, y lập kế mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng dò la tin tức. Ðến ngày thứ mười, biết tin Lý Thông mở hội, Thạch Sanh đến thăm và kể cho Lý Thông nghe việc bắn chim đại bàng, Lý Thông mừng vui khôn xiết, hậu đãi Thạch Sanh và nhờ chàng dẫn đường đến hang Ðại bàng cứu công chúa.
Thạch Sanh dùng thang dây xuống hang gặp công chúa và đưa thuốc mê cho đại bàng uống. Công chúa hẹn ước kết duyên cùng Thạch Sanh rồi Thạch Sanh buộc dây đưa nàng lên mặt đất. Lý Thông sai quân lính đưa công chúa lên kiệu rước về cung, còn y nói dối là ở lại đánh nhau với quái vật. Sau đó, Lý Thông dùng đá lấp kín cửa hang và trở về triều đình mạo nhận công trạng. Không thấy Thạch Sanh trở về, công chúa buồn thương rầu rĩ và bặt câm, không hé môi nói nửa lời. Nhà vua buồn bã, Lý Thông cầu đảo thuốc thang khắp nơi đều vô hiệu, việc tổ chức cưới xin phải đình hoãn.
Hết liều thuốc mê, đại bàng tỉnh dậy hóa phép thần thông hãm hại Thạch Sanh, chàng dũng sĩ “mặt đỏ mày xanh”, đã dám cả gan “phá nhà, cướp vợ” của nó. Thạch Sanh dùng tài võ nghệ và phép thần thông của mình tiêu diệt được đại bàng. Nhìn lên cửa hang kín bưng không còn một khe hở nhỏ, Thạch Sanh dạo khắp hang động của đại bàng và gặp Thái tử con vua Thủy Tề đang bị yêu quái nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt giải thoát cho Thái tử. Thái tử mời Thạch Sanh về Thủy Tề gặp vua cha. Vua Thủy Tề cảm ơn và hậu đãi chàng. Trong thời gian lưu lại thủy cung, một hôm Thạch Sanh đang cùng Thái tử dạo chơi thì một con Hồ Tinh xuất hiện, biến thành một cô gái xinh đẹp để cám dỗ, mê hoặc hại chàng. Thạch Sanh bắt nó phải hiện nguyên hình là một con cáo chín đuôi và hóa phép giam nó lại. Vua Thủy Tề mời Thạch Sanh ở lại thủy cung và sẽ phong chức tước cho chàng, nhưng Thạch Sanh từ chối. Vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh một cây đàn thần và sai sứ giả rẽ nước đưa chàng trở lại trần gian. Thạch Sanh lại về với gốc đa xưa. Vắng bóng Thạch Sanh cây đa buồn ủ ê, khi Thạch Sanh trở về cây đa lại xanh tươi như cũ. Hồn hai con quái vật bị Thạch Sanh giết (Trăn Tinh và Ðại Bàng) gặp nhau tìm cách hãm hại Thạch Sanh. Chúng vào kho châu báu của nhà vua lấy cắp vàng bạc ném vào gốc đa nơi Thạch Sanh ở. Quân lính nhà vua bắt Thạch Sanh tống ngục, nhà vua giao cho Lý Thông xử tội. Lý Thông khép Thạch Sanh vào tội tử hình để bịt đầu mối. Trong lúc bị giam trong ngục, chờ hành hình, Thạch Sanh đem đàn ra gảy. Cây đàn thần vang lên tiếng tơ, tiếng trúc, cung thảm, cung sầu; cung thì kể tội Lý Thông vong ân, bạc nghĩa, cướp công Thạch Sanh; cung thì trách nàng công chúa sai lời hẹn ước dưới hang (tích tịch tình tang, ai đem công Chúa dưới hang mà về?)…
Nghe tiếng đàn, công chúa bừng tỉnh dậy, cười cười, nói nói. Nhà vua vui mừng nghe công chúa nói rõ ngọn ngành. Lập tức nhà vua hạ lệnh tha cho Thạch Sanh và bắt Lý Thông tống ngục. Tiếp đó, vua làm lễ thành hôn cho Thạch Sanh cùng công chúa và truyền ngôi cho Thạch Sanh. Vua giao toàn quyền cho Thạch Sanh xử tội Lý Thông. Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, cho mẹ con họ Lý về quê quán làm ăn. Nhưng về giữa đường, trời nổi giông gió, mẹ con Lý Thông bạc ác bị sét đánh chết, Lý Thông hóa thành con bọ hung suốt đời chui rúc nơi bẩn thỉu.

