Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen thi thao
19 tháng 8 2017 lúc 8:56

theo em là các thế hệ học sinh cần nhận thức rằng đất nước việt nam là mồ hôi sương máu của ông cha ta để lại.là sự hi sinh anh dũng không màng khó khăn,gian khổ để có được đất nước việt nam như ngày hôm nay.chúng ta cần hành động là phải học tập thật tốt và đưa đất nước ta ngày càng tiến bộ sánh vai với các cường quốc năm châu,khẳng định mình trước những quốc gia khác.để cho họ biết rằng chúng ta không phải là một đất nước yếu hèn,mà chúng ta có thể mạnh hơn cả họ

TRần Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Thái Linh Chi
Xem chi tiết
khnh
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
19 tháng 3 2022 lúc 14:49

Tham khảo:

Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là một công dân của đất nước này, mỗi chúng ta cần cố gắng trong chính cuộc sống của mình để góp một phần công sức nhỏ cho sự nghiệp nước nhà.

💠꧁༺๖ۣۜYuikoshi༻꧂💠
19 tháng 3 2022 lúc 14:50

I. MỞ BÀI

- Ngày trước, nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo - tức vua quan trong triều đình càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.

- Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ" của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

1. Văn bản: “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn

- Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “...các khanh thấy thế nào?”.

- Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.

- Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...

- Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".

- Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thủ như Hoa Lư.

- Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đình, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

2. Văn bản: “Hịch tướng sĩ” với Trần Quốc Tuấn

- Hưng Đạo Vương Trần Ọuốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc.

- Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu.

- Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khóa cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà.

- Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bằng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua.

- “Hịch tướng sĩ" ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: “dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng"

- Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thẳng trong tay bọn giặc mạnh nhất.

III. KẾT BÀI

- Qua hai văn bản ‘‘Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.

- Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.



 

8A Vĩ Phụng
Xem chi tiết
Lê Thu Quỳnh
11 tháng 5 2022 lúc 10:48

Lên mạng đầy ă cậu :))))))

Musion Vera
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 7 2019 lúc 21:29

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

19 Lưu Đức Mạnh
Xem chi tiết
nguyenthiennhan
Xem chi tiết
Buddy
15 tháng 4 2021 lúc 21:04

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Nguyễn Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 21:29

b, .Đoạn văn trên nói về lòng căm giận của vị chủ tướng trước cảnh nước mất nhà tan. Đây là lời của vị chủ tướng nói với binh sĩ nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ.