Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Duc Quyen
Xem chi tiết
Ngọc Mai_NBK
23 tháng 2 2021 lúc 12:06

Trả lời:

Vai trò của chăn nuôi: 

- Cung cấp thực phẩm: sửa, thịt, trứng

-Cung cấp sức kéo: trâu, bò cho canh tác nông nghiệp.

-Cung cấp phân chuồng, phân sinh học.

-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ: da, lông, sừng,...

Các ví dụ: Nuôi gà lấy trứng; nuôi lợn lấy thịt, nuôi trâu bò kéo cày; nuôi cá sấu lấy da,...

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 10:47

Vai trò của ngành chăn nuôi ở địa phương em:

- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người. Ví dụ như: thịt, trứng, sữa….

- Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi.

- Chăn nuôi cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa….Ngoài ra, còn phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.

- Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

- Chăn nuôi là mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Liên hệ: Ở địa phương em, chăn nuôi đang là ngành nghề tạo ra kinh tế chính cho các hộ dân trong vùng. Ngoài ra, chăn nuôi còn giúp cung cấp sức kéo, phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp; cung cấp thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày.

PEN PETER
Xem chi tiết
Trung Quang
1 tháng 5 2022 lúc 20:16

bài khó thế

 

WA-LEE 2011
1 tháng 5 2022 lúc 20:19

vì nhà em thích nên nuôi , cả địa phương em cũng thế( bảo cô giao bài tập)

Minh Lệ
Xem chi tiết

Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

* Về kinh tế xã hội: 

   Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.

* Về vị trí địa lí: 

  Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.

  Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.

* Về điều kiện tự nhiên: 

  Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.

Phạm Đức Anh
Xem chi tiết
Chi Quỳnh
Xem chi tiết
Anti Spam - Thù Copy - G...
10 tháng 3 2021 lúc 20:05

-Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

+Luộc: trứng luộc, rau muống luộc, gà luộc.

+Nấu: Canh chua, canh bí đỏ, canh cà chua.

+Kho: Cá cam kho, thịt bò kho, gà kho sả.

-Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước:

+Hấp(đồ): bánh bao, bánh plan, trứng hấp.

-Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:

+Nướng: thịt nướng, đùi gà nướng, tôm nướng muối ớt.

-Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:

+Rán(chiên): cơm chiên, tôm chiên, khoai lang chiên.

+Rang: đậu phộng rang, gà rang muối, tôm rang me.

+Xào: rau muống xào, su su xào thịt, đậu que xào.

-Trộn dầu giấm: cải xoong trộn trộn dầu giấm, salad rau trộn dầu giấm, salad Nga

-Trộn hỗn hợp: nộm rau muống, mì trộn, gà trộn.

-Muối chua:

+Muối xổi: cà pháo muối xổi, bắp cải muối xổi, dưa leo muối xổi.

+Muối nén: cà muối nén, cà tím muối nén, cà pháo muối nén.

(Lưu ý: có thể sai :D)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 3 2018 lúc 8:48

- Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.

- Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hơn là một ngước nghèo tài nguyên.

- Một quốc gia ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại, một quốc gia khác có đội ngũ lao động kĩ thuật đông đảo là điều kiện thuận lởi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Có thể lấy ví dụ về vị trí địa lí của nước ta:

   + Thuận lợi: Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

   + Khó khăn: Có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (lũ lụt, hạn hán, bão,...).

Ngọc Hân Phạm Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Hân Phạm Nguyễn
11 tháng 1 2022 lúc 13:51

Mọi người giúp mink với nha.Mình cần gấp để ôn thi nha các bạn

 

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống:

+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

+ Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, vai trò hạt nhân phát triển bền vững.

- Ví dụ: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người về nhu cầu ăn, uống, sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế.