Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào? Dòng điện xoay chiều xuất hiện khi nào? Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
1. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào ? Dòng điện cảm ứng đổi chiều khi nào ?
2. Dòng điện xoay chiều là gì ? cách tạo ra dòng điện cảm ứng? cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều ?
3. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ?
4. Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì ? Ví dụ ?
5.Truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây tải điện hao, một phần điện năng hao phí do đâu? Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện người ta làm thế nào ?
cần gấp ạ
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ? Cách tạo ra dòng điện cảm ứng? Dòng điện xoay chiều là gì? Các tác dụng của dòng điện xoay chiều ?
-Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên
-Cách để tạo ra dòng điện cảm ứng là đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vao trong một cuộn dây dẫn kín , khi đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng giảm liên tục (biến thiên )
-Dòng điện luân phiên đổi chiều là dòng điện xoay chiều
- Tác dụng của dòng điện xoay chiều là tác dụng nhiệt, tác dụng quang , tác dụng từ
1. Giải thích sự xuất hiện của dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín
2. Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Nêu rõ các cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
3. Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều và một số ứng dụng của các tác dụng này?
Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín
A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện.
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín.
Đáp án A
Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi ta cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện → trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng từ
Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
→ Đáp án D
Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng từ.
Đáp án: D
Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng
=>Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện
câu 1: DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG TRONG CUỘN DÂY DẪN KÍN ĐỔI CHIỀU KHI NÀO?NÊU CÁC CÁCH TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU?
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Tổng hợp 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Cách thứ nhất: Đặt một cuộn dây dẫn quay bên trong từ trường: Cho 1 cuộn dây dẫn kín quay quanh 1 trục thẳng đứng trong từ trường của 1 nam châm.Cách thứ hai: Đặt nam châm quay xung quanh trước cuộn dây dẫn kín.- Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi.
- Tạo ra dòng điện xoay chiều bằng các cách:
+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
+ Cho cuộn dây quay trong từ trường.
- Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm nên xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
Trường hợp trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều: Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn không biến đổi
→ Đáp án D