Biết tin Thạch Sanh kết duyên với công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi trị vì thiên hạ, các hoàng tử, công hầu của mười tám nước chư hầu, những người đã từng kéo đến cầu hôn công chúa không được, vô cùng ghen tức, họ kéo quân đến gây sự với Thạch Sanh và công chúa. Thạch Sanh cùng công chúa ra tiếp đãi họ một cách tử tế. Tiếng đàn thần của Thạch Sanh phân rõ lẽ thiệt hơn, phải trái, làm cho quân sĩ các nước chư hầu mềm lòng, nản chí. Kẻ nhớ mẹ nhớ cha, người thương con nhớ vợ, ai cũng muốn về và ngại việc binh đao, cuối cùng các nước chư hầu đều thuận lui binh. Thạch Sanh mời họ ăn cơm. Chàng có niêu cơm thần nhỏ bé nhưng xới bao nhiêu bát, cơm vẫn đầy lên như cũ, khiến cho các nước chư hầu càng thêm kính phục.

hieu tran
Xem chi tiết
mai ha phu loc
14 tháng 6 2018 lúc 10:09

Câu chuyện thứ nhất:CHUYỆN NHỎ MÀ!

Bạn tù hỏi nhau:
- Tại sao anh phải vào đây?
- Tôi bỏ vợ…
- Thế thôi sao? Chuyện nhỏ mà!
- … từ trên lầu ba xuống.

Câu chuyện thứ hai: ''TUYỂN VỢ''

Một anh chàng đăng quảng cáo có mỗi 2 từ cụt lủn: “Tuyển vợ.”

Ngay hôm sau, anh ta nhận được hàng ngàn lá thư gửi đến.

Lá thư nào cũng thúc giục tha thiết: “Lấy (mụ vợ) của tôi này! Lấy của tôi mà dùng.

Câu chuyện thứ ba:Giật mình 

Đôi vợ chồng đang thiu thiu ngủ. Có tiếng động bên ngoài, cô vợ giật mình la lớn “chết chồng em về”.

Anh chồng giật mình chui tọt xuống gầm giường Embarassed

Câu chuyện thứ tư:Nổ...

Một anh lực sĩ tập tạ có thân hình vạm vỡ với những bắp thịt cuồn cuộn. Một hôm anh làm quen được một cô gái trẻ ở quán rượu, và cô gái đồng ý theo anh về nhà chơi. Khi hai người vô tới phòng ngủ, anh ta cởi áo ra rồi gồng bắp tay ra khoe:

– Em thấy gì chưa, mỗi bên là 100 kg thuốc nổ đó.

Kế đến anh ta cởi quần ra khoe bắp đùi:

– Em thấy gì chưa, mỗi cái đùi anh là 500 kg thuốc nổ đó.

Tiếp theo, anh ta cởi luôn quần xì- . Vừa ngó qua một cái, cô gái vội vàng xách bóp chạy đi. Anh ta ngạc nhiên hỏi:

– Này, em đi đâu mà vội vàng thế?

Cô gái vừa chạy ra tới cửa vừa trả lời:

– Ối giời ơi, hai khối thuốc nổ cả nghìn ký lô mà cái ngòi ngắn thế kia mà không chạy thì chờ nó nổ tan xác à.

Câu chuyện thứ năm:Thôi xong

Một anh chàng đi làm ca chiều về, cảm thấy ” thèm ” vợ.

Anh lẻn vào phòng ngủ, thấy vợ đang ngủ trên giường.

Vứt vội quần áo, anh ta chui từ cuối giường xuống dưới chăn…( tuyệt vời ! …)

Xong việc anh bỗng thấy thèm thuốc lá và một cốc bia nên dậy đi xuống bếp.

Ở dưới bếp anh gặp… vợ đang ngồi chờ mình !

– Ơ. Giờ này em vẫn làm gì ở đây ? Tại sao em vẫn chưa ngủ ? Ai ở trong phòng ngủ vậy ?

– À quên, bà ngoại đến chơi đang ngủ trong đấy, tự nhiên bà cảm thấy không được khỏe !

– C…á…a…i….g…g…gì…i…..

Câu chuyện thứ sáu:Gặp ác mộng

Hai anh em ngủ chung giường. Người em gặp ác mộng hét thất thanh và tỉnh dậy, người anh hỏi:

– Có chuyện gì vậy?

– Em nằm mơ thấy ác mộng

– Mày mơ thấy gì?

– Em nằm mơ thấy em đang rơi xuống vực thẳm

– Thế mày có chết không?

– Không, may mắn sao em nắm được cái rễ cây

– Thế giờ mày tỉnh chưa?

– Dạ rồi.

– Vậy mày buông cái rễ cây ra, đau quá !!!

Đến đây là hết . Nhớ k mk nhé !

AI HAIBARA
14 tháng 6 2018 lúc 9:55

đề tả ông

 ông em có trồng su hào, cây su hào ông trồng lớn nhanh như thổi,.........

 Em mong ông sống lâu như cây su hào!

nghe kể lại!

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
quách anh thư
7 tháng 3 2018 lúc 21:16

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Thảo Vy
Xem chi tiết
Phương Lan Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Lan Nguyễn
22 tháng 3 2021 lúc 18:46
Các bạn giúp tôi nhaCảm ơn các bạn nhìu nha.  Thank you
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
22 tháng 3 2021 lúc 19:50

BÀI LÀM

Em đã được học rất nhiều câu chuyện hay nhưng trong số đó em thích nhất là câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.Câu chuyện xin được bắt đầu :

Xưa,có ông quan tên là Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng thông minh,chính trực,có tài xử án nên được dân chúng vô cùng mến phục.

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

- Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

- Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Em rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Khách vãng lai đã xóa
FG★Đào Đạt
22 tháng 3 2021 lúc 20:21

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: "Rùa và Thỏ". Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

- Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

- Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

- Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

- Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Trân Châu
Xem chi tiết
Không Tên
23 tháng 2 2018 lúc 19:10

   Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

Doãn Thanh Phương
23 tháng 2 2018 lúc 19:11

Trong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.


Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất trong các truyện đã được học
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩ quả. Thì ra, là câu chuyện “ Cây khế”. Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiêm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác. Người em thấy vạy sôt ruột lắm, bèn nói với chim.
- “Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”Thấy vậy chim bèn nói:
- “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ.Một hôm, vợ chồng ngườ anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được. Lúc bau qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.

 

Hãy kể lại một câu chuyện đã được học mà em thích nhất trong những câu chuyện mà em đã được học

