Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Đăng khoa Đinh
Xem chi tiết
Rindưuhấu
Xem chi tiết
TrungHieu Nghiêm
10 tháng 10 2023 lúc 21:59

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian.

Bình luận (1)
Ngọc Anh Dũng
Xem chi tiết
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
17 tháng 3 2019 lúc 20:50

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng, một nền ẩm thực độc đáo. Đối với đất nước Hàn quốc có kim chi cũng với những loại rau muối khác. Hay Pháp nổi tiếng với những món bánh cupcake thơm ngậy. Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng mà không quốc gia nào có được. Ẩm thực cũng là một đặc điểm thu hút du khách. Ẩm thực Việt trong con mắt du khách luôn tạo một sự hứng thú và tò mò. Một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Việt Nam chính là nền âm thực ấy. 

Ẩm thực Việt rất phong phú và đa dạng, được chia ra nhiều thể loại khác nhau. Nổi bật có ẩm thực truyền thống, ẩm thực vùng miền, ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố… Mỗi loại lại có nét riêng. Đối với ẩm thực truyền thống, có một món ăn mà không thể không kể đến đó chính là bánh chưng. 

Thuyết minh về cái bánh chưng

Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng (bánh tét) được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Sự tích liên quan đến một vị vua Hùng đời thứ sáu. Ông đã nghĩ ra cách chế biến bánh chưng và bánh giầy để dâng lên vua cha và được nhường ngôi. Từ đó đến nay, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc của các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về. Bánh chưng được làm một cách khá cầu kì. Đầu tiên là chọn nguyên liệu để làm bánh. Nguyên liệu làm bánh bao gồm lá rong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lạt buộc, một số gia vị thông thường, đạc biệt không thể thiếu hạt tiêu. Trước tiên là lá rong. Lá rong là một loại lá được trồng rất nhiều ở miền bắc Việt Nam. Lá có màu xanh đậm, gân lá vòng cung rõ ràng, thường mọc thành từng bụi. Lá to có thể dài đến 80 cm. Lá có hình quạt. Lá rong dùng để làm vỏ bánh. Bởi tính chất dai khi nấu chín, đặc biệt là có mùi thơm và màu xanh bắt mắt, nên lá rong được chọn để làm vỏ của bánh chưng. Lá rong khi cắt hoặc mua sẽ được đem hơ qua lửa (nướng qua) hoặc phơi nắng cho mềm, tránh rách khi gói bánh. Sau đó, lá rong tiếp tục được cắt bớt cuống lá cũng như sống gân lá chính giữa và rửa sạch. Vậy là nguyên liệu để làm vỏ bánh đã sơ chế xong. Tiếp theo đến phần bánh. Đầu tiên là gạo nếp. Gạo nếp là một loại gạo có hàm lượng amilopectin rất cao khoảng 90% chính vì vậy nó làm cho gạo nếp khi được nấu chín sẽ rất dẻo, đặc biệt có mùi thơm rất hấp dẫn. Dựa vào tính chất này nên người ta chọn gạo nếp để làm bánh chưng. Gạo nếp sẽ được ngâm trong nước khoảng 5 tiếng, sau đó vo sạch, nêm muối vừa ăn. GẠo là thế, đỗ xanh cũng được chuẩn bị kĩ càng. Đỗ xanh là loại đỗ có màu vàng tươi, rất thơm khi nấu chín. Thường người gói bánh sẽ chọn loại đỗ xanh đã bóc vỏ để tiết kiệm thời gian sơ chế. Loại đỗ này rất dễ dàng mua được tại các siêu thị cũng như cửa hàng tạp hóa. Đỗ sau khi mua về sẽ được ngâm với nước khoảng 6 đến 7 tiếng để nở hoàn toàn. Nguyên liệu tiếp theo kể đến là thịt ba chỉ. Thịt ba chỉ se được cắt miếng mỏng nhưng vuông, cạnh chừng 4 đến 5 cm tùy bánh to hay nhỏ. Thịt được ướp với gia vị thông thường và hạt tiêu. Hạt tiêu sẽ giúp miếng thịt đậm đà, thấm gia vị, thơm và đặc biệt là trung hòa các vị của gia vị khác khiến cho miếng thịt không bị ngậy quá. Nguyên liệu cuối cùng là lạt buộc. Lạt buộc được làm từ tre dẻo, thân tre chẻ mỏng rất dai, được mang đi ngâm nước hoặc luộc qua cho mềm dễ buộc. Lạt buộc được dùng để cố định bánh lại khi luộc. Nếu không có lạt buộc chiếc bánh không thể được hoàn tất. Sau khi sơ chế các nguyên liệu làm bánh, sẽ đến giai đoạn gói bánh.

Bình luận (0)
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
17 tháng 3 2019 lúc 20:50

Gói bánh chưng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khéo léo của người gói. Bánh sau khi gói phải vuông, lá không bị rách, không chặt quá cũng không lỏng quá. Đầu tiên, trải một lớp lá, tiếp đến là gạo nếp, lớp tiếp theo là đỗ xanh, rồi đến thịt lợn, rồi đỗ xanh, cuối cùng là gạo. Sau đó người gói sẽ dùng tay của mình gói cho lá rong bao chọn lấy phần nhân bánh, gấp cho vuông lại, cuối cùng là dùng lạt buộc cố định. Cái khó là ở chỗ, người gói phải nới lỏng sao cho bánh vuông mà không bị chặt quá cũng hư lỏng quá. Bởi nếu chặt quá, phần bánh sẽ chín không đều hoặc dẫn đến bánh không chín được. Còn nếu lỏng quá, các lớp nguyên liệu của bánh sẽ không cố định và lẫn lộn vào nhau gây mất thẩm mĩ cũng như mất ngon. Gói bánh có được đẹp hay không là dựa vào tay nghê của người gói bánh. 

Công đoạn gói bánh đã xong đến khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Đó chính là luộc bánh. Bánh chỉ ngon khi được nấu bằng củi khô, trong một nồi gang to và dày. Nấu bánh chưng thường rất lâu, khoảng 6 tiếng đông hồ. Bởi bánh cần được chín đều và mềm. Lửa để nấu bánh cũng không quá to lửa mà chỉ liu riu nhỏ. BÁnh khi được nấu chín sẽ được để nguội định hình lại hình dạng bánh và được sắt ra đĩa để mọi người cùng thưởng thức. Bóc vỏ bánh ra ta sẽ thất một màu xanh rất đẹp và mùi thơm hấp dẫn. Cắt bánh ra sẽ thấp từng lớp từng lớp nhân bên trong cực hấp dẫn, miếng thịt thơm béo ngậy, lớp gạo nếp chín mềm dẻo ngọt thơm lừng. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị truyền thống. 

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình. Bánh chưng rất nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo cao. Ngoài món bánh chưng luộc, người ta có thể biến tấu thành các món hấp dẫn khác như bánh chưng rán. bánh chưng có thể ăn kèm với những món mặn khắc để tăng thêm hương vị của món ăn. 

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới. 

Bình luận (0)
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Tùng
22 tháng 3 2016 lúc 11:34

Mẹ em rất hiền
đẹp hơn cô tiên
mẹ không ham tiền
Chỉ yêu thương em.

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Thu Trang
22 tháng 3 2016 lúc 11:43

Cô giáo như mái chèo,
Người lái đò cần mẫn
Đưa em đến bến bờ
Của cánh cửa tri thức

Để vui lòng cô giáo,
Em hứa sẽ chăm ngoan
Em thương cô tha thiết ,
Người mẹ hiền thứ hai

Bình luận (0)
Nguyễn thị xuân mai
22 tháng 3 2016 lúc 14:03

Bài của mình là: Môn Địa không qua.

