Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thái Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 1 2017 lúc 21:36

1. Điều ước ( Thơ 5 chữ )

Đã năm năm học tập

Đã bao lần buồn vui

Giờ phải xa mái trường

Lòng bồi hồi nhớ thương.

Nếu có một điều ước

Tôi ước được trở về

Tuổi học sinh tiểu học

Ngây thơ mà dễ thương.

2. Mùa hạ chia tay ( Thơ 5 chữ )

Khi hoa phượng rực lửa

Khi tiếng ve râm ran

Trên những tán lá bàng

Báo hiệu mùa hè đến.

Tạm biệt bạn thân mến

Và thầy cô thân thương

Sắp phải xa mái trường

Lòng học trò vấn vương.

Trường Tiểu học thân thương

Đã năm năm gắn bó

Giờ chia xa mãi nhớ

Về mái trường - thầy cô.

Mình có tham khảo 1 số câu thơ vào bài thơ của mình nhé.

Nguyễn Thị Bích Thủy
25 tháng 1 2017 lúc 21:37

Sáng sớm mùa Hè
Trời thật mát mẻ
Gió thổi nhè nhẹ
Nắng ghé xuống sân.


Bình Trần Thị
25 tháng 1 2017 lúc 21:47

Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa

Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa

Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương

Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

nguyễn hoàng quan anh
Xem chi tiết
Phùng Anh
Xem chi tiết
MinMin
6 tháng 10 2021 lúc 6:31

Tham khảo:

Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Đinh Hải Tùng
10 tháng 12 2023 lúc 19:05

Đề bài dài v bạn

Citii?
10 tháng 12 2023 lúc 19:07

                                         **Tham khảo**

Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc. 

huongff2k3
Xem chi tiết
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 15:45

Tham khảo:

Nhà bà Thìn thì gần nhà bà Đào, gần nhà bà Đào là nhà bà Hồng, vì nhà bà Đào trồng hành và trồng cà và dành tiền làm nhà. Chiều chiều bà Thìn nhìn bà Đào lùa bò và gà rồi về nhà thèm thuồng vì bà dành nhiều tiền, còn bà Hồng thì về nhà ngồi thiền buồn phiền vì bà Đào nhiều tiền và làm nhà.

Thục Anh Vũ
Xem chi tiết
Queen
Xem chi tiết
SURIN :)))
Xem chi tiết
Trần Nhật Huy
28 tháng 10 2021 lúc 11:53

bạn tham khảo nhe 

4. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí - mẫu 3

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

nthv_.
28 tháng 10 2021 lúc 11:53

tham khảo:

Những người lính là những người nông dân nghèo, chất phác, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng đều có chung một ý chí, khát vọng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. " Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ở họ còn toát lên những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thiết " Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động. " Đồng chí ", hai tiếng ấy thôi như làm bừng sáng cả bài thơ, sục sôi tinh thần đoàn kết của những người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy phải trải qua nhiều những vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường, những trận ốm đau ác liệt, người lính vẫn giữ vững một tinh thần thép, một ý chí sắt đá để đấu tranh chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ " Đồng chí" được nhà thơ thể hiện vô cùng rõ nét. Họ quả thật là những con người đáng để ngưỡng mộ! 

Câu bị động : Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động.

Phép thế: người lính - họ

Lê Bích
Xem chi tiết