Trong rất nhiều câu chuyện tôi đã được học và được đọc, tôi thích nhất câu chuyện kể về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Ngày xưa, có một ông Quan tên Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng với tài xét xử.
Một hôm, có một người gánh dầu ra chợ bán. Mải bán hàng không biết đã bị kẻ gian lấy cắp tiền. Khi phát hiện ra thì anh ra mới sực nhớ ra rằng có người ăn xin mù cứ quanh quẩn bên mình, đuổi mấy cũng không đi. Anh liền giao quang dầu cho một người quen rồi đi tìm. Khi tìm thấy thì hắn cứ chối lấy chối để, không chịu thừa nhận. Một người lính nhìn thấy giải hai người về công đường. Ông tra hỏi nhưng kẻ mù khăng khăng cho rằng đó chính là tiền của mình. Ông đành sai người múc một chậu nước rồi thả tiền vào. Một lúc sau váng dầu nổi lên, kẻ mù hết chối cãi, đành phải cúi đầu nhận tội. Tưởng như vị án đã kết thúc ai ngờ ông phán:
– Kẻ kia không hề mù, vì nếu mù thật thì làm sao hắn có thể biết được tiền giấu ở đâu. Được ba gậy kẻ cắp đành mở mắt. Dân chúng khâm phục tài xét xử của ông.
Trong thời gian ông làm quan ở Quảng Trị. Ông đã dẹp hết bọn gian phi dọc truông nhà Hồ, vốn nổi tiếng là vùng đất dữ. Để bắt hết bọn chúng ông đã sai người đóng những chiếc thùn gỗ to, có lỗ thông hơi cho người thở và những binh sĩ giỏi võ chui vào thùng. Tung tin sắp có quan lớn về thăm và mang rất nhiều của cải. Bọn cướp đánh hơi, cho người phục săn ở cái chuông. Khi quan lính khiêng thùng qua truông, bọn cướp hí hửng đem tận về sào huyệt. Vừa đặt xuống đất, thì nắp thùng bật mở. Binh sĩ trong thùng xông ra tay lăm lăm vũ khí đánh chết bọn cứơp. Còn đang bỡ ngỡ thì quân lính xông đến. Ông đưa một số tên còn sống sót đi khai phá đất hoang, lập xóm làng sống một cuộc sống yên vui.
Câu chuyện trên để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc sâu sắc. Tôi cảm thấy rất khâm phục sự mưu trí và lanh lợi của ông. Qua đó cũng đã dạy cho tôi bài học quý giá. Tôi nguyện rằng sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để trở thành người có tài giúp ích cho đất nước.

Ahwi
23 tháng 2 2018 lúc 19:15

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

Hot Boy
Xem chi tiết
Không cân biết tên
24 tháng 1 2019 lúc 21:12

Ruộng dưa chuột nhà tôi năm nay được mùa, quả nào quả nấy đều dài, to, cong, đầu nhẵn mọng, cấu nhẹ phát là nhựa trắng chảy ra rin rỉn. Thế nhưng đành vứt ngoài ruộng cho mấy con bò cái nó ngậm, chả thèm thu hoạch, nguyên nhân vì bọn thương lái mất dạy, bỏ dưa chạy lấy người; vì các nhóm từ thiện đã khôn ra, không thèm qua giải cứu; và cả vì mấy cái đồ sextoy của Tàu vừa rẻ, vừa nhiều tính năng được rao bán nhan nhản, freeship tận giường…

Không bán được dưa, tôi lâm vào cảnh túng thiếu, ăn dưa trừ bữa. Ăn nhiều quá, tôi đâm ra ỉa chảy. Nhưng thật may, trong lúc ngồi ỉa, rảnh quá, tôi vô tình đọc được bài viết trên cái mảnh báo mà tôi đã vò nhàu để chuẩn bị chùi đít. Bài báo nói rằng mỗi người đều có thế mạnh của riêng mình, và ai tìm được công việc phù hợp nhất với thế mạnh của mình thì kẻ đó sẽ thành công. Bài báo còn khuyên rằng: nếu bạn đã thất bại với một công việc nào đó, thì hãy thử làm một công việc có tính chất trái ngược lại, khi ấy, cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn. Bài báo lấy dẫn chứng về trường hợp một anh làm kiểm lâm, thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, sau đó, anh bỏ nghề, chuyển qua làm lâm tặc thì cuộc sống đã ổn định, giàu lên nhanh chóng. Rồi cả một chị làm bác sĩ thú y, mở một trung tâm chuyên khám và chữa bệnh cho chó, tuy nhiên vì không có bệnh nhân, à nhầm, không có bệnh cẩu, nên chỉ vài bữa là trung tâm của chị phải đóng cửa. Chị quyết định chuyển nghề, sử dụng ngay mặt bằng ấy mở quán thịt chó, chuyên giết mổ và cung cấp thịt chó cho các đám cưới, đám ma, hội nghị, tiệc sinh nhật. Mới đây, quán của chị đã được WDO – Tổ chức Chó Thế giới – bầu chọn là một trong những quán thịt chó ngon và đông khách nhất Châu Á…

Tôi đọc bài báo ấy say mê đến quên cả ỉa, rồi tự nhìn lại bản thân: phải chăng tôi cũng đang chọn lầm nghề? Tôi làm ăn lương thiện, chăm chỉ, bán ngực cho đất bán mông cho giời, để rồi cuối cùng vẫn không thoát được cảnh nghèo đói. Chi bằng tôi chuyển nghề, chọn nghề nào đó thật khốn nạn, có khi lại thành công. Phải rồi! Ăn cướp! Biết đâu tôi có tố chất ăn cướp, và sẽ phát triển sự nghiệp được bằng nghề ăn cướp thì sao?

Nghĩ vậy và tôi bắt tay vào thử ngay. Sau vài vòng lượn lờ thám thính, tôi quyết định sẽ đột nhập vào cướp ở một căn nhà nhỏ cuối phố. Căn nhà này ở ngõ khuất, ít người qua lại, không thấy bóng đàn ông, chỉ có một chị mập ú đang ngồi cho con bú…

Vừa xông vào, tôi đã quăng cái bao tải xuống đất, chĩa con dao sáng lóa về phía chị mập ú, quát to: “Tao là cướp đây! Có bao nhiêu tiền vàng mang hết ra đây!”

Tưởng chị mập ú sẽ rú lên rồi quỳ xuống khóc lóc, van xin, nhưng không, chị ngồi im, chẳng thèm ngước lên, tay chị ép ép đầu ti cho sữa phun vào mồm thằng con đang háu ăn, giọng bình thản: “Trông chú có vẻ lương thiện, chắc mới đi cướp lần đầu hả?”. “Dạ vâng!” – tôi đáp vẻ ngượng nghịu. Chị vẫn ân cần: “Chú cướp kiểu nhỏ lẻ thế này không ổn đâu! Muốn thành công, phải cướp đúng quy trình, và có tổ chức, có quy mô. Đừng ngu như chồng chị!”. “Chồng chị làm sao ạ?”. “Chồng chị cũng cướp vặt như chú. Đi tù rồi!”.

Nói đến đây, chị nghẹn lại, vẻ ngậm ngùi, rồi ngừng cho con bú, lấy tay cuộn ti nhét vào trong coóc-sê, uể oải mở tủ, lấy ra một nắm tiền, đưa cho tôi, bảo: “Chị chỉ còn có ngần này! Chú cầm lấy, coi như chị giúp chú khởi nghiệp”. Tôi run run đón xấp tiền từ tay chị, đếm sơ qua thấy được khoảng hơn 3 triệu. Tôi nhét vội mớ tiền vào túi, cúi chào chị rồi lao vụt đi…

Tôi chạy ra lấy xe ở phía bãi gửi xe đầu phố. Lúc nãy, tôi định phi xe vào tận cửa nhà chị để cướp, nhưng sợ nếu để xe ngoài cửa rồi lúc vào cướp xong quay ra lại bị trộm mất xe thì khổ, nên thôi, cứ gửi xe cho chắc ăn…

“Cho xin năm chục!” – thằng trông xe vừa cầm cái giẻ lau vết phấn trên yên xe, vừa cất giọng lè nhè. Tôi há mồm, chỉ vào cái vé xe quát lớn: “Ông trông xe hay là ăn cướp vậy hả? Giá niêm yết có 5 nghìn đồng/lượt mà ông thu hẳn 5 chục?”. Tay trông xe cười khùng khục: “Mày đã mua ô tô bao giờ chưa? Giá niêm yết là một chuyện, còn giá lăn bánh lại là chuyện khác. Bố mày thu đúng quy trình nhé! Thế giờ mày có chịu trả tiền để lăn bánh không, hay mày thích ngồi xe lăn?” Nghe thằng trông xe to tiếng, mấy tên xăm trổ đang lởn vởn gần đó đồng loạt gườm ghè tiến lại. Tôi thấy sự chẳng lành rồi thì đành rút số tiền vừa cướp được trong túi ra, đưa cho thằng trông xe 5 chục và phóng đi luôn…

Chợt nhìn kim xăng, tôi nghĩ tới cu hàng xóm nhà tôi, nó hay mượn xe tôi rồi thắc mắc là có phải xe tôi bị hỏng kim xăng không mà lúc nào cũng thấy cái kim nằm ở vạch đỏ. Chả mấy khi có tiền, tôi ghé luôn vào cây xăng bên đường, mở nắp bình xăng và hô rất to cái câu mà rất lâu rồi tôi không được hô: “Cho đầy bình em ơi!”. Xong tôi lại nhớ đến nhân vật bà lão trong truyện “Một bữa no” của Nam Cao: bà lão chịu đói bao ngày không sao hết, lúc được ăn một bữa no quá thì lại lăn ra chết. Chả biết con xe của tôi có giống bà lão không?

