Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu khuyên nhân vật người anh ko nên có những suy nghĩ ko tốt như vậy
nhanh lên nha mình cần gấp
Câu 1: Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về việc thể hiện lòng yêu nước của học sinh.(ko chép trên mạng nha)
Câu 2: Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu về bài học mà em rút ra được qua câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng".(ko chép trên mạng nha)
Câu 3: Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của người thầy thuốc.(ko chép trên mạng nha)
GIÚP MK VS NHA MỌI NGƯỜI , MK ĐG CẦN GẤP TRONG NGÀY HÔM NAY!
Câu 2:
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
Từ nội dung bài hạt gạo làng ta em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của em về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên
ai giúp mình được ko ,xin đấy
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện '' Bức tranh của em gái tôi ''
Làm ơn giúp mình đi !!!
Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Sau khi biết người em vẽ về mình người anh cảm thấy thật áy náy. người em hồn nhiên, tạo chế màu vè, ham học vẽ. Cái tên mèo( len nhem, xấu xí) do người anh đặt không hề làm cho phương mất lòng. Khi phát hiện tài năng hội họa, Phương vẫn đối xử với mọi người bình thường. Dù cho người anh xét nét gắt ụm lên, nhưng Phuong vẫn luôn yêu quý anh. vẫn chon anh làm đối tượng vẽ trang vì anh là" Thân thuột nhất". Kiều phương là một người vô cùng độ lượng và nhân hậu. và sự nhân hậu đó đã làm người anh có cái nhìn đúng hơn về em gái và mọi người
E hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của e về nhân vật thánh Gióng, trog đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép,biện pháp so sánh
đag cần gấp
ko chép mạng nha
Lưu ý đánh dấu từ láy và từ ghép,biện pháp so sánh rõ ràng
Nhân vật Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu về người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Nhân vật này được xây dựng mang những vẻ đẹp tiêu biểu của người anh hùng trong quan niệm của nhân dân ta. Trước hết là sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. Một hôm, người mẹ của Gióng đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Gióng sinh ra nhưng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Không chỉ là sự ra đời, quá trình trưởng thành của Gióng cũng khác thường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Khi giặc đến gần bờ cõi, Gióng bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ - mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng đã đánh tan quân giặc, bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù xâm lược. Sau khi đánh giặc xong, Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam, khiến cho người đọc càng thêm yêu mến và cảm phục.
từ câu tục ngữ có chí thì nên em hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu để nói lên suy nghĩ của mình về lời khuyên đó
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu nhận xét về một nhân vật trong một tác phẩm mà em đã được học có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng
Chỉ 5 đến 7 câu thôi nha. Mọi người làm hộ mình với mình đang cần gấp
Gợi ý nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" nha:")
Một số ý chính:
- Ngoại hình của Dế Mèn: chóng lớn là một thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng.
+ có những chiếc vuốt ở chân cứng, nhọn đầy sự lợi hại.
+ đôi cánh như cái áo dài kín tới đuôi, mỗi khi vũ lên thì nghe tiếng phành phạch giòn giã.
-> lúc đi bách bộ thì trông rất ưa nhìn.
+ đầu to nổi ra từng tảng.
+ có hai cái răng đen nhánh, sợi râu dài uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
- Tính cách của Dế Mèn:
+ hãnh diện, tự tin với vẻ ngoài bản thân: hãnh diện với bà con về cặp râu của mình, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu.
+ thích tỏ vẻ ra kiểu con nhà võ: đi đứng oai vệ, mỗi bước làm điệu dún dẩy cái khoeo chuẩn, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
+ bạo tợn, hung hăng thích gây gổ với mọi người xung quanh: thích cà khịa tất cả bà con trong xóm.
+ tự cho là bản thân giỏi giang, tính xốc nổi nhưng tưởng lần mình là tài ba.
+ khinh thường Dế Choắt nhỏ bé, không muốn giúp đỡ chính người hàng xóm của mình: không nhận lời đào tổ giúp Dế Choắt còn nói rằng: "Đào tổ nông thì cho chết".
+ hung hăng bậy bạ, kiêu căng, láo toét thích chọc đùa quá trớn với chị Cốc.
=> Hậu quả của Dế Mèn: gây ra cái chết cho chính người bạn của mình là Dế Choắt.
=> Nhân vật Dế Mèn là điển hình cho những người có thói khoe khoang, kiêu căng, hống hách, ăn nói vồn vã, hành động không biết suy trước nghĩ sau trong xã hội; tượng trưng cho những người có không có lòng yêu thương trong cuộc sống, không biết giúp đỡ người khác mà còn hay cà khịa, tự cho mình giỏi, suy nghĩ nông cạn xấu xa muốn cho người ta thất bại/ gặp điều xui xẻo.
- Mở rộng hơn:
+ Tuy ở Dế Mèn có nhiều điểm đáng trách nhưng nhân vật này vẫn có tính mà ta đáng khen là sự biết ăn năn, hối lỗi sau sai phạm của bản thân.
- Kết luận: chúng ta sống ở đời không nên có những tính cách như nhân vật Dế Mèn mà cần tập luyện cho bản thân sự khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, sống yêu thương hòa đồng.
câu 1:trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên,những từ nào là động từ ,danh từ?
câu 2:trong 5 điều Bác dạy có bao nhiêu từ ghép ,từ láy?
câu 3:viết một đoạn văn 6 đến 10 câu trong đó có 2 danh từ chỉ sự vật và 2 danh từ chỉ đơn vị
câu 4:viết đoạn văn ngắn 6 đến 8 câu, nêu suy nghĩ của em về nhân vật truyền thuyết (cổ tích)mà em yêu thích
câu 5:kể về một việc tốt mà em đã làm
ĐG CẦN GẤP
giúp em đi ạ, em cần gấp lắm!
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng trình bày ý kiến của em về câu sau: “Những người đàn ông này không nghĩ mình là anh hùng”
Viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) trình bày suy nghĩ , cảm xúc về nhân vật người anh trong câu chuyện:''Bức tranh của em gái tôi'' (Tạ Duy Anh).
Sau khi học xong tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi thấy được tài hội họa của em gái Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh dần dần có những thay đổi. Đầu tiên là cảm giác buồn và muốn khóc, thậm chí là xem lén những bức tranh của em. Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm em gái hơn mình, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi. Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ đó chính là do sự đố kỵ từ trái tim. Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: sự ngỡ ngàng đến hãnh diện, rồi cuối cùng là sự xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như người anh trong tranh của em gái. Và đó cũng là điều mà em ghi nhớ nhất ở nhân vật này: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
đứng trước bức tranh em gái vẽ mình người anh giật mình sững người .Chẳng hiểu sao anh phải bám chặt lấy tay mẹ.thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng,rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ.Dưới con mắt của em gái,anh trai hoàn hảo đến thế ư?Anh trai nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:"Anh trai tôi".Vậy mà dưới mắt anh thì....
-Con đã nhận ra con chưa ? -Mẹ vẫn hồi hộp
Người anh không trả lời vì anh muốn khóc quá.Bởi vì nếu nói với mẹ,anh nói rằng :"Không phải con đâu,đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!"