Hôm nay Địa không qua

Đứa nào cũng thấy lo

Đứa nào cũng thấy sợ

Nào thì bị ăn chửi

Nào​ thì bị vài roi

Đứa giỏi thì không qua

Đứa yếu thì lại qua

Đứa nào cũng lên coi

Thấy mình không có điểm​​​​​​​​

Đứa thì khóc oa oa​

Đứa thì cười ha ha

Lớp quay ra kêu lên

Đứa qua và không qua

Quay ra khóc hu hu

Nên lớp thành cái chợ

Xin giới thiệu đây là câu chuyện về kết quả không qua bài kiểm tra 15 phút môn Địa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (4)
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
6 tháng 8 2016 lúc 13:59

dàn bài nhé

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bình luận (3)
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Đào Thu Huệ
21 tháng 3 2016 lúc 20:43

. Chúng em đi học nhóm

. Thảo luận bài rất vui

. Bạn thân cùng 1 xóm

. Cùng nhau khoe điểm 10

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Thắng
21 tháng 3 2016 lúc 20:48

Lớp em 6a1

Nổi tiếng là thông minh

Rồi đi qua Quảng Ninh

Gặp 1 thằng Trung Quốc.

Bình luận (0)
Trương Mỹ Hoa
21 tháng 3 2016 lúc 20:57

Từ ngày còn thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tình yêu thương cha mẹ

Con nào có thể quên!

 

Mẹ là đôi cánh xanh

Đưa con bay thật xa

Đến mọi nơi yên bình

Mang trong mình hạnh phúc.

 

Bố là tấm chắn sắt

Bảo vệ con bao ngày

Để con được vui vẻ

Ở mái nhà thân thương.

 

Tình yêu của cha mẹ

Dành cho con suốt đời

Thật cao cả biết bao

Làm sao trả cho hết?

                       Bài này tự chế, không có vần -> Đừng ném đá.

 

Bình luận (0)
Higurashi Kagome
Xem chi tiết
Yuuki Akatsuki
18 tháng 8 2018 lúc 20:25

Hôm qua, ba cho quét vôi lại nhà, em thấy mấy chú công nhân làm việc rất hăng say, nhưng em thích nhất là chú thợ quét vôi ngoài cổng.

Chú còn trẻ lắm, trạc hai mươi tuổi. Thân hình khỏe mạnh, lực lưỡng, chú cao khoảng một mét bảy mươi, nước da đen sạm vì phải đứng nắng quá nhiều. Mặt chú tròn, đôi mắt to đen nhánh có vẻ tinh nghịch nép dưới hàng lông mày rậm, cái mũi cao, miệng rộng luôn huýt sáo. Tóc chú cắt ngắn gọn gàng, chú mặc bộ quần áo công nhân xanh lá cây đã sờn vai áo. Đầu chú đội chiếc nón vải lấm chấm vết sơn, dưới chân là đôi dép nhựa đã cũ.

Chú hoạt động liên tục, một tay chú cầm chổi quét vôi, tay kia cầm thùng đựng vôi, chú nhúng chổi vào thùng, đập vài cái lên mạn thùng cho rớt bớt vôi xuống rồi quét lên tường một cách khéo léo, đều đặn, cứ thế bức tường của nhà em đã dần dần hiện lên màu xanh ve rất đẹp theo nhịp tay của chú. Chú vừa làm vừa huýt sáo với vẻ yêu đời, thỉnh thoảng chú dừng lại nói một vài câu bông đùa với các chú công nhân làm việc bên trong, làm cho không khí lao động thêm vui nhộn. Làm được một lúc, chú dừng lại uống nước và ngắm lại bức tường xem mình đã quét đều đặn hay chưa. Hết vôi, chú lại đổ nước, cho thêm vôi, màu ve vào thùng, đôi tay chú nhanh nhẹn, đổ nước quấy một cách đều đặn. Em say mê ngắm chú làm việc mà cứ ngỡ mình cũng đang làm việc cùng với chú.

Em rất thích thái độ lao động của chú, chú đã góp phần làm cho mọi ngôi nhà thêm đẹp và sáng sủa. Em mong sao đất nước mình có nhiều người thợ làm việc cần cù để tô điểm và xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp.

Bình luận (0)
Maknae
18 tháng 8 2018 lúc 20:25

Chú ấy rất giỏi

Bình luận (0)
Yuuki Akatsuki
18 tháng 8 2018 lúc 20:25

Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.

Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:

- Gạch 

- Vữa



 

Bình luận (0)