Em gái bán xăng cầm cái đầu bơm xăng cứng ngắc, tròn tròn, dài dài, cong cong chọc thẳng vào cái lỗ đen ngòm trên bình xăng, tới khi nước trào ra từ hai bên mép lỗ và chiếc đầu bơm giật giật, em gái mới rút đầu bơm ra: “Tròn 8 chục anh ạ!”. “Sao nhiều thế nhỉ?” “Dạ, xăng mới tăng nhẹ thêm 1 nghìn đồng/lít mà anh!” “Lại tăng? Sao tăng lắm thế?” “Đâu mà lắm hả anh? Trước khi tăng nhẹ 1 nghìn đồng/lít thì xăng đã có tới 3 đợt giảm mạnh, mỗi đợt 2 trăm đồng/lít, thế là đúng quy trình rồi còn gì!”. Vậy là tôi lại rút số tiền vừa cướp được trong túi ra, ngậm ngùi đưa cho em bán xăng 8 chục…

“Toét!!!” – Vừa phóng xe qua chỗ ngã ba thì gặp ngay anh công an từ gốc cây lao ra thổi còi và chặn xe tôi lại. Tôi xuống xe, hỏi rụt rè: “Dạ, em bị lỗi gì ạ?” “Anh đi vào đường cấm” “Ngày nào em cũng đi qua đoạn này, có thấy cái biển cấm nào đâu?” “Anh không thấy là đúng rồi, vì chúng tôi vừa cắm sáng nay, và cắm khuất ngay sau gốc cây! Lỗi này giữ xe chục ngày, và phạt một triệu đấy!”. Xong, giọng anh công an đột nhiên trầm xuống, giống hệt giọng MC Lại Văn Sâm trong chương trình “Ai là triệu phú?”: “Thế giờ anh chọn phương án nào?”.

Tôi ngẫm ngợi: “Hỏi ý kiến khán giả trường quay” thì không được rồi, vì nãy giờ tôi quên không lấy điện thoại ra quay. Hay là dùng trợ giúp “Gọi điện thoại cho người thân”? Nhưng nghĩ lại, tôi chỉ có mỗi người thân là vợ, mà vợ tôi lại đang đi chăn bò, có lẽ không mang điện thoại theo, mà kể cả có mang theo thì vợ tôi cũng ngu như bò, làm sao trợ giúp tôi được. Nên tôi thở dài, nói với anh công an: “Dạ! Có lẽ em xin dừng cuộc chơi tại đây để bảo toàn số tiền của mình ạ”.

Anh công an nhìn tôi cười: “Mới câu hỏi đầu tiên, sao mà dừng cuộc chơi được hả em!” Tôi cúi gằm: “Vâng, thế em xin chọn phương án 50/50”. Nói rồi, tôi lại rút số tiền vừa cướp được trong túi ra, đưa cho anh công an 5 lít. Anh công an cười tít và dặn dò tôi một câu rất đúng quy trình: “Lần sau đi đường nhớ quan sát cẩn thận em nhé!”.

Chào tạm biệt anh công an, tôi thẫn thờ , một tay lái xe, tay kia kiểm lại số tiền còn trong túi mà lòng tiếc ngẩn tiếc ngơ, đến nỗi tôi suýt tông phải một cái thanh gì đó chắn ngang đường, may mà tôi phanh lại kịp…

“Cái quái gì thế này?” – tôi quát um lên, và một thằng cha mặt lạnh như tiền thò đầu ra từ cái chòi vuông vuông như cái chuồng chim, bảo: “Trạm BOT thu phí đường cao tốc ra nghĩa trang đấy anh! Mời anh nộp phí!”. “Sao mọc lên nhanh thế? Sáng nãy tôi đi còn chưa thấy gì?” “Thì mọc lên nhanh, nhưng bù lại, lúc dỡ bỏ sẽ lâu, vậy là công bằng còn gì”. “Nhưng BOT cao tốc ra nghĩa trang thì phải đặt ở nghĩa trang chứ. Sao lại đặt ở đây?” “Anh cứ đùa! Đặt ở nghĩa trang thì ma nó nộp phí à?”

