Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Zịt Vàng Thuỷ
Xem chi tiết
Phạm Thúy Ngự
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
26 tháng 12 2023 lúc 18:16

  “Lặng lẽ Sa Pa” là chuyện ngắn xoay quanh về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu. Vì vậy anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Trong một lần anh gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ cùng lên thăm chỗ anh ở. Anh giới thiệu với họ về công việc và cuộc sống hàng ngày của mình. Công việc anh đòi hỏi tinh thần trách nghiệm cao nên anh tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ già  ngưỡng mộ anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung nhưng anh đã từ chối. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng hết lòng phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Song anh đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư, ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.​

Huge Roes
Xem chi tiết
Minh Anh
14 tháng 10 2021 lúc 20:07

tham khảo

 

Thúy Kiều là cô gái có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, sinh ra và lớn lên trong một gia đình viên quan ngoại có ba chị em. Một lần, trong dịp du xuân, nàng đã gặp một tài tử hào hoa phong nhã là Kim Trọng. Hai người đem lòng yêu nhau, đính ước với nhau sẽ ở bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tình yêu của hai người vô cùng tốt đẹp cho đến khi gia đình Kiều gặp nạn. Cha và em bị bắt, không còn cách nào khác, Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và trao lại mối nhân duyên này cho cô em gái Thúy Vân. Kiều bị Tú Bà và Mã Giám Sinh bán vào lầu xanh, ở đây, bọn chúng hành hạ, dày xéo, có lần Kiều định bỏ trốn thì bị Sở Khanh bắt lại, sau những trận đòn roi, Kiều buộc phải tiếp khách. Kiều được Thúc Sinh chuộc về làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư - vợ cả của Thúc Sinh vì ghen tuông mà bày mưu hãm hại nàng. Kiều bỏ trốn thì bị rơi vào một lầu xanh khác, tại đây Kiều gặp Từ Hải, hai người nên duyên với nhau. Từ Hải giúp Thúy Kiều báo ân báo oán, nhưng sau một thời gian ngắn mặn nồng, người anh hùng này tiếp tục ra đi vì chí lớn nhưng lại bị chết đứng. Thúy Kiều sau đó bị làm nhục và ép gả cho một viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng tìm đến cái chết thì được nhà sư Giác Duyên cứu mạng.

 

Gia đình sau nhiều năm vất vả đi tìm thì cuối cùng cũng tìm thấy nàng. Kiều đoàn tụ với gia đình nhưng lại từ chối nối lại tình xưa nghĩa cũ với Kim Trọng, hai người quyết định làm bạn bè để giữ vững tình cảm tốt đẹp.

phương anh trần
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
27 tháng 4 2022 lúc 20:57

Truyện thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Lê Đức Nam
Xem chi tiết
nguyễn thúy an
Xem chi tiết
Leesin ma sứ
1 tháng 10 2020 lúc 19:18

lên mạng soạn nha bạn ơi..!!!

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Minh Khánh
5 tháng 10 2020 lúc 21:51

giới thiệu về tác giả:

-tên:nam cao

-năm :1917-1951

-quê:hà nam

-ông là 1 nhà văn  hiện thực xuất sắc với những truyện dài,truyện ngắn.

hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn :năm 1943

tóm tắt những sự việc chính trong truyện lão hạc thì mình chưa nắm rõ phần này

Khách vãng lai đã xóa
Người iu JK
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 9 2016 lúc 21:34

1)Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

2)Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

3)Các đặt tên của tác giả rất phù hợp với bài.Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí - đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ - hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tên truyện, vì thế đã gợi ra được một tình huống đáng chú ý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi.

Nguyễn Huy Tú
26 tháng 9 2016 lúc 21:37

Bài 1:

Hai anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau vì bố mẹ li hôn, Thủy phải theo mẹ về quê. Trước khi đi, Thành dẫn em đến chia tay lớp học và sau đó chia đồ chơi. Cuối cùng Thủy đã để lại con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ cho anh.

Bài 3:

Nhan đề " Cuộc chia tay của những con búp bê: mượn cuộc chia tay của những con búp bê để nói lên sự vô lí của những cuộc li hôn do người lớn tạo ra mà những đứa trẻ vô tội phải gánh chịu.

Bài 2:

Văn bản nói về cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thủy.

 

Lê Khánh Linh
15 tháng 12 2016 lúc 21:54

3. Nội dung chính của chuyện nói về cuộc chia li đau đớn của 2ae Thành và Thủy trog h.cảnh bome các e li hôn. Đặt tên truyện là ' Cuộc chia tay của những con búp bê " sẽ tạo ra 1 tình huống tâm lí buộc người đọc phải tò mò, suy nghĩ về nd, ý nghĩa của câu chuyện : Búp bê là đồ chơi ưa thích của trẻ nhỏ chúng gợi lên thế giới trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên, ngộ nghĩnh ; Cũng như 2ae Thành và Thủy, những con búp bê trog sáng, vô tư kia đâu có lỗi lầm gì. Vậy mà chúng sít phải chia tay nhau :v

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 2 2019 lúc 10:29

Huấn Cao là nhân vật chính trong “Chữ người tử tù”, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Trong thời gian giam giữ trong ngục tù, ông cương trực và bất khuất. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao như dọn dẹp chỗ ở, dọn đồ ăn ngon nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường.Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử khi cả tù nhân và kẻ trọng tội không còn có sự phân biệt, họ hướng đến tình yêu nghệ thuật. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.

𝟸𝟿_𝟸𝟷
Xem chi tiết
bangtan soydean smile su...
8 tháng 9 2021 lúc 21:44

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Cỏ dại (hồi ký, 1944)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)Tự truyện (1978)Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…
Khách vãng lai đã xóa

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”

Khách vãng lai đã xóa
Ga
9 tháng 9 2021 lúc 13:05

1.

1. Xuất xứ

- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

2. Tóm tắt

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”): Vẻ ngoài và tính tình của Dế Mèn

- Phần 2 (còn lại): Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

Khách vãng lai đã xóa