Cho mình đề cương ôn sinh,công nghệ và địa 6 kì 2
cho mình xin đề cương sinh,địa,công nghệ 6 kì 2
CÔNG NGHỆ LỚP 6
CHƯƠNG 3: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. Ăn no đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể.
Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?
Bảo quản chất dinh dưỡng để chất dinh dưỡng ko bị mất đi nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm (lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến).
Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm?
Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.Câu 4. Nêu 2 nhóm nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến vi khuẩn?
Ở 100oC: đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.Từ 0oC – 37oC đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở nhanh chóng.Câu 5: Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.Ngộ độc do thức ăn bị biến chất.Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,…).Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.Câu 6: Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình?
Rửa tay sạch trước khi ănVệ sinh nhà bếpRửa kỹ thực phẩmNấu chín thực phẩmĐậy thức ăn cẩn thậnBảo quản thức ăn chu đáoCâu 7: Cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm độc?
Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoại tây mọc mầm, nấm lạ,…Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học.Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.Câu 8: Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm
Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiêt: Luộc, nướng, rán, xào, ...Phương pháp chế biến thực phẩm ko sử dụng nhiệt; trộn, nộm, muối dưa, ...Câu 9: Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Câu 10: Nêu cách phân chia và đặc điểm các bữa ăn chính trong ngày?
- Bữa sáng:
Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng.Bữa sáng nên ăn vừa phải.Không ăn sáng có hại cho sức khỏe vì hệ tiêu hóa phải làm việc không điều độ.- Bữa trưa:
Cần ăn bổ sung đủ chất.Nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.- Bữa tối:
Cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành, và các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày. Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.Câu 11: Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
Tìm hiểu nhu cầu của các thành viên trong gia đình;Xem xét điều kiện tài chính của gia đình;Sự cân bằng các chất dinh dưỡng;Thay đổi các món ăn.Câu 12: Cho biết cách thay đổi món ăn
Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán; Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng; Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn; Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.Câu 13: Nêu qui trình tổ chức bữa ăn?
Xây dựng thực đơn;Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; Chế biến món ăn;Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.Câu 14: Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hằng ngày
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn; Thực đơn phải có đủ loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn;Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.CHƯƠNG 4: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1: Thu nhập của gia đình là gì?
· Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
Câu 2: Nêu các nguồn thu nhập của gia đình.
- Thu nhập bằng tiền :
Thu nhập bằng tiền của mỗi gia đình được hình thành từ các nguồn khác nhau.
- Thu nhập bằng hiện vật :
Tùy theo địa phương mà các hộ gia đình thu nhập bằng hiện vật do mình làm ra như thủy sản, gia cầm, gia súc,... các loại nông sản, rau củ, quả và các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ như may mặc, mây tre đan, thêu ren,…
Câu 3: Chi tiêu của gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
Câu 4: Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình?
Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.
Câu 5: Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch?
Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với khả năng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí theo 3 trường hợp sau:
Rất cần: bệnh nặng, nhà ở, ăn, mặc, học tập …Cần: như trênChưa cần hoặc không cần: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, laptop, giường nệm, quần áo mới hoặc rẻ tiền, hạ giá,…SINH LỚP 6
Câu 1: Khái niệm vi sinh vật? Đặc điểm chung của VSV?
Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ (đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2m) hoặc nhân thực (đường kính tế bào khoảng 10 – 100m), một số là tập hợp đơn bào.Đặc điểm chung: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.Câu 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Các loại môi trường cơ bản:
Môi trường tự nhiên là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.Môi trường tổng hợp là môi trường trong đó các chất đều đã biết t/p hóa học và số lượng.Môi trường bán tổng hợp là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng.Các kiểu dinh dưỡng:
Dựa vào nhu cầu của sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
Câu 3: Trình bày quá trình hô hấp và lên men.
Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.Môi trường có oxi thì thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí, môi trường không có oxi thì thực hiện quá trình lên men hoặc hô hấp kị khí.So sánh quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men:
Hô hấp kị khí | Hô hấp hiếu khí | Lên men | |
Khái niệm | Là quá trình phân giải cacbohiđrat. | Là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ. | Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim. |
Điều kiện xảy ra | Không có oxi | Có oxi | Không có oxi |
Nơi diễn ra | Màng sinh chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực | Trong tế bào chất | |
Chất nhận điện tử | Các phân tử vô cơ | Oxi | Các phân tử vô cơ |
Sản phẩm | ATP | CO2, H2O và ATP | Rượu, giấm, axit lac |
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Câu 1: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? Thời gian thế hệ là gì?
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó được phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g):
Nt = No. 2n
Câu 2: Thế nào là nuôi cấy liên tục và nuôi cấy liên tục?
Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Quần thể VK trong nuôi cấy ko liên tục gồm 4 pha:
Pha tiềm phát (pha lag): VK thích nghi vs môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim hình thành để phân giải cơ chất.Pha lũy thừa (pha log): VK sinh trưởng vs tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.Pha cân bằng: Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
ĐỊA LÍ 6
Câu 1: Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?
Trả lời:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng .
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm.
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…
Câu 2: Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản?
Loại khoáng sản | Tên khoáng sản | Công dụng | |
Năng lượng (Nhiên liệu) | Than nâu, than bùn, dầu mỏ, khí đốt… | Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất. | |
Kim loại | Nặng | Sắt, mangan, titan, crom,... | Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ra các loại gang, thép... |
Màu | Chì, kẽm … | ||
Phi kim loại | Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, cát, sỏi … | Nguyên liệu sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng, .... |
Câu 3: Cho biết tỉ lệ các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì?
Trả lời:
- Thành phần của không khí bao gồm:
Khí Nitơ: 78% Khí Ôxi: 21% Hơi nước và các khí khác: 1%- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp…
Câu 4: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng?
Trả lời:
Các tầng | Đối lưu | Bình lưu | Các tầng cao |
Vị trí | Sát mặt đất | Nằm trên tầng đối lưu | Nằm trên tầng bình lưu |
Độ cao | 0 → 16km | Từ 16km → 80km | Trên 80km |
Đặc điểm | - Tập trung 90% không khí - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng - Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,… - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC | - Có lớp ôdôn => ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. | - Không khí cực loãng. |
Đề cương ôn thi học kì công nghệ lớp 6
Câu 1: Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp.
Đây là đề cương môn công nghệ, mình có nhiều đề cương lắm các bạn trả lời giúp mình nhé!
Mình đã xem câu hỏi tương tự thấy các bạn ko có đề cương thì xem của mình nhé
Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ là:
- Lau chùi nhà cửa kết hợp quát dọn thường xuyên.
- Luôn luôn để đồ, để vật đúng nơi đặt nó.
- Cọ rửa các vật dụng chứa nước trong gia đình.
- Phát quang cỏ cây quanh nhà.
Có bạn nào có đề cương ôn Lịch sử và Địa lí lớp 6 giữa học kì II k ?
( Sử+ Địa )
Viết vào đây cho mình ôn nhé !!!
(,,,T^T,,,)
Đề cương ôn thi học kì công nghệ lớp 6
Câu 3: Cách chọn vải may rèm và công dụng của rèm.
Sắp đến kì thi rùi, nhân tiện mình chúc mừng luôn những bạn nào thi tốt nha còn bạn nào điểm kém thì cố gắng lên nhé! Hẹn gặp lại các bạn vào những đề cương khác của mình nha! Good luck, bye
Ai cho mình cái đề cương ôn công nghệ
Có thể soạn cho mình
Ôi trời thế thì viết đến bao giờ! Khi nào bạn bảo ai chụp rồi gửi cho
Hello mn mk là yến 12 tuổi
Mk có đề thi chính thức học kì 2 lớp 5 và học kì 1 lớp 6 bạn nào cần ib với mình hoặc bình luận ở dưới sau đó mk đăng đề lên nha có toán tv lớp 5 đề ôn tập toán 6 vật lý 6 sinh học 6 công nghệ 6,................
Dạ bạn xin đề môn gì ạ
bạn vào nhắn tin vs mk nhé
cho mk xin môn toán và môn văn anh nữa nha
Cho mình đề cương ôn GDCD với LS lớp 6 kì 2
Liên hợp quốc được thành lập vào năm nào?
Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới kí Liên hợp quốc và vào thời gian nào?
Nội dung của bản Liên hợp quốc? ( 4 nhóm quyền cơ bản)
Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập?
Ý nghĩa của việc học tập? ( tầm quan trọng)
Trách nhiệm của nhà nước, gia đình?
Công dân là gì? Quốc tịch là gì? Quyền và nghĩa vụ của công dân với đất nước? Nêu các trường hợp có quyền là công dân Việt Nam? Việt kiều là gì?
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông? Biện pháp tránh gây tai nạn giao thông? Các loại biển báo giao thông? Quy định về đường đi ( có trong SGK).
Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng...? Ý nghĩa (có trong SGK)
Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi nào là xâm phạm về chỗ ở? Tình huống: Khi bị người khác xâm phạm về chỗ ở, em sẽ làm gì?
Quyền đảm bảo an toàn thư tín... là gì? Ví dụ về hành vi vi phạm quyền đảm bảo an toàn thư tín...?
Chúc bạn thi học kì II thật tốt nha!
cho mình xin đề cương ôn tập Môn cộng nghệ lớp 6
1. Thế nào là trang phục đẹp ? Lấy ví dụ .
2. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là gì ? Lấy ví dụ .
3.Thu nhận bằng tiền , hiện vật của gia đình em là gì ?
Đó là phần tự luận
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- CÔNG NGHỆ 6
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1 | Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như: |
A) | khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh |
B) | khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh |
C) | khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh |
D) | khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh |
Câu 2 |
Thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như: |
A) | Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet . |
B) | Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối Internet . |
C) | Điều khiển, máy tính không có kết nối Internet . |
D) | Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối internet . |
Câu 3 | Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như |
A) | Chuông báo, tin nhắn, đèn báo. |
B) | Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà |
C) | Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà |
D) | Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà |
Câu 4 | Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam |
A) | Nhà ở nông thôn, nhà nổi |
B) | Nhà ở các khu vực đặc thù, nhà chung cư |
C) | Nhà ở nông thôn, nhà thành thị, nhà ở các khuc vực đặc thù |
D) | Nhà mặt phố, nhà sàn |
Câu 5 | Yếu tố nào tạo nên ngôi nhà bền và đẹp? |
A) | Gạch, cát |
B) | Xi măng, cát |
C) | Gỗ, đá, cát |
D) | Vật liệu xây dựng |
Câu 6 | Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh là: |
A) | xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh- Hoạt động. |
B) | hoạt động- Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh |
C) | nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành |
D) | nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành- Hoạt động. |
Câu 7 | Ngôi nhà thông minh có các đặc điểm nào? |
A) | An ninh, an toàn, tiết kiệm năng lượn |
B) | Tiện ích, an ninh, an toàn, tiết kiệm năng lượng |
C) | Tiện kiệm năng lượng, an ninh, an toàn |
D) | Tiện ích, tiết kiệm năng lượng |
Câu 8 | Máy thu hình tự động mở kênh truyền hình yêu thích, là hệ thống điều khiển nào trong ngôi nhà thông minh? |
A) | Nhóm hệ thống camera giám sát an ninh |
B) | Nhóm hệ thống chiếu sáng thông minh |
C) | Nhóm hệ thống giải trí thông minh |
D) | Nhóm hệ thống an ninh, an toàn |
Câu 9 | Loại thực phẩm nào cung cấp nhiều chất đạm? |
A) | Thịt bò |
B) | Gạo |
C) | Mỡ lợn |
D) | Ngô hạt |
Câu 11 | Chất khoáng nào tham gia vào quá trình cấu tạo và là thành phần của hồng cầu trong máu |
A) | Sắt |
B) | Calcium (canxi) |
C) | Iodine (I ốt) |
D) | Nhôm |
Câu 12 | Thế nào là bữa ăn hợp lí? |
A) | Có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng. |
B) | Có sự phối hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn, không cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể về dinh dưỡng. |
C) | Không có sự đa dạng các loại thực phẩm mà chỉ tập trung vào một loại thực phẩm mà người dùng yêu thích, cung cấp vừa đủ nhu cầu của cơ thể về năng lượng. |
D) | Có nhiều món ăn được tạo ra từ các loại thực phẩm, không chú trọng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể |
Câu 13 | Vì sao nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người? |
A) | Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. |
B) | Nước là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. |
C) | Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp có thể điều hòa thân nhiệt. |
D) | Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. |
Câu 14 | Các loại thực phẩm như: Trứng, thịt, cá cung cấp chủ yếu loại khoáng chất gì? |
A) | Sắt |
B) | Calcium (canxi) |
C) | Iodine (I ốt) |
D) | Vitamin B |
Câu 15 | Đồ ăn nào dưới đây chứa nhiều chất béo nhất ? |
A. | Gạo. |
B) | Bơ. |
C) | Hoa quả. |
D) | Khoai lang. |
Câu 16 | Loại thức phẩm nào cần ăn hạn chế nhất theo tháp dinh dưỡng cân đối? |
A) | Muối. |
B) | Đường. |
C) | Dầu mỡ. |
D) | Thịt. |
Câu 17 | Chọn phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm : |
A) | Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn |
B) | Cắt lát thịt cá sau khi rửa và không để khô héo |
C) | Không để ruồi bọ bâu vào thịt cá |
D) | Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài |
Câu 18 | Phương pháp chế biến thực phẩm nào dưới đây có sử dụng nhiệt? |
A) | Trộn hỗn hợp |
B) | Luộc |
C) | Trộn dầu giấm |
D) | Muối chua |
Câu 19 | Phương pháp chế biến thực phẩm nào dưới đây không sử dụng nhiệt? |
A) | Hấp |
B) | Muối nén |
C) | Nướng |
D) | Kho |
Câu 20 | Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm: |
A) | Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh. |
B) | Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng. |
C) | Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín. |
D) | Tất cả các câu trên đều đúng. |
Câu 21 | Muốn đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần phải: |
A) | Ăn thật no |
B) | Ăn nhiều bữa |
C) | Ăn đúng bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng |
D) | Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm |
Câu 22 | Những món ăn phù hợp buối sáng là: |
A) | Bánh mỳ, trứng ốp, sữa tươi |
B) | Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu |
C) | Cơm, rau xào, cá sốt cà chua |
D) | Tất cả đều sai |
Câu 23 | Bảo quản thực phẩm có vai trò gì? |
A) | Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng. |
B) | Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài. |
C) | Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm. |
D) | Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng. |
Câu 24 | Chế biến thực phẩm có vai trò gì? |
A. | Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn. |
B. | Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm. |
C. | Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn. |
D. | Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn. |
Câu 25 | Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm? |
A. | Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố. |
B. | Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng. |
C. | Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng. |
D. | Ăn khoai tây mọc mầm. |
Câu26 | Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? |
A. | Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm. |
B. | Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng. |
C. | Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau. |
D. | Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín. |
Câu27 | Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm? |
A. | Làm lạnh và đông lạnh. |
B. | Luộc và trộn hỗn hợp. |
C. | Làm chín thực phẩm. |
D. | Nướng và muối chua. |
Câu 28 | Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm? |
A. | Làm lạnh và đông lạnh. |
B. | Luộc và trộn hỗn hợp. |
C. | Làm chín thực phẩm. |
D. | Nướng và muối chua. |
Câu 29 | Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến? |
A. | Chất béo. |
B. | Tinh bột. |
C. | Vitamin. |
D. | Chất đạm. |
Câu 30 | Trong những bữa ăn sau, bữa ăn nào hợp lý nhất? |
A. | Rau muống xào, Mướp xào, Canh su hào, cơm. |
B. | Trứng rán, Cá kho, Tôm rang, cơm. |
C. | Tôm rang, cà muối, cơm |
D. | Canh cua rau mồng tơi, rau muống xào, Thịt kho, cà muối, cơm. |