Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vy Ngô Hoàng
Xem chi tiết
Vy Ngô Hoàng
30 tháng 4 2022 lúc 16:56

giúp mình với 

NGÔ HOÀNG VY
Xem chi tiết
NGÔ HOÀNG VY
2 tháng 5 2022 lúc 11:04

giúp mình với (VĂN NGẮN) 

đỗ mạnh quân
Xem chi tiết

Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay alr rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà

Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Khách vãng lai đã xóa
đỗ mạnh quân
24 tháng 5 2021 lúc 13:04

= 1 bài văn nha mn

Khách vãng lai đã xóa
minh tam tran
Xem chi tiết
Ngô Huy Khiết
Xem chi tiết

Tham khảo:

Giải thích:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

Dẫn chứng:

Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 11 2018 lúc 5:11

 + Giải thích:

    → Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,...

    → Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

   + Dẫn chứng:

    → Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

    → Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Trần Văn Lộc
Xem chi tiết
Chi Khanh Le
3 tháng 5 2019 lúc 19:11

khi ta đã có tâm hồn yêu thương người khác nếu đọc một cuốn truyện đau thương chúng ta sẽ càng thương người hơn

Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Chu Bảo Ngọc
24 tháng 1 2022 lúc 15:21

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.

Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.

Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời...

Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.

Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh.

Khách vãng lai đã xóa
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
29 tháng 1 2021 lúc 13:00

Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

   Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

      nguồn là ở trên mạng,bn có thể tra mạng để tham khảo nhé!!!

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
29 tháng 1 2021 lúc 13:09

Em tham khảo :

Nhà thơ Xuân Diệu rất mê thơ Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nữ sĩ: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay nhuyễn thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn tròn cỡ quả cà pháo, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng (mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…). Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ dàng liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du:

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín, lớp vở bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương kín đáo khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.

Khởi My
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
2 tháng 3 2018 lúc 18:21

a, Trong cuộc sống , Những lúc chúng ta cảm thấy thất bại nhưng khi chúng ta lai đọc những 

văn chương thơ , truyện .. thì ta lại quên đi những nỗi buồn và biến nó thành những niềm vui.

b, Ai trong cuộc đời cũng có những tình cảm gia đình như bố mẹ ...nhưng khi đoc thơ chúng ta 

lại thấy quý cha mẹ hơn như bài " công cha như núi thái sơn ....."  

c, Văn chương đã phản ánh lại cuộc sống ; bài " Thân em như trái bần trôi gió dật sóng rồi biết nấp vào đâu "

d,Vd như bài " Côn sơn ca " Nguyễn TRãi

Bạn cho mình nhé