Nêu những Hành động nói trình bày trong văn bản lão hạc? Nó được thực hiện bằng cách nào
Mn ơi giúp mk với mk đang cần gấp ạ
Dựa vào văn bản Lão Hạc hãy viết một đoạn văn diễn dịch làm rõ câu chủ đề sau:"Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, Lão Hạc vẫn hiện lên với những phẩm chất đáng quý" mn ơi giúp mình với mình cần gấp
Xét về mục đích nói câu “Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.”là kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Nêu cách thực hiện hành động nói trong câu đó?
Em cần gấp ạ
câu trần thuật
hành động nói : trình bày
cách thực hiện hành động nói : khi người nói muốn biểu đạt , trình bày một suy nghĩ tư tưởng của bản thân với khán giả , người đọc.
Hãy tìm hành động nói trong cách câu sau (1) (2) (3) (4) trong đoạn văn thể hiện hành động nói nào? [...] Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt(1)! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão(2). Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão(3). Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”(4)
Có bạn nào giúp mk câu này với, mk đang ôn học kì nên mong mn giúp đỡ. Mk cảm ơn mọi người rất nhiều ạ!
Ca Huế là một trong những di sản văn hóa quý báu của dân tộc.Theo em chúng ta cần làm gì để gìn giữ những di sản văn hoán quý báu đó?Trình bày bằng 1 đoạn văn( khoảng 5 đến 7 câu), trong đoạn văn có sử dụng câu có cụm C-V mở rộng( Gạch chân và chú thích rõ 1 câu có cụm C-V mở rộng).
qua truyện ngắn lão hạc của nhà văn nam cao, em hãy là sáng tỏ nhận xét sau:
truyện ngắn lão hạc đã thể hiện một cách chân thực , cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng ở họ
giúp mình với!!! mình đang cần gấp TT! xin cảm ơn trước ạ!!!
*Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!
*Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.
*Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.
Nhắc đến truyện ngắn Lão Hạc, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, người ta nghĩ ngay đến nhân vật cùng tên, một điển hình của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám mà quên mất một hình tượng cũng hết sức thành công khác trong truyện: Nhân vật "tôi"-ông giáo. Có thể nói, dù không phải là nhân vật chính, xuất hiện với vai trò là người kể chuyện, hiện lên chỉ với vài nét ngắn gọn qua lời kể của chính mình nhưng nhân vật ông giáo "tôi" là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao, mang nhiều giá trị nghệ thuật, trong có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Đúng như nhận định của Trần Đăng Suyền, "Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945" (trong bài viết Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn). Ông đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán khá muộn, khi trên văn đàn đã có những cây bút đại thụ với nhiều đỉnh cao không dễ gì vượt qua như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... Thế nhưng bằng sự ý thức sâu sắc về quan điểm nghệ thuật của mình, Nam Cao đã "biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa). Với cách đi của riêng mình, Nam Cao đã sáng tạo nên những điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi hiện thực Việt Nam. Ngày nay, những Chí Phèo, Thị Nở, dì Hảo, lão Hạc... không chỉ còn là nhân vật trong trang sách nữa mà đã bước ra cuộc đời, in đậm dấu ấn trong đời sống văn học dân tộc.
Trong truyện ngắn Lão Hạc, bên cạnh nhân vật chính là một điển hình xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước 1945, nhân vật ông giáo tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng lại mang nhiều giá trị hiện thực rõ nét. Đây là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nước ta trước Cách mạng, cụ thể là những người dạy học mà tác giả gọi là những "giáo khổ trường tư". Không được khắc họa đậm nét như anh giáo Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn, nhưng qua một ông giáo "tôi" trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp nhiều ông giáo khác ở nước ta trước năm 1945. Đó là những trí thức nghèo khổ, sống lay lắt bằng đồng lương ít ỏi ở các trường tư. Cuộc sống họ cũng chẳng hơn gì cuộc sống của người nông dân, cũng bấp bênh, túng quẫn và bế tắc. Trong truyện, gia đình ông giáo thường xuyên rơi vào cảnh "cùng đường đất sinh nhai", con cái nheo nhóc, bệnh tật liên miên, vợ "khổ quá rồi" đến nỗi "cái bản tính tốt" của thị "bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Cũng như văn sĩ Hộ trong Đời thừa, văn sĩ Điền trong Giăng sáng, ông giáo "tôi" trong Lão Hạc cũng phải "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" (Trần Tế Xương). Đây chính là cuộc sống của trí thức tiểu tư sản nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng ở nước ta trước năm 1945 mà nhân vật ông giáo "tôi" là một người tiêu biểu.
Trong hoàn cảnh đời sống chật vật, túng thiếu, quẫn quanh ấy, các nhân vật trí thức của Nam Cao thường rơi vào bi kịch giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực khốn cùng trói buộc, giữa khát vọng lớn lao với chuyện áo cơm ghì sát đất. Ông giáo trong Lão Hạc là một tiêu biểu cho bi kịch này của những "giáo khổ trường tư" nước ta trước Cách mạng. Ông giáo "tôi" cũng từng có "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng", một thời mà "mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét". Nhưng "một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về, trả cho đất chôn nhau cắt rốn" (Sống mòn), và rồi sau nhiều lần "cùng đất sinh nhai", con cái ốm đau nheo nhóc, vợ "khổ quá rồi", những ước mơ, hoài bão của thời trai trẻ ấy chỉ còn trong "cái kỉ niệm của một thời", đã ngủ yên trong kí ức và sau này chưa một lần ông giáo nhắc lại. Có thể nói, dù không được tác giả khắc họa đậm nét như bi kịch "một kẻ vô ích, một người thừa" giằng xé trong nội tâm của các Điền, Hộ, Thứ,... nhưng qua những gì ông giáo nghĩ về "những quyển sách rất nâng niu", về "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng", về cuộc sống bấp bênh, nghèo túng hiện tại, ta hiểu ở nhân vật này cũng có những nỗi khổ khó nói ra. Trong Sống mòn, Nam Cao khẳng định: "Đau đớn thay những kiếp sống muốn khao khát lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất". Hay như trong Đời thừa, ông viết: "Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt". Đó chính là nỗi đau của những trí thức tiểu tư sản làm nghề dạy học ở nước ta trước 1945 mà anh giáo Thứ, ông giáo "tôi" là những điển hình.
Không chỉ là "nhà văn hiện thực xuất sắc", Nam Cao còn là "nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn". Và "cái góc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo" (Trần Đăng Suyền, tài liệu đã dẫn), bởi hơn ai hết, ông ý thức được rất rõ giá trị chân chính của "một tác phẩm thật giá trị" là giá trị nhân đạo của nó. Trong Đời thừa, nhà văn viết: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần hơn". Quả thực, Nam Cao đã làm được những gì ông quan niệm. Giữa lằn ranh mong manh của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên, nhà văn đã không bị chao đảo, nghiêng lệch về chí tuyến bên kia bởi ông đứng vững chắc trên nền tảng chủ nghĩa nhân đạo. Nam Cao là "nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân - phong kiến".
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
Mn ơi giúp mình với ạ 😭😭
Mk đang cần gấp,mong mn giúp đỡ ạ
Câu 1: Trình bày đặc điểm giới hạn lãnh thổ nước ta?
Câu 2:Nêu đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên?
Câu 3: Kể tên các con sông chảy qua địa bàn huyện Thủy Nguyên?
Mk cảm ơn mn trước nha😘😘😘
Tham khảo
câu 1;
Vị trí và giới hạn lãnh thổ
- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2. - Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. - Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). - Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
c2;- Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
+ Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, Đông Nam á đất liền và Đông Nam á hải đảo.
+ Vị trí ở vị trí tiếp xúc giữa các luồng sinh vật và luồng gió mùa.
c3;Sông bạch đằng ; sông kinh thầy; sông cấm ;......
1.viết đoạn văn nêu cảm nhận về lão hạc khi bán cậu vàng bằng cách diễn dịch.
Mọi người giúp mik nhanh nhé, tại vì mik đang cần gấp cảm ơn rất nhìu ạ
Tham khảo:
Sau khi bán Vàng, ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.
Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết. Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân.
viết kịch bản lão bán chó vàng trích trong truyện LÃO HẠC
giúp mình với ạ mình đang cần gấp.
Viết đoạn văn (T-P-H) trình bày cảm nhận của em về lão Hạc. Trong đó có sử dụng 1 trợ từ và câu bị động.
giúp mk vs ạ! đoạn văn không có trên mạng thì càng tốt ạ