Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
thuongnguyen
16 tháng 4 2017 lúc 14:57

* Phân biệt tuyến nội tiết, với tuyến sinh dục, tuyến tuỵ và tuyến pha là

- Tuyến nội tiết : tiết các chất tiết được ngấm thẳng vào máu và vận chuyển trong cơ thể, lượng chất tiết ra (hoocmon ) ít nhưng có hoạt tính sinh học cao . Tham gia vào các quá trình sinh lí của cơ thể có liên quan đến trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng . Góp phần vào duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể , đảm bảo các hoạt động sinh lí diễn ra bình thường. Bao gồm các tuyến như tuyến giáp , tuyến tụy , ...

-Tuyến ngoại tiết :Tiết các chất tiết đổ vào ống dẫn và đổ ra ngoài tuyến , lượng chất tiết ra (enzim) nhiều , tham gia vào quá trình tiêu hóa .Bao gồm các tuyến như tuyến nhờn , tuyến lệ ,...

- Tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn (ở nam ) và buồng trứng ( ở nữ ) .Ngoài chức năng sinh sản còn có chức năng tiết các hoocmon testoteron và owsstrogen .

- Tuyến tụy là 1 tuyến pha , vừa có chức năng tiết dịch tiêu hóa ( chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmon . Có 2 loại hoocmon là insulin và glucagon có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu được ổn định .

-Tuyến pha là tuyến vừa có chức năng ngoại tiết , vừa có chức năng nội tiết

quang vũ
Xem chi tiết

Vai trò của hoocmon trong tuyến yên:

- Tiết hoocmon kích thích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác

- Tiết hoocmon ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lí trong cơ thể

- Hoạt động của tuyến yên chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh

Vai trò của hoocmon trong tuyến giáp:

- Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào

Vai trò của hoocmon trong tuyến tụy:

- Tiết hoocmon giúp điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định:

+ Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng

+ Glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng dường trong máu giảm

Vai trò của hoocmon trong tuyến trên thận:

- Tiết hoocmon điều hòa các muối natri, kali, trong máu

- Tiết hoocmon điều hòa đường huyết

- Tiết các hoocmon điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam 

Nguyễn Thị Kim Linh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
19 tháng 8 2016 lúc 9:25

a. 

b.  Vì tuyến tụy hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hoocmon: insulin, glucagon trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa)

Nguyễn Hoàng Duy Hùng
19 tháng 8 2016 lúc 9:28

a. Phân biệt tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết: 

Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài.Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt...

Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...

b. Nói: tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết. 

Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non

Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào (α tiết hoocmôn glucagôn và tế bào β tiết hoocmôn insulin) có chức năng điều hoà lượng đường trong máu.

  

 

 

 

Nguyen thi thu trang
19 tháng 8 2016 lúc 9:33
a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?c, Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?
Thùy Linh
Xem chi tiết
Thời Sênh
24 tháng 4 2018 lúc 21:31

+ Cấu tạo:
- Tuyến tụy vừa làm chức năng nội tiết vừa làm chức năng ngoại tiết.
- Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện điều hòa lượng đường trong máu.
+ Chức năng của tuyến tụy
- Khi đường huyết tăng trên 0,12%, tế bào b tiết Insulin chuyển glucôzơ thành glycôgen dự trữ trong gan và cơ.
- Khi đường huyết giảm dưới 0,12% tế bào a tiết glucagon chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu.
+ Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn ở tuyến tụy mà tỷ lệ đường huyết luôn ổn định, đảm bảo hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.

Nguyễn Thảo My
24 tháng 4 2018 lúc 21:45

+ Cấu tạo:
- Tuyến tụy vừa làm chức năng nội tiết vừa làm chức năng ngoại tiết.
- Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện điều hòa lượng đường trong máu.
+ Chức năng của tuyến tụy
- Khi đường huyết tăng trên 0,12%, tế bào b tiết Insulin chuyển glucôzơ thành glycôgen dự trữ trong gan và cơ.
- Khi đường huyết giảm dưới 0,12% tế bào a tiết glucagon chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu.
+ Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn ở tuyến tụy mà tỷ lệ đường huyết luôn ổn định, đảm bảo hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.

Cẩm Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
16 tháng 5 2017 lúc 19:30

Vai trò của tuyến yên:

được ví như nhạc trưởng chỉ huy các tuyến nội tiết khác. Y học còn gọi là tuyến thầy. Các hormon tuyến yên giúp điều hòa thân nhiệt, kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Vai trò của tuyến tụy:

Tuyến tụy tiết dịch tuy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. Ngoài ra còn có các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu.

chúc bạn học tốt

Phan Thùy Linh
15 tháng 5 2017 lúc 8:33

Vai trò của tuyến yên:

+ Tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.

+ Tiết hoocmon ảnh hưởng đến một số quá trình trong cơ thể.

Vai trò của tuyến tụy:

‐ Điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.

Cơ chế của tuyến yên

Sự phối hợp hoạt động của các tế bào a và b của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.
Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào a của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết.
cơ chế tuyến giáp

Sự hoạt động của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên theo cơ chế như sau: tuyến yên tiết ra chất TSH (thyroid stimulating hormon), thúc đẩy tuyến giáp trạng tiết ra T4. Khi nồng độ T4 trong máu giảm, tuyến yên lại tiết thêm TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng T4 cần thiết. Ngược lại nếu nồng độ T4(thyroxin) trong máu đã đủ hoặc cao thì tuyến yên tiết ít TSH đi, theo đó tuyến giáp sẽ tiết ít T4 phù hợp với nhu cầu cơ thể. Do đó khi có rối loạn về thần kinh và thể dịch, sẽ dẫn đến các bệnh của tuyến giáp. Dưới đây xin đề cập tới các bệnh thường gặp của tuyến giáp.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 5 2017 lúc 17:59

Tuyến tuỵ là một tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hoá (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng dường trong máu giảm.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 10 2019 lúc 15:42

Đáp án : C.

JakiNatsumi
Xem chi tiết
Ngô Phúc An
26 tháng 11 2019 lúc 21:42

Các sản phẩm này hầu hết đều hỗ trợ cho tiêu hóa

Khách vãng lai đã xóa
Sury Phạm
Xem chi tiết
Sinh Nguyễn Thị
17 tháng 4 2019 lúc 22:57

-Vì tuyến tụy tuyến sinh dục hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hormone insulin, glucagon... trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa).

-có vai trò trong việc điều hòa lượng đường huyết của cơ thể giữ ổn định ở mức 0.12%
+khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao \(\rightarrow\) kích thích tế bào \(\rightarrow\) tiết hoocmon insulin \(\rightarrow\) phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ \(\rightarrow\) đường trong máu giảm xuống
+khi lượng đường (glucose) trong máu giảm \(\rightarrow\) kích thích tế bào \(\rightarrow\) tiết hoocmon glucagon \(\rightarrow\) chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose \(\rightarrow\) đường trong máu tăng lên
nhờ có sự đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định