Biết đôi co chỉ tổ mất thì giờ, tôi rút tiền ra trả phí cho xong để còn về. Qua cái trạm BOT này là rẽ xuống thôn tôi, là về đất của tôi, toàn người quen thân rồi, tôi chả còn lo gì nữa. Tới cổng nhà mình, tôi thở phù nhẹ nhõm: vậy là thoát! Nhưng vừa kịp mở cổng, toan bước vào, tôi đã nghe giọng ai đó gọi sau lưng: “Chú về rồi đấy à! Tôi chờ chú nãy giờ!” Tôi quay lại: ra là bác trưởng thôn…

“Em chào bác! Có chuyện gì vậy bác?” – tôi hỏi lễ phép. Bác trưởng thôn tay cầm quyển sổ, tay cầm cái bút, đáp: “Thôn ta chuẩn bị xây cái miếu thờ thành hoàng làng. Thôn quyết định thu mỗi nhà 5 trăm nghìn, còn thừa thiếu bao nhiêu thôn sẽ bú, à nhầm, thôn sẽ bù”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Thành hoàng làng mình là thằng nào vậy bác?”. Bác trưởng thôn ngỡ ngàng: “Chết thật! Chú không biết thành hoàng làng mình là ai à? Để tôi kể cho chú nghe nhé, chú có biết cái gốc đa cổ thụ chỗ cuối làng mình không? Đó chính là nơi thành hoàng làng mình đã hi sinh đấy. Tôi đã được chứng kiến tận mắt cái đêm kinh hoàng nhưng mang đầy ý nghĩa lịch sử ấy!”

Bác trưởng thôn nói đến đó thì lặng đi, khẽ rùng mình, có vẻ như những ký ức đầy ám ảnh của cái đêm xa xưa đó lại hiện về. Tôi giục: “Bác kể cho cháu nghe đi!”. Bác trưởng thôn hít một hơi thật sâu, ánh mắt đau đáu, giọng nghèn nghẹn, và tiếp tục kể: “Đó là một đêm cuối hè, cả làng đang say giấc nồng thì chợt bừng tỉnh bởi tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng la hét, gào thét huyên náo ngoài đường. Chẳng ai bảo ai, cả làng đồng loạt túa ra xem, thì thấy một toán người hung hãn, gươm kiếm, gậy gộc nhoang nhoáng, đang đuổi theo một người đàn ông áo trắng. Người đàn ông áo trắng ấy chạy rất nhanh, nhưng có lẽ vì đã bị kẻ thù truy đuổi một quãng đường khá dài, nên ông ta kiệt sức, và đến chỗ gốc đa cổ thụ cuối làng thì đã phải dừng lại”.

“Người đàn ông áo trắng ấy chính là ông thành hoàng làng mình đúng không bác?” – nghe tôi hỏi, bác trưởng thôn gật đầu: “Phải!” “Thế còn kẻ thù truy đuổi ông ấy là bọn giặc phương nào?” “Giặc gì đâu, chúng là mấy thằng đầu gấu chuyên cho vay nặng lãi” “Ủa, vậy thành hoàng làng mình là…?” “Là một thằng vô công rồi nghề, đi vay lãi để chơi lô đề. Đến lúc không có tiền trả thì bỏ trốn rồi bị chủ nợ nó truy đuổi thôi”. “Thế rồi sao nữa bác?” “À, khi bị bọn chủ nợ với đầy dao kiếm, gậy gộc dồn vào gốc đa, thì thành hoàng làng ta mới hét lên rằng: “Tuy tao không cao, nhưng chúng mày sẽ phải ngước nhìn”, nói rồi, thành hoàng làng trèo lên cây đa, lôi sợi dây thừng trong túi ra, thắt cổ chết luôn. Đúng như lời thành hoàng nói, bọn chủ nợ đồng loạt ngước nhìn thành hoàng giẫy giụa trên cành đa, đến khi ông chết hẳn thì bọn chúng mới bỏ đi”.

