Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương Mai
HELP ME!!! Tác phẩm Đi bộ ngao du Câu 1: em hiểu gì về tiêu đề trên? Có phù hợp với bài hay không? Câu 2: phép lập luận nào đc sử dụng chủ yếu trong tp, vì sao? Câu 3: tác giả sử dụng câu văn(nghi vấn, trần thuật,...) gì?Mục đích? Câu 4: tác giả sử dụng ngôi kể gì? Khi nào thì sử dụng các ngôi kể đó? Câu 5: những điều thú vị gì được tác giả liệt kê khi đi bộ? Câu 6: tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong quá trình lập luận? Từ đó bạn hiểu tác giả muốn chỉ ra những lợi ích nào...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Phương Mai
Xem chi tiết
Tịnh Thi
18 tháng 3 2019 lúc 22:01

Mk tóm tắt như thế nào rùi cái nào bn hiểu đc thì bn làm nhé!!

Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học lỗi lạc của nước Pháp trong thế kỉ XVIII.

Trích đoạn “Đi bộ ngao du ” gồm có 3 đoạn văn; mỗi đoạn văn là một luận điểm:

- Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do.

- Đi bộ ngao du rất có ích, vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la.

- Đi bộ ngao du vô cùng thú vị.

a - Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do.

Ở Pháp và Tây Âu trong thế ki XVIII đi ngựa là sang trọng, văn minh. Nhưng Ru-xô đã so sánh và khẳng định: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du rất thoải mái và chủ động: có thể đi hay dừng, có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, xem xét tất cả tùy thích. Có thể đến với bao cảnh đẹp, cảnh lạ đó đây: một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động, một mỏ đá... Đến đâu ưa thích thì ta lưu lại đấy, lúc nào thấy chán thì bỏ đi. Đi bộ ngao du rất tự do, ta chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm, có thể đi theo nhũng con đường mà ta thích: Gặp thời tiết xấu thì ta đi ngựa. Chẳng hề vội vã... Ê-min to khỏe, không mỏi mệt, em tìm được nhiều thú để giải trí, để làm việc, để vận động chân tayề

b - Đi bộ ngao du rất có ích.

Đi bộ ngao du là để quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-let, Pla-tông và Pi-ta-go. những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hy Lạp thời cổ đại. Đi bộ ngao du là để xem xét những tài nguyên, là để biết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy. Là để phát triển hứng thú với tự nhiên học: xem xét một khoảnh đất mà mình đi qua, ghè một vài mẩu của lèn đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh để làm nòi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của “những triết gia phòng khách” thì có đủ "các thử linh tinh” vì họ “chỉ biết gọi tên” nhưng "“chẳng có một ỷ niệm gì về tự nhiên cả". Trái lại, phòng sưu tập của Ê-min là phòng sưu tập “cả trái đất “phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa có thể so sánh với các công trình của Đô-băng-tông (1716 - 1800), nhà tự nhiên học lừng danh của nước Pháp.

Qua đó, Ru-xô đã đề cao con người tự nhiên; ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên để mở mang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nếu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan điểm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn có nhiều ý nghĩa.

c - Đi bộ ngao du vô cùng thú vị

Đi bộ ngao du còn làm cho sức khỏe "được tăng cường”, tính khí trở nên “vui vẻ” Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng “ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm” thì tâm hồn bệnh hoạn: "mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ". Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan, yêu đời: "luôn luôn vui vẻ', khoan khoái và hài lòng với tất cà"; ăn ngon miệng hơn dù “bữa cơm đạm bạc”, ngủ ngon giấc hơn, dù “cái giường tồi tàn”. Người ta có lúc phải phóng xe trạm cho nhanh, cho được việc, nhưng muốn ngao du thì phải đi bộ. Thú vị của đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu sống và yêu đời hơn.

Cách viết của Ru-xô rất thâm trầm, giản dị. Qua các ngồi thứ: “tôi, ta, Ê- min”, ông đã làm cho giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự. Lí lẽ, dẫn chứng ông nêu ra là sự thật hiển nhiên, là chân lí, đầy sức thuyết phục. Có lúc tác giả sử dụng so sánh một cách hóm hỉnh để khẳng định lí lẽ, quan điểm của mình. Lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận của Ru-xô rất mạch lạc và khúc chiết, sáng tỏ và sâu sắc khi khẳng định một chân lí: đi bộ ngao du rất thoải mái và tự do, rất bổ ích và thú vị. Ai cũng nên biết, cần biết đi bộ ngao du để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách, thể lực, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị.

Đọc trích đoạn “Đi bộ ngao du" của Ru-xô, hơn bao giờ ta thêm sáng tỏ: học trong tự nhiên rộng lớn, học trong cuộc sống muôn màu là một trong những cách học tích cực nhất, có giá trị nhất.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 4 2017 lúc 6:00

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 7 2019 lúc 3:16

Chọn đáp án: C

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 19:47

Phương pháp giải:

- Đọc đoạn văn cuối.

- Xác định kiểu câu được tác giả sử dụng chủ yếu.

Lời giải chi tiết:

- Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ.

- Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời tăng sự bộc lộ cảm xúc trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.

Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:55

Tác giả đã lập luận theo phương pháp quy nạp. Trước khi dẫn người đọc đến nhận định của mình về những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến, Chu Văn Sơn đã lí giải ý nghĩa của câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”, trong đó, đã cắt nghĩa sắc thái nghĩa của từng từ như “cần”, “lơ phơ”, “hắt hiu”.

 
Minh Ngoc
Xem chi tiết
sky12
28 tháng 5 2022 lúc 10:59

- Đoạn văn thứ 2 tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu cầu khiến xét theo mục đích nói.

- Việc sử dụng kiểu câu đó có tác dụng dùng để khuyên bảo 

Đặng Thị Linh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
4 tháng 2 2021 lúc 21:59

câu 1 tham khảo:

Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm đầy cảm động và sâu sắc về tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.

 

Câu chuyện của ông Sáu và bé Thu khiến cho em hiểu được rằng, tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh thì tình cảm ấy cũng không bao giờ bị dập tắt.

Qua câu chuyện, em càng thêm yêu thương và biết quý trọng tình phụ tử, tình cảm gia đình sâu nặng. Đồng thời, ta càng thêm căm ghét chiến tranh - thứ đã đem đến bao đau thương mất mát cho con người, khiến con mất cha, vợ mất chồng. 

=> Chiếc lược ngà là một tác phẩm văn nghệ hay, sâu sắc, mang đến những giá trị tinh thần tốt đẹp và đáng quý cho người đọc.

Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Mai Enk
Xem chi tiết
Trần Trần
14 tháng 12 2021 lúc 22:05

Yêu cầu ở đâu v🤔