“Nghe chuyện xong rồi, giờ nộp tiền đi nhỉ! 5 trăm nghìn!” – Câu nói của bác trưởng thôn làm tôi khẽ giật mình trở về với thực tại. Tôi ngập ngừng, nhưng cũng chả còn cách nào, đành rút ra 5 lít nộp cho bác trưởng thôn…

Khi bóng bác trưởng thôn còn chưa kịp khuất sau bụi chuối, tôi đã đóng cổng cái rầm, cài then, khóa chặt. Xong, giờ số tiền trong túi này là của ông mày! Ông đố thằng nào con nào cướp được của ông một xu, một hào…

Tôi vào, ngồi bệt giữa nhà, lôi nắm tiền ra kiểm lại. Xem nào: mình cướp được của chị mập ú cho con bú ấy 3 triệu, xong bị thằng trông xe cướp mất 5 chục, xăng mất 8 chục, BOT 1 chục, công an 5 lít, thành hoàng làng 5 lít, vậy là mình còn lại chưa đầy 2 triệu. Với 2 triệu này, mình…

“Bố ơi!” – nghe tiếng con gái gọi, tôi mừng rỡ quay ra, dang tay chực ôm con vào lòng, nhưng rồi tôi khựng lại, vì trên tay con bé hình như đang cầm tờ giấy gì, giọng nó lí nhí: “Cô giáo con gửi bố! Đây là các khoản thu đầu năm học của con”.

Tôi chụp lấy tờ giấy, và mắt nhòe đi: Ôi má ơi! Học phí, học thêm, quỹ lớp quỹ trường, quỹ đoàn quỹ hội… Gì nữa thế này? Tiền bán trú nửa triệu bạc, bằng đúng số tiền hôm vừa rồi tôi bán chó; Tiền giấy vệ sinh mà gần trăm nghìn: chả hiểu con mình đến trường để học hay để ỉa nữa đây. Rồi, còn cả tiền xây thêm nhà vệ sinh trường: khoản này phải thu là đúng rồi: ăn lắm thế mà không xây thêm nhà vệ sinh thì lấy đâu chỗ ỉa?

Phía bên dưới cùng, theo đúng quy trình, là chữ ký và dấu đỏ của trường kèm theo dòng ghi chú: các khoản thu đều dựa trên tinh thần tự nguyện, phụ huynh nào không nộp thì đừng trách nhà trường nhiều chuyện…

Thế là xong, tôi như sắp khóc, tôi lại trắng tay rồi, lại trở về là tôi lúc xưa, như chưa hề có cuộc cướp bóc. Tôi nằm vật ra nhà, rồi ngẫm lại lời dặn của cái chị mập ú cho con bú ấy mà thấy đúng quá: “Chú cướp kiểu nhỏ lẻ thế này không ổn đâu! Muốn thành công, phải cướp đúng quy trình, và có tổ chức, có quy mô…”

๖ۣۜMondeamons
24 tháng 1 2019 lúc 21:12

một lần đi học về và lỡ ... giẵm pải cút chó (mk đã trải nhiệm)

Không cân biết tên
24 tháng 1 2019 lúc 21:15

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng Trâu cày với ta

Trâu cười trâu đáp haha :

Mày cày thì kệ sai ta làm gì?

Hoang Thi Khanh Linh
Xem chi tiết
»ﻲ♥maŽΩÖm♥
31 tháng 1 2019 lúc 17:30

Sau bữa cơm tối, Hà – đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

– Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

– Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Hoang Thi Khanh Linh
31 tháng 1 2019 lúc 17:34

chuyện như kiểu tấm cám ......đó

Phước Lộc
22 tháng 2 2019 lúc 19:36

Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em

Truyện "Tấm Cám"  thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.

Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám - cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.

Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn.  Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.

Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.

Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.

Